Nhân tố trong nước 1 Thuận lợ

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam thời kỳ 1988 đến nay (Trang 76 - 80)

I. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI TRONG KẾ HOẠCH 5 NĂM 2001

3. Các nhân tố tác động tới việc thu hút FDI trong tình hình mớ

3.1. Nhân tố trong nước 1 Thuận lợ

Trước hết là sự ổn định về chính trị. Dưới sự thốnh nhất của Đảng cộng sản Việt Nam, được củng cố từ trung ương đến dịa phương, được sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân đã tạo môi trường chính trị ổn định lâu dài cho hoạt động đầu tư nước ngoài.

Về môi trường pháp lý, luật đầu tư nước ngoài lần đầu tiên được ban hành năm 1987 không tránh khỏi tình trạng chưa hoàn thiện, còn sơ hở và ít hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chúng ta đã bổ sung và hoàn thiện dần , bước đầu lôi cuốn được các nhà đầu tư . Đến thời điểm này nếu so sánh với các nước ASEAN khác thì luật đàu tư nước ngoài của Việt Nam tương đối hấp dẫn.

Về trình độ và tiềm năng phát triển kinh tế đến nay chúng ta đã thừa nhận nền kinh tế việt nam còn đang ở trình độ kém phát triển hơn các nước

ASEAN khác. Tuy vậy khi xem xét các thành quả mà Việt Nam đã đạt được trong nhửng năm gần đây đã có nhiều ý kiến đánh giá cao tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam. Không nhửng thế, nhiều người còn đặt sự quan tâm đến vị trí địa lý và vị thế chính trị khá thuận lợi của Việt Nam.

Về nhân tố lao động, việt nam là một nước có lực lượng lao động dồi dào về số lượng có trình độ tiên tién. Trong điều kiện sản xuất như hiện nay vềg cơ bản người vệt nam đáp ứng được yêu cầu và mặt bằng tiền lương thấp hơn cacs nước ASEAN khác. Hơn nữa người lao động việt nam nói chung đều có ý thức tuân thủ kỹ cương, kỷ luật lao động, ít có đình công, bãi công tự do. Đây là một trong các yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư.

Về dung lượng thị trường, hiện nay nhiều nhà đầu tư xếp Việt Nam là một trong nhửng thị trường lớn trong khu vực( thị trường tiềm năng). Họ cho rằng với vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam đầu tư vào đây không nhửng tiếp cận được nhu cầu của một thị trường hơn 75 triệu người ở nước sở tại mà đây còn là địa bàn để cung cấp hàng hoá cho một số thị trường nước láng giềng như Lào, Campuchia, Mianma và vùng Tây Nam Trung Quốc.

Việc Việt nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN là nhân tố quan trọng thúc đẩy đầu tư vì từ nay các nướcASEAN xem Việt Nam như là một đối tác thích hợp và đáng tin cậy hơn. Việt nam là địa chỉ đáng tin cậy để các nước ASEAN dịch chuyển những nghành công nghiệp sử dụng nhiều lao động mà hiên tại tuy họ vẫn còn ưu thế( về trình độ tay nghề) song đang mất dần vì giá nhân công trong nước của họ tăng nhanh. Bản thân việt nam củng chấp nhận đầu tư trong lĩnh vực đó vì nó phù hợp với trình độ phát triển trong giai đoạn hiện nay.

3.1.2. Khó khăn

Về môi trường pháp lý: nếu xét về môi trường pháp lý cho việc thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài thì Việt nam còn phải tiếp tục hoàn thiện nhiều để tương đồng với các nước trong khu vực. Việt nam phải nhanh chóng ban hành các chính sách có liên quan tới đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhằm tạo

ra một hệ thống văn bản pháp quy đồng bộ cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài củng như sự vận hành nền kinh tế nói chung. Đó là việc ban hành các đạo luật còn thiếu và sữa đổi các đạo luật còn trái với thông lệ quốc tế.

Về thủ tục hành chính: Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá thủ tục hành chính của Việt nam còn nhiều phức tạp gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Hoạt động quả lý chồng chéo, nhiều tầng nhiều lớp. Cán bộ quản lý lại thiếu thông hiểu về pháp luật, thiếu kinh nghiệm chuyên môn trong việc xử lí một số tình huống phát sinh và nhìn chung các nhà quản lý Việt nam mang đậm tác phong nông nghiệp.

Về nhân tố lao động: Như trên đã phân tích, chi phí tiền lương cho lao động Việt nam tương đối thấp , nó chỉ đúng trong điều kiện so sánh với các nước ASEAN trong giai đoạn hiện nay. Về lâu dài , khi trình độ sản xuất phát triển nếu lao động Việt nam không được đào tạo kịp thời thì lợi thế đó cũng sẽ mất đi. Nếu so sánh với các nền kinh tế phát triển thì các nước ASEAN vẫn đang giữ được lợi thế là thị trường lao động rẻ. Trong so sánh này , các nước ASEAN đang gặp phải một đối thủ cạnh tranh có tiềm lực đó là Trung Quốc.

Việt Nam chuyển sang cơ cấu kinh tế thị trường theo định hướng XHCN nên còn thiếu kinh nghiệm trong việc tạo lập một hệ thống thị trường đồng bộ. Chúng ta chưa có thị trường lao động ( mới chỉ xuất hiện lẻ tẻ ở một vài địa phương) thị trường tài chính tiền tệ mới đạt mức sơ khai. Đây là nhửng thị trường quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường.

Về các điều kiện tiếp nhận và sử dụng vốn, công nghệ của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài: để tiếp nhận được và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI các nước sở tại phải có một số điều kiện tối cần thiết như: vốn đối ứng trong nước phải gấp 2 - 3 lần vốn đầu tư nước ngoài, có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, có năng lực nội tại đủ tiếp nhận các công nghệ

phù hợp của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài( như trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý sản xuất...).

Từ một nền sản xuất nhỏ vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang vận hành theo cơ chế thị trường, Việt nam đang gặp nhiều khó khăn trong việc tạo lập các điều kiện này. Đây là thử thách lớn của Việt nam so với các nước ASEAN khác trong cuộc cạnh tranh thu hút FDI.

Tăng trưởng kinh tế của Việt nam còn có nhiều dấu hiệu nóng phụ thuộc lớn vào đầu tư nước ngoài. Đầu tư chung tăng ghấp đôi tốc độ tăng trưởng có xu hướng gây ra cung vượt quá cầu ở một số mặt hàng như sắt, thép, xi măng, đường, phân bón... Bên cạnh đó các yếu tố đầu vào phần lớn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài (có tới 2/3 nguyên vật liệu, tỷ lệ của Thái Lan là 1/3) nên thường xuyên gây sức ép đối với hoạt động nhập khẩu, trong khi xuất khẩu tăng nhưng chưa đạt tốc độ và cơ cấu tương ứng. Để bảo vệ sản xuất trong nước nhà nước phải tăng thêm thuế nhập khẩu, tăng các biện pháp phi thuế quan, ngăn chặn nhập lậu. Tuy nhiên vấn đề này không những chưa khắc phục được mà còn làm chi phí sản xuất tăng, đẩy giá bán lên cao, làm giảm tính cạh tranh của hàng Việt nam( trong khi chất lượng còn hạn chế).

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm chạp .Đầu tư chung cho công nghiệp hoá nông thôn thấp (10- 12%). Lương thực, nông sản được mùa nhiều vụ, xuất khẩu tăng nhưng người trồng trọt chăn nuôi vẫn chưa phấn khởi do chênh lệch tỷ giá hàng công nghiệp và lương thực thực phẩm dẫn tới giảm sức mua chung của thị trường nông thôn rộng lớn (với trên 80% dân số làm nông nghiệp chiếm hơn 70% lượng lao động của cả nước). Đó là nguyên nhân chủ yếu gây mất cân đối lớn về tổng cung và tổng cầu trong nền kinh tế mà nạn thiếu phát đang xuất hiện như điều báo trước về nguy cơ khủng hoảng kinh tế.

Sự thiếu nhất quán về hiệu lực thi hành các chính sách kinh tế vĩ mô cộng với sự chậm trễ đổi mới hiện đại hoá hệ thống tài chính ngân hàng đã và đang gây không ít trở ngại cho tiến trình đổi mới kinh tế vẫn còn sự lỏng lẻo trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Nhà nước và hoạt động tiền tệ như công cụ thuế chưa phát huy hết tác dụng, buôn lậu vẫn tái diễn tín dụng ngân hàng ách tắc , cung cầu vốn thất thường, dự trữ ngoại tệ quốc gia còn nóng...Nhìn chung rủi ro tiền tệ là khá lớn do nợ của các ngân hàng tăng nhanh, vốn nhà nước bị thất thoát nhiều. Hiện tượng đôla hoá khó giải tỏa đi liền với nhu cầu bức bách về vốn đầu tư mà nguy cơ lạm phát luôn rình rập, việc thi hành chính sách tỷ giá cố định cứng nhắc làm cho đồng tiền việt nam bị đánh gián cao so với đồng tiền của các nước trong khu vực, gây bất lợi cho cạnh tranh xuất khẩu của hàng Việt nam, nhập khẩu luôn có xu hướng tăng( kể cả hàng tiêu dùng) thâm hụt cán cân vãng lai lớn.

Hoạt động tín dụng ngân hàng lâm vào khó khăn trong việc cho vay bằng thế chấp bất động sản( như ở Thái Lan) và mở bảo lãnh cho vay thanh toán đối ngoại. Từ đầu năm 1996 tới nay, thị trường bất động sản “ nguội lạnh” khiến các ngân hàng bị chôn chặt vào đây hàng tỷ đồng. Vốn đầu tư trung và dài hạn chỉ đáp ứng được 42% nhu cầu của nền kinh tế. Hiệu quả đầu tư còn thấp do có hàng nghìn tỷ đồng đầu tư quá mức vào xây dựng khách sạn, văn phòng gây lãng phí do mới sử dụng hết 40 - 65% diện tích thiết kế.

Những tồn tại trên cho thấy Việt nam đang gặp khó khăn về tài chính tiền tệ.

3.2. Nhân tó bên ngoài3.2.1. Thuận lợi

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam thời kỳ 1988 đến nay (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w