Sinh trưởng tương đối

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 (trống đông tảo x mái lương phượng) nuôi tại thái nguyên (Trang 59)

Với những kết quả thu được của quá trình theo dõi về sinh trưởng tích lũy của các ô thí nghiệm qua các giai đoạn , diễn biến của mức độ sinh trưởng tương đối được thể hiện qua bảng 3.4 (trang 52).

Kết quả sinh trưởng tương đối được thể hiện qua bảng 3.4 cho thấy sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ở giai đoạn sơ sinh đến 1 tuần tuổi là cao nhất ở tất cả các ô thí nghiệm: 86,26% ( TN1) ; 86,50% ( TN2) và 87,03% (TN3), tốc độ sinh trưởng tương đối giảm dần theo các tuần tuổi tuân theo quy luật sinh trưởng chung của gia cầm; gia cầm non sinh trưởng nhanh ở giai đoạn đầu và sau đó giảm dần theo sự tăng lên của lứa tuổi . Điều này thể hiện rõ nhất kh i nghiên cứu kết quả của sinh trưởn g tích lũy TN1 ở tuần tuổi 8 là

Tuần tuổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

23,68% nhưng đến giai đoạn kết thúc thí nghiệm ở tuần tuổi 13 kết quả chỉ còn 5,88% tính chung cho cả trống và mái .

Bảng 3.4: Sinh trƣởng tƣơng đối của gà thí nghiệm (%)

Giai đoạn (tuần)

Thí nghiệm 1 (n = 3) Thí nghiệm 2 (n = 3) Thí nghiệm 3 (n = 3)

Trống Mái TM Trống Mái TM Trống Mái TM

SS-1 86,26 86,50 87,03 1-2 60,07 60,22 63,75 2-3 41,82 44,03 45,80 3-4 37,06 31,72 34,39 35,88 33,01 34,45 39,53 38,21 38,87 4-5 29,96 29,18 29,57 29,49 27,38 28,44 34,36 28,74 31,55 5-6 29,40 25,76 27,58 27,88 25,13 26,50 26,14 22,51 24,32 6-7 26,81 22,10 24,46 24,54 20,82 22,68 22,09 19,35 20,72 7-8 23,29 24,07 23,68 20,70 19,17 19,93 20,67 18,40 19,54 8-9 18,59 21,24 19,92 18,17 18,24 18,20 16,52 18,14 17,33 9-10 15,55 16,37 15,96 15,35 16,54 15,95 13,36 12,11 12,73 10-11 11,69 12,54 12,12 12,50 12,46 12,48 9,97 9,22 9,60 11-12 9,90 8,56 9,23 9,96 9,52 9,74 6,31 7,75 7,03 12-13 6,50 5,27 5,88 7,39 8,28 7,84 4,29 5,32 4,81

Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy , tất cả các ô gà thí nghiệm đều có mức độ sinh trưởng tương đối giảm dần trong quá trình chăn nuôi , thời gian nuôi càng kéo dài thì chỉ số này càng giảm, do đó hiệu quả chăn nuôi sẽ giảm dần theo thời gian . Hiệu quả chăn nuôi sẽ càng cao nếu càng rút ngắn thời gian chăn nuôi , vì vậy cần cân đối đủ khẩu phần ăn cho gà phù hợp với từng giai đoạn chăn nuôi đồng thời cho thấy thời điểm kết thúc quá trình chăn nuôi đúng lúc sẽ giảm chi phí , nâng cao hiệu quả chăn nuôi .

Để nhận thấy rõ hơn về khả năng sinh trưởng tương đối của gà nuôi trong các ô thí nghiệm có tốc độ giảm dần theo các giai đoạn , kết quả thí nghiệm đượ c biểu diễn qua hình 3.3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 90,00 100,00 SS-1 1-2 2-3 3-4 4-5 5-6 6-7 7-8 8-9 9-10 10-11 11-12 12-13 Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3

Hình 3.3. Đồ thị sinh trƣởng tƣơng đối của gà thí nghiệm

Qua đồ thị thể hiện rõ nét hơn về khả năng sinh trưởng của gà lai giữa 2 phương thức nuôi : Nuôi bán chăn thả có TGST dài hơn nuôi nhốt và gà lai có TGST dài hơn gà Lương Phượng ở cùng phương thức nuôi bán chăn thả .

3.3. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu thức ăn

3.3.1. Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày

Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày phụ thuộc vào giống , tính biệt , hướng sản xuất , ngoài ra khả năng ăn của gà còn phản ánh tình trạng sức khoẻ, tốc độ sinh trưởng của đàn gà và chất lượng của thức ăn. Khả năng tiêu thụ thức ăn của đàn gà phụ thuộc vào các yếu tố như: Nhiệt độ, ánh sáng, chất lượng thức ăn, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, tác động ngoại cảnh,... Chúng tôi đã tiến hành theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi, kết quả được biểu hiện ở bảng 3.5

Tuần tuổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.5. Khả năng tiêu thụ thức ăn (g/con/ngày)

Tuần tuổi

Thí nghiệm 1 (n = 3) Thí nghiệm 2 (n = 3) Thí nghiệm 3 (n = 3)

Trong

tuần Cộng dồn

Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn 1 11,06 77,44 11,94 83,56 12,27 85,86 2 16,89 195,68 20,20 224,97 22,68 244,64 3 24,87 369,75 28,57 424,97 31,96 468,37 4 35,59 618,89 38,74 696,16 38,74 739,56 5 46,48 944,23 49,88 1.045,31 54,42 1.120,51 6 60,10 1.364,92 61,50 1.475,82 68,24 1.598,17 7 72,41 1.871,82 71,92 1.979,24 75,11 2.123,95 8 79,31a 2.426,99 83,95a 2.566,87 86,01b 2.726,02 9 92,26 3.072,83 96,22 3.240,41 98,86 3.418,06 10 100,55 3.776,66 101,83 3.953,21 102,82 4.137,79 11 105,89 4.517,92 109,62 4.720,58 109,01 4.900,85 12 109,15 5.282,00 111,50 5.501,06 111,00 5.677,86 13 111,67a 6.063,69 112,78a 6.290,54 114,48a 6.479,25 Tính chung 66,63 - 69,13 - 69,32 -

Ghi chú: Chữ cái trên đầu số chỉ khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm giống nhau biểu thị không có sự sai khác thống kê (P > 0,05).

Qua bảng 3.5 ta thấy lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày của gà tăng dần từ tuần tuổi thứ nhất đến kết thúc thí nghiệm ở tuần tuổi thứ 13 và đạt cao nhất ở tuần tuổi 13. Sự tăng lên này phù hợp với sự tăng dần về khối lượng của cơ thể gà. Khả năng tiêu thụ thức ăn của các ô thí nghiệm trong cả giai đoạn nuôi ta thấy ở các ô thí nghiệm có sự chênh lệ ch thay đổi theo từng giai đoạn : Ở tuần tuổi thứ 4, mức thu nhận thức ăn ở ô TN 1 là 35,59/con/ngày; ở TN2 và TN3 là 38,74g/con/ngày; Ở 8 tuần tuổi khả năng tiêu thụ thứ c ăn của gà TN1 là 79,31g/con/ngày, ở TN2 là 83,95 và TN3 là 86,01g/con/ngày. Ở giai đoạn kết thúc thí nghiệm 13 tuần tuổi ở TN 1 là 111,67g, TN2 là 112,78g và ở TN3 đạt 114,48g/con/ngày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ kết quả trên cho thấy phương thức nuôi ảnh hưởng rất rõ nét đến khả năng thu nhận th ức ăn của gà thí nghiệm . Gà được nuôi nhốt có khả năng sử dụng thức ăn tốt hơn thể hiện qua mức độ chênh lệch tính đến tuần tuổi thứ 6 mức thu nhận thức ăn ở phương thức nuôi nhốt (TN1) là 1.364,92g/con so với nuôi bán chăn thả ở TN2 là 1.475,82g/con; ở tuần tuổi 13 mức độ thu nhận thức ăn ở TN1 là 6.063,69g/con, thấp hơn ở TN2 là 6.290,54g/con, bằng 96,39%. Sự thay đổi này phụ thuộc vào gà nuôi theo phương thức bán chăn thả tiêu tốn năng lượng nhiều hơn cho sự vận động . Sự chênh lệch này do ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi và khả năng thu nhận thức ăn của giống gà ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau .

Với cùng phương thức nuôi bán chăn thả , khả năng thu nhận thức ăn của gà nuôi ở TN 2 thấp hơn TN3, đặc biệt chăn nuôi ở giai đoạn 2, khả năng này phụ thuộc vào giống với các đặc điểm sinh trưởng theo từng giai đoạn khác nhau, gà lai F1 có thời gian sinh trưởng chậm hơn ở thời kỳ đầu và kéo dài ở thời kỳ sau.

Tốc độ thu nhận thức ăn tăng nhanh ở các tuần đầu và giảm dần ở những tuần cuối, điều đó liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng cung cấp cho sinh trưởng ở gà con lớn hơn và giảm dần theo các tuần tuổi, ở các tuần cuối giai đoạn chăn nuôi lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày có xu hướng ổn định . Nguyên nhân do ở các tuần tuổi đầu gà còn nhỏ , khẩu phần duy trì thấp nên tiêu tốn thức ăn thấp . Để nhận thấy rõ hơn khả năng sử dụng thứ c ăn ta dựa vào chỉ tiêu mức độ tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của các lô thí nghiệm.

3.3.2. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng

Trong chăn nuôi nói chung , gia cầm nói riêng , chỉ tiêu về mức độ tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng rất quan trọng thể hiện hiệu quả sản xuất của gia cầm vì thức ăn chiếm 70 - 80% giá thành sản phẩm, giảm chi phí thức ăn là biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế lớn nhất. Nghiên cứu chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn cho kg tăng khối lượng rất có ý nghĩa trong xây dựng kế hoạch và hạch toán hiệu quả chăn nuôi . Kết quả theo dõi về hiệu quả sử dụng thức ăn của thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.6.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.6. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lƣợng (kg)

Tuần tuổi

Thí nghiệm 1 (n = 3) Thí nghiệm 2 (n = 3) Thí nghiệm 3 (n = 3) Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn

1 1,56 1,56 1,68 1,68 1,65 1,65 2 1,67 1,63 1,99 1,86 1,97 1,84 3 2,15 1,84 2,31 2,05 2,26 2,02 4 2,56 2,07 2,71 2,26 2,12 2,06 5 2,83 2,28 3,09 2,48 2,58 2,21 6 2,94 2,45 3,10 2,64 3,17 2,43 7 3,07 2,59 3,31 2,78 3,27 2,59 8 2,74 2,63 3,56 2,93 3,25 2,71 9 3,06 2,71 3,70 3,06 3,53 2,85 10 3,48 2,82 3,78 3,17 4,27 3,02 11 4,20 2,98 4,50 3,33 5,38 3,24 12 5,09 3,17 5,24 3,51 6,96 3,50 13 7,56 3,43 6,07 3,71 9,91 3,80

Qua bảng 3.6 chúng tôi thấy tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng các ô thí nghiệm đều cho kết quả tăng dần từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 13, điều này đúng với quy luật sinh trưởng của gia cầm nói chung. Kết quả thí nghiệm cho thấy trong giai đoạn sinh trưởng từ tuần 1 đến tuần 5 mức độ tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn luôn ở mức thấp . Từ tuần thứ 8 đến tuần 13, chi phí thức ăn /kg tăng khối lượng không ngừ ng tăng , cao nhất ở tuần 13 ở mức 7,56kg ở thí nghiệm 1; 6,07kg ở thí nghiệm 2 và ở thí nghiệm 3 là 9,91kg, tương ứng với mức độ tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng cộng dồn đến tuần 13 là 3,43kg ở TN 1, 3,71kg ở TN 2 và TN3 là 3,80kg. Sự sai khác này giữa các ô thí nghiệm thể hiện khả năng sử dụng thức ăn giữa các gi ống và phương thức chăn nuôi .

So sánh hiệu quả sử dụng thức ăn giữa 2 phương thức nuôi cho thấy có sự chênh lệch , đến tuần 13 các ô thí nghiệm theo phương thức nuôi nhốt tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng bằng 92,45% nuôi bán chăn thả , tương ứng 0,28kg thức ăn/kg tăng khối lượng . Điều đó cho thấy chăn nuôi gà lai F1 theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phương thức nuôi nhốt hiệu quả sử dụ ng thức ăn cao hơn chăn nuôi theo phương thức bán chăn thả.

So sánh với h iệu quả sử dụng thức ă n của gà lai F 1 nuôi bán chăn thả với gà Lương Phượng thuần cùng phương thức nuôi cho thấy ở giai đoạn đầu tiêu tốn thức ăn của gà lai (TN2) cao hơn. Cụ thể giai đoạn 4 tuần tuổi tiêu tốn ở TN2 là 2,26kg/kg tăng khối lượng còn ở TN3 là 2,06; giai đoạn 8 tuần tuổi là 2,93 và 2,71 kg. Ở cuối giai đoạn nuôi thí nghiệm, tiêu tốn ở TN3 cao hơn TN2 là 3,71 và 3,80 kg/1kg tăng khối lượng , sự thay đổi này do đặc điểm sinh trưởng của gà lai F1 kéo dài hơn gà Lương Phượng .

So với kết quả nghiên cứu trên gà Lương Phượng thuần nuôi trong vụ thu đông của Đào Văn Khanh (2001)[17] cho kết quả gà Lương Phượng nuôi thả vườn 12 tuần tuổi tiêu tốn TĂ /kg tăng khối lượng là 3,0kg (trống) và 3,59kg (mái), Tác giả Nguyễn Văn Minh (2000)[25] nghiên cứu trên gà lai F 1 (Lương Phượng x Ri ) cho kết quả ở 12 tuần tuổi tiêu tốn 3,19kg TĂ/kg tăng khối lượng . Như vậy thí nghiệm của chúng tôi chi phí thức ăn /kg tăng khối lượng cao hơn các kết quả đã nghiên cứu 0,3 - 0,35kg. Kết quả nghiên cứu này tương đương với kết quả nuôi gà lai VP 2 của Nguyễn Huy Đạt và CS (2009)[6] gà VP2 có mức độ tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng ở 8 tuần tuổi là 2,82kg.

Kết quả nghiên cứu cho thấy đ ối với cả 2 phương thức chăn nuôi gà thí nghiệm tại Thái Nguyên đều cho thấy thời gian chăn nuôi càng kéo dài thì chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng sẽ ngày càng tăng cao , dẫn đến hiệu qu ả kinh tế trong chăn nuôi ngày càng giảm.

3.3.3. Tiêu tốn protein thô (CP) và NLTĐ (ME) cho 1kg tăng khối lượng

Trong chăn nuôi việc nghiên cứu hiệu quả của sử dụng thức ăn liên quan rất lớn đến chất lượng , chủng loại và thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng lứa tuổi , vì vậy ngoài chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn về khối lượng để đánh giá cụ thể và chi tiết hơn cần xác định chỉ tiêu tiêu tốn CP và ME .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3.3.1. Tiêu tốn protein thô (CP)

Để nhận biết rõ hơn khả năng sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm , từ kết quả tính toán về mức độ tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ta xác định được chi phí lượng p rotein thô có trong thức ăn để có được 1 kg tăng khối lượng , kết quả được thể hiện ở bảng 3.7

Bảng 3.7. Mƣ́c độ tiêu tốn protein thô/kg tăng khối lƣợng (g/kg)

Tuần tuổi

Thí nghiệm 1 (n = 3) Thí nghiệm 2 (n = 3) Thí nghiệm 3 (n = 3)

Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn 1 296,58 296,58 318,55 318,55 312,72 312,72 2 317,89 309,10 377,83 353,40 374,77 350,37 3 408,78 349,19 438,00 388,74 429,68 384,25 4 461,00 373,24 487,71 407,11 381,12 370,11 5 509,40 411,10 556,28 447,16 463,97 397,45 6 528,92 441,41 558,17 474,70 571,31 437,21 7 521,17 440,77 562,32 472,70 556,35 441,07 8 466,21 446,34 604,45 497,53 551,94 461,55 9 521,00 460,20 628,57 520,06 599,61 484,12 10 591,72 480,09 641,97 538,50 726,14 513,91 11 714,53 507,40 765,32 565,76 968,37 551,53 12 864,59 539,65 891,47 596,69 1.183,65 595,02 13 1.284,61 583,26 1.031,86 630,04 1.684,01 646,74

Kết quả theo dõi cho thấy lượng protein thô tiê u thụ qua các tuần tuổi tăng dần theo thời gian , trong đó lượng CP tiêu tốn trong tuần tăng nhanh hơn nhiều so với lượng CP tiêu tốn cộng dồn do nhu cầu CP dùng cho khẩu phần duy trì tăng cao theo quy luật của động vật đang trong g iai đoạn sinh trưởng .

Từ các kết quả phân tích cho thấy lượng CP tiêu thụ giữa các lô thí nghiệm có sự biến động , ở 8 tuần tuổi tiêu tốn CP /kg tăng khối lượng cộng dồn ở các ô là 466,34g (TN1) đến 497,53g (TN2) và 461,55g (TN3), ở tuần tuổi 13 tương ứng là 583,26g ; 630,04g và 646,74g, mức độ chênh lệch giữa các ô thí nghiệm ở giai đoạn này thể hiện : gà lai F 1 nuôi nhốt ở TN1 có chi phí CP đến 13 tuần tuổi thấp hơn nuôi bán chăn thả ở TN 2 (92,57%), và ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TN2 thấp hơn TN3 là 97,42%. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng CP ở các ô thí nghiệm cho kết quả khác nhau , trong đó chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt có chi phí CP thấp hơn nuôi bán ch ăn thả . Với cùng phương thức nuôi bán chăn thả ở thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 là tương đương .

Kết quả nghiên cứu của Đào Văn Khanh (2001)[17] nghiên cứu trên gà Lương Phượng cho kết quả ở tuần tuổi 12, để có được 1 kg thịt gà hơi tiêu tốn protein thô 577,2g (trống) và 640,1g (mái) cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của thí nghiệm trên gà Lương Phượng thuần và gà lai F1 (ĐT x LP ) nuôi tại Thái Nguyên .

3.3.3.2. Tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME)

Kết quả tính toán mức độ tiêu tốn ME /kg tăng khối lượng của các ô thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.8.

Bảng 3.8. Tiêu tốn năng lƣợng trao đổi gà thí nghiệm (Kcal)

Tuần tuổi Thí nghiệm 1 (n = 3) Thí nghiệm 2 (n = 3) Thí nghiệm 3 (n = 3)

Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn

1 4.448,71 4.448,71 4.778,25 4.778,25 4.690,73 4.690,73 2 4.768,40 4.636,54 5.667,41 5.301,04 5.621,57 5.255,55 3 6.131,73 5.237,80 6.569,95 5.831,05 6.445,18 5.763,72 4 7.555,20 6.117,01 7.992,95 6.672,11 6.246,14 6.065,73 5 8.348,52 6.737,52 9.116,83 7.328,52 7.603,89 6.513,70 6 8.668,33 7.234,16 9.147,78 7.779,85 9.363,06 7.165,43 7 9.350,40 7.907,90 10.088,75 8.480,86 9.981,57 7.913,33 8 8.364,33 8.007,86 10.844,48 8.926,25 9.902,43 8.280,70

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của gà lai f1 (trống đông tảo x mái lương phượng) nuôi tại thái nguyên (Trang 59)