Cơ sở khoa học nghiên cứu về ưu thế lai

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 (trống đông tảo x mái lương phượng) nuôi tại thái nguyên (Trang 30)

Theo các tác giả Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Minh Hoàn, Lê Đình Phùng (2006) [11], ưu thế lai được Shull (1914) đưa ra và được Snell (1961) thảo luận định nghĩa này trong nhân giống. Có thể hiểu ưu thế lai theo nghĩa toàn bộ là sức sống, sức miễn kháng đối với bệnh tật và các tính trạng sản xuất của con lai được nâng cao. Mặt khác có thể hiểu ưu thế lai trong từng mặt, từng tính trạng một; có khi chỉ một vài tính trạng phát triển còn các tính trạng khác có khi giữ nguyên như khi chưa tiến hành lai giống, thậm chí có tính trạng còn giảm đi.

Sự tăng về sức sống, độ lớn, sức sinh sản, tốc độ phát triển, khả năng chống đỡ với bệnh tật và những thay đổi của khí hậu thời tiết biểu hiện ở cơ thể lai so với cơ thể bố mẹ, kết quả của sự kết hợp giữa các giao tử của bố, mẹ ở cơ thể con lai được gọi là ưu thế lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo Dương Mạnh Hùng (2004)[15], ưu thế lai cao nhất ở thế hệ F 1, ưu thế lai ở thế hệ F 2 (giao phối F 1 x F1, hoặc giữa F 1 với dòng bố, mẹ khởi đầu) chỉ bằng ½ ưu thế lai ở F 1.

Thực tế trong chọn giống chăn nuôi gia cầm gần đây cho thấy : Sản lượng trứng cao của các giống gà hướng trứng; sự tăng trọng nhanh, tầm vóc lớn của các giống gà hướng thịt; khả năng sử dụng thức ăn tốt của các dòng gà gần đây đã trở thành nổi tiếng trên thế giới không thể tách rời khỏi sự lai tạo và sử dụng ưu thế lai.

Trong chăn nuôi gia cầm hướng trứng , để nhận được ưu thế lai cao người ta thường sử dụng các phương pháp lai đó là: Lai giữa các giống, lai giữa các dòng và lai hỗn hợp từ 2, 3, 4 dòng hợp lại.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 (trống đông tảo x mái lương phượng) nuôi tại thái nguyên (Trang 30)