Những tác động tích cực.

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam thời kỳ 1988 đến nay (Trang 52 - 60)

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CNH – HĐ HỞ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.

1. Những tác động tích cực.

1.1. FDI là nguồn vốn quan trọng, bổ sung cho vốn đầu tư phát triển là một dấu hiệu tiên quyết để thực hiện chiến lược CNH, HĐH cũng như các quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam cũng gặp bài toán nan giải đó là thiếu vốn cho đầu tư phát triển. Trong điều kiện nguồn vốn viện trợ của các nước XHCN không còn, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn eo hẹp, các doanh nghiệp Nhà nước gặp nhiều khó khăn, vốn tiềm ẩn trong dân chưa được huy động nhiều, vốn ODA còn hạn hẹp thì nguồn vốn FDI đã bổ sung lượng vốn quan trọng cho nền kinh tế.

Trong thời gian qua bình quân mỗi năm chúng ta thu hút được 2928,7 triệu USD vốn FDI, chiếm khoảng 26,5% tổng vốn đầu tư xây dựng toàn xã hội.

Bảng 9: cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Việt Nam thời kỳ 1991 - 2000 Năm Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) Tổng vốn trong nước (tỷ đồng) Vốn FDI (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 1991 13.471 11.545 1.926 14,3 1992 24.737 19.552 5.185 21,0 1993 42.177 31.556 10.621 25,2 1994 54.296 37.796 16.500 30,4 1995 68.048 46.048 22.000 32,3 1996 79.367 56.667 22.700 28,6 1997 96.870 66.570 30.300 31,3

1998 97.336 73.036 24.300 25

1999 105.200 86.300 18.900 18

2000 120.600 98.200 21.800 18,2

Nguồn: - Thời báo kinh tế Việt Nam và thế giới 2001 – 2002 - Bộ kế hoạch và đầu tư

Qua bảng ta thấy vốn đầu tư nước ngoài thực hiện bình quân thời kỳ 1991 – 2000 là 1.559,6 tỷ đồng/ năm. Đối với nền kinh tế như nước ta, thì đây là lượng vốn đầu tư không nhỏ, nó góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về quy mô vốn đầu ưt phát triển cũng như đóng vai trò như “chất xúc tác” để việc đầu tư của nước ta đạt được hiệu quả nhất định.

Đồng thời, việc xuất hiện của nguồn vốn FDI, Nhà nước cũng dành một số vốn đầu tư từ ngan sách để đầu tư cơ sở hạ tầng, vào một số ngành quan trọng và những lĩnh vực không nên có yếu tố nước ngoài hoặc vào những vùng có điều kiện khó khăn. Chính vì vậy, vốn FDI tạo điều kiện giúp vp phát triển một nền kinh tế cân đối, bền vững theo yêu cầu của công cuộc CNH – HĐH.

Xét về mặt định tính, sự hoạt động của nguồn vốn FDI như là một trong những động lực gây phản ứng dây chuyền làm thúc đẩy sự hoạt động của đồng vốn trong nưóc, một số chuyên gia kinh tế tính toán rằng, cứ một đồng vốn FDI hoạt động sẽ làm cho bốn đồng vốn trong nước hoạt động theo.

Xét về mặt định tính, sự hoạt động của nguồn vốn FDI như là một trong những động lực gây phản ứng dây chuyền làm thúc đẩy sự hoạt động của đồng vốn trong nước, một số chuyên gia kinh tế tính toán rằng, cứ một đồng vốn FDI hoạt động sẽ làm cho bốn đồng vốn trong nước hoạt động theo.

1.2. Nguồn vốn FDI có đóng góp tích cực và ngày càng lớn vào duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định nền kinh tế.

Khu vực FDI với những ưu thế về công nghệ, trình độ quản lý… đã luôn là khu vực năng động nhất của nền kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm cao (khoảng 20% năm) đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, chẳng hạn năm 2000 tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực trong nước là 16% thì của khu vực FDI là 23%. Nói chung hoạt động của khu vực FDI đạt hiệu quả cao, do đó doanh thu hàng năm của khu vực này đạt cao, nhờ đó đóng góp vào GDP ngày càng tăng. Năm 1996 tỷ trọng trong GDP là 7,39%, năm 1997: 9,07%, năm 1998: 10,03%; năm 1999: 12,2%; năm 2000: 13,285; năm 2001: 13,5%.

Bảng 10: Doanh thu và đóng góp của khu vực FDI vào GDP thời kỳ 1996 - 2002.

Năm Doanh thu Tỷ trọng trong

GDP (%) Tổng số (triệu USD) Tốc độ tăng (%) 1996 2743 7,93 1997 3815 39.08 9,07 1998 3910 2,49 10,03 1999 4600 17,65 12,24 2000 6167 34,07 13,25 2001 7400 20 13,5 2002 9000 10 13,35

Nguồn: - thời báo kinh tế Việt Nam

- Kinh tế Việt Nam và thế giới 2001 – 2002 Như vậy, qua các năm tỷ trọng của khu vực FDI vào GDP luôn tăng và tính đến hết năm 2002 chiếm 13,35% GDP của cả nước. Doanh thu luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, trừ năm 1998 (chỉ đạt 2,49%) các năm còn lại có tốc độ tăng cao hơn nhiều so với khu vực khác, bình quân giai đoạn 1996 – 2002 doanh thu tăng 11,51%.

1.3. FDI làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng nguồn thu ngân sách.

Cùng với hoạt động có hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, khu vực FDI thông qua việc sản xuất các loại hàng hoá có khả năng cạnh tranh cao đã làm cho quy mô xuất khẩu của khu vực này tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm 1991 các doanh nghiệp FDI mới chỉ xuất khẩu được 52 triệu USD; năm 1995 đã đạt 336 triệu USD; năm 2000 đạt 3320 triệu USD; năm 2001 đạt 3573 triệu USD, tăng 7,1% so với năm 2000.

Các doanh nghiệp FDI với uy tín của mình đã giúp hàng hoá của Việt Nam được xâm nhập vào thị trường rộng lớn của thế giới, đến nay hàng hoá của nước ta đã có mặt trên 140 nước, và ngày càng khẳng định chỗ đứng trên các thị trường mới như EU, Châu Mỹ, Trung Đông.

Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có FDI 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 200 2001 Kim ngạch xuất khẩu từ FDI 52 112 269 252 336 788 1890 1982 2547 3320 3573 Kim ngạch XK 2078,1 2580,7 2985,2 4054,3 5448,9 6255,9 9185,0 9361,0 11523 14308 15100 Tỷ tròngDI trong tổng số(%) 2,5 4,3 9,0 6,2 6,2 10,9 19,5 21,2 22,1 23,2 27,3 Nguồn: Tổng cục Thống Kê Nhờ sự gia tăng quy mô của kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI so với cả nước ngày càng tăng. Năm 1991 là 2,5%, năm 1995 là 6,2%, năm 2000 tăng lên 23,2% và năm 2001 là 27.3%.

Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng qua các năm: nhập khẩu năm 1995 đạt 1468 triệu USD, năm 1996 đạt 2042 triệu USD, năm 2000 đạt 4351 triệu USD và năm 2001 là 4700 triệu USD, tăng 8% so với năm 2000. Như vậy kim ngạch xuất khẩu qua các năm luôn lớn hơn kim ngạch xuất khẩu, nhưng việc nhập khẩu như vậy cũng tích cực vì nó tạo ra tài sản cố định và tiềm lực phát triển công nghệ cho phát triển bền vững, khác với nhập khẩu hàng tiêu dùng. Mặt khác, khi nguồn FDI được định hướng tốt hơn, hoạt động FDI đi vào thế ổn định thì chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu của khu vực này sẽ thu hẹp lại và về lâu dài, xuất khẩu sẽ lớn hơn nhập khẩu giúp ổn định của cán cân Thương mại.

Nguồn thu ngân sách từ các doanh nghiệp FDI cũng tăng dần trong những năm từ 1994 - 1997 năm 1994 là 128 triệu USD, năm 1995: 195 triệu USD, năm 1996: 263 triệu USD, đến năm 2000 lại tăng 317 triệu USD và năm 2001 đạt 373 triệu USD, tăng 15% so với năm 2000. Nhờ việc gia tăng này, đã tạo ra khả năng chủ động hơn trong cân đối ngân sách, giảm mức bội chi ngân sách. Nguồn vốn GDI vào Việt Nam là do nước ngoài tự cân đối ngoại tệ, do đó chính phủ cũng không phải lo trả nợ.

1.4. FDI góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng CNH, HĐH.

Phần lớn vốn FDI hiện nay là đầu tư vào khu công nghiệp, xây dựng và dịch vụ với năng suất lao động cao của các doanh nghiệp FDI công nghiệp và dịch vụ đã làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng tăng lên của công nghiệp, dịch vụ. Khu vực FDI trong các năm qua luôn có tốc độ tăng trưởng cao trong ngành công nghiệp, qua đó ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong toàn ngành công nghiệp.

Bảng 12: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 1996 - 2001 Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 1. Tốc độ tăng GTSXCN (%) - Toàn ngành công nghiệp 14,2 13,8 12,5 11,6 18,4 14,2

- Khu vực FDI công

nghiệp 21,7 23,2 24,4 21,0 23,0 12,1

2. Tỷ trọng FDI/ cả

ngành % 26,7 28,9 32,0 34,7 36,0 35,4

Nguồn: thời báo kinh tế Việt Nam Trong giai đoạn 1996 - 2000 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI luôn cao hơn nhiều so với toàn ngành. Và cho đến nay khu vực này đã chiếm hơn 1/3 tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp, có tác động lớn đến sự phát triển của ngành công nghiệp, làm cho ngành có tốc độ tăng cao hơn so với các ngành khác, đồng thời làm tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng dần qua các năm: năm 1995 chiếm 28, 76%, năm 1998 chiếm 33,49% và năm 2001 là 37,75%.

Trong nội bộ ngành công nghiệp, xuất hiện một số ngành mà nếu nưh không có FDI thì chúng ta không có điều kiện phát triển. Hiện nay có 8 ngành hàng công nghiệp nằm xấy xỉ 100% sản phẩm (dầu khí, ô tô, đèn

hình, tổng đàu điện thoại, tủ lạnh…), ngoài ra còn có một số ngành hiện đại mà khu vực FDI chiếm trên 50% sản phẩm như thép, kính, xây dựng … sự phát triển các lĩnh vực này làm cho nền kinh tế được chuyển dịch theo xu hướng tích cực.

Đối với ngành nông nghiệp, FDI với trên 200 dự án còn hiệu lực đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất cho ngành nông nghiệp, chuyển giao cho lĩnh vực này nhiều giống cây, giống con, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, góp phần thúc đẩy quá trình đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, sản. 1.5. FDI đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực, nâng cao sức mua trong nước.

Tính đến cuối năm 2002, các doanh nghiệp có vốn FDI đã thu hút khoảng 487430 lao động trực tiếp là người Việt Nam. Bên cạnh đó còn có hàng chục vạn lao động gián tiếp thông qua các hợp đồng xây dựng, cung ứng dịch vụ có liên quan đến các dự án FDI, hơn thế nữa, số lao động làm trong các hợp đồng hợp tác kinh doanh lại tính vào cán bộ công nhân viên của khu vực kinh tế Nhà nước. Do đó, tổng số lao động làm việc liên quan đến các dự án FDI có thể lên đến 6570 vạn người.

Bảng 13: Số lao động làm việc trong khu vực FDI.

Đơn vị : 1000 người Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2001 Số lao động trực tiếp 220 250 270 296 327 399 487,43

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư. Môi trường lao động mới đã tạo điều kiện cho người lao động thích nghi với điều kiện lao động mới. Góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội , tạo nên một thị trường lao động với đầy đủ yếu tố cung cấp và cạnh

tranh. Qua đó thúc đẩy sự quan tâm của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo, làm chuyển đổi cơ cấu lao động và hình thành đội ngũ lao động lành nghề. Môi tưrờng lao động mới tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, rèn luyện tác phong và kỷ luật, kỹ năng lao động công nghiệp thích ứng với cơ chế thị trường.

Thu nhập của lao dộng trong các doanh nghiệp FDI cao hơn đáng kể so với các khu vực khác khoảng 30% đến 50% tuỳ thuộc từng ngành nghề trong khu vực FDI, mức lương bình quân chung là 70 USD/ tháng, trong đó mức lương bình quân trong lĩnh vực dịch vụ từ 100 – 150 USD/ thang; trong ngành công nghiệp nặng từ 70 – 80 USD/ tháng. Như vậy tổng thu nhập của người lao động làm việc trong khu vực có vốn FDI hàng năm lên tới 300 triệu USD – 340 triệu USD.

Về đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động của doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiến hành việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý cho phù hợp điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời,thông qua đội ngũ chuyên gia chuyên gia nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp FDI, cán bộ Việt Nam cũng sự tự học tập được các vấn đề về quản lý, tổ chức điều khiển có hiệu quả.

1.6. FDI làm nâng cao trình độ công nghệ, tạo lập phương thức kinh doanh mới, góp phần làm cho nền kinh tế nước ta chuyển biến tích cực.

Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đặt vấn đề lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả họ sẽ đưa vào các dự án những công nghệ, thiết bị. Thực tế, các công nghệ thiết bị này tuy không phải hiện đại nhất nhưng đa phần là đồng bộ, có trình độ cơ khí hoá trung bình hoặc cao hơn các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và thuộc loại phổ cập ở các nước trong khu vực. Nhất là các công nghệ trong các ngành dầu khí viễn thông, hoá chất, điện tử, ô tô… chính nhờ các công nghệ có trình độ kỹ thuật tiên tiến nên chất lượng sản phẩm đã được tạo ra chất lượng, hình thức tốt đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu,

nhất là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, nhất là trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, giày dép…

Một vấn đề quan trọng khác là nếu như trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ biết sản xuất, kinh doanh thụ động theo kế hoạch của cấp trên, không cần đầu tư, không cần tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị… thì sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI đã thực sự làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam theo hướng tích cực và ngày càng thích nghi với nền kinh tế thị trường, đây là môi trường bắt buộc của các doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu trong cuộc cạnh tranh để tồn tại và trưởng thành.

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam thời kỳ 1988 đến nay (Trang 52 - 60)