II. THỰC TRẠNG FDI VÀO VIỆT NAM
4. Về cơ cấu FDI theo ngành kinh tế
Các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số dự án lấn vốn đầu tư, tiếp đến là lĩnh vực khách sạn, du lịch và các dịch vụ ngành nông – lâm- ngư nghiệp có số dự án lớn nhưng vốn thấp hơn (quy mô của các dự án thuộc ngành nay tương đối bé).
Bảng 6: Cơ cấu vốn FDI theo ngành kinh tế tính đến 31/12/2002 TT Chuyên ngành Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) Tỷ trọng (%) Số dự án Vốn đăng ký 1 CN nặng 997 8238,072 27,12 21,01 2 CN nhẹ 978 5074,255 26,66 12,94 3 XD Văn phòng-Căn hộ 107 3487,111 2,91 8,89 4 Xây dựng 242 3331,949 6,58 8,5 5 Khách sạn- Du lịch 130 3233,349 3,53 8,25 6 CN dầu khí 29 3195,450 0,78 8,15 7 GTVT- Bưu điện 108 2569,087 2,94 6,55
8 XD khu đô thị mới 3 2466,667 0,08 6,29
9 CN thực phẩm 191 2435,519 5.19 6,21
10 Nông-Lâm nghiệp 402 2179,768 10,94 5,56
11 XD hạ tầng KCN- KCX 16 8351,20 0.44 2,13
12 Dịch vụ 218 7273,58 5.93 1,86
13 Văn hóa- Ytế- Giáo dục 125 6091,49 3.4 1,55
14 Tài chính- Ngân hàng 47 5932,00 1.28 1,51
15 Thuỷ sản 83 2304,93 2.26 0,59
Tổng 3676 39206,547 100 100
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Riêng trong năm 2002, cơ cấu đầu tư nước ngoài theo lĩnh vực đánh dấu sự chuyển dịch quan trọng:
- Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp dầu khí, công nghiệp thực phẩm và xây dựng) có 373 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 1182,96,6 triệu USD chiếm 84,8% tổng vốn đăng ký. So với năm 2001, dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp tăng 35%.
Trong nông – lâm nghiệp, thuỷ sản có 20 dự án được cấp phép đầu tư với vốn đăng ký 18,13 triệu USD. Vốn đầu tư trong ngành này chỉ chiếm hơn 1% tổng vốn đăng ký, nhưng các dự án tập trung vào một lĩnh vực quan trọng trong nông nghiệp và phát triển nông thôn như chế biến nông sản, trồng và chế biến chè, chế biến thức ăn gia súc góp phần tạo công ăn việc làm, phát triển nguồn nguyên liệu tạo thêm sản phẩm hàng hoá xuất khẩu cho nông nghiệp. Tuy vậy, số dự án và vốn đầu tư vào lĩnh vực này giảm nhiều so với năm 2001.
- Lĩnh vực dịch vụ có 37 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký đạt trên 193,91 triệu USD, chiếm khoảng 14% tổng vốn đăng ký. Đầu tư nước ngoài năm 2001 ghi nhận sự gia tăng đáng kể trong lĩnh vực dịch vụ so với năm 2000 (tăng 180% về vốn đầu tư) với sự đóng góp của các ngành bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp...
Nếu tính suốt cả thời kỳ 1988 đến ngày 2002, ngành công nghiệp và xây dựng thu hút được 2615 dự án (chiếm 67,43% tổng số vốn dự án) với vốn đăng ký đạt 22786,183 triệu USD (chiếm 55,20% tổng vốn đăng ký), ngành nông ngư nghiệp bao gồm nông – lâm nghiệp và thuỷ sản thu hút được 417 dự án (chiếm 10,75% tổng số dự án) với vốn đăng ký đạt 1514,980 triệu USD (chiếm 3,67% tổng vốn đăng ký).
Các ngành dịch vụ bao gồm khách sạn – du lịch, văn phòng cho thuê, xây dựng khu đô thị, giao thông vận tải – bưu điện, văn hoá, y tế – giáo dục, tài chính – ngân hàng, xây dựng khu công nghiệp – khu chế xuất và các dịch vụ khác với 846 dự án chiếm 21,82% về số dự án và đạt 16977,545 triệu USD chiếm 41,13% vốn đăng ký.
Nhìn chung vốn đăng ký bình quân cho một dự án đầu tư vào nông – lâm nghiệp tương đối nhỏ so với ngành khác trong đó các dự án đầu tư vào ngành thuỷ sản có quy mô lớn nhất khoảng 3,395 triệu USD. Trong đó quy
mô lớn nhất là các dự án thăm dò và khai thác dầu khí (60,85 triệu USD), ngành dịch vụ có quy mô lớn nhất, khoảng 20,06 triệu USD.
Trong đó, vốn đầu tư lại chủ yếu tập trung vào lĩnh vực xây dựng khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, và các dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp – khu chế xuất vốn đầu tư bình quân vào các dự án này khá lớn, gần 25 triệu USD/ dự án khách sạn, gần 28 triệu USD/ dự án xây dựng văn phòng cho thuê và 47 triệu USD/ dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất.
Vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành như trên đã biểu hiện sự phối hợp với các chỉ số của cơ cấu kinh tế hiện đại công nghiệp hoá: công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp. Tuy vậy, trong điều kiện ở giai đoạn đầu tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá và với đặc trưng của nền kinh tế trong đó nông nghiệp nhiệt đới đang là một trong những thế mạnh của Việt Nam thì tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này như hiện nay là còn khoảng cách tương đối xa so với Việt Nam, nông nghiệp là một trong những lĩnh vực có nhiều tiềm năng mà chúng ta chưa có điều kiện để khai thác và từ đặc điểm phân bố dân cư, lao động, việc làm như hiện nay thì sự thành công trong phát triển nông thôn, nông nghiệp là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá mức độ thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong nông thôn, nông nghiệp cũng tức là tạo ra một việc làm và thu hút cho một số đông lao động cũng như tác động làm chuyển biến đáng kể đến sản xuất và đời sống của đa số dân Việt Nam.