Các mục tiêu chủ yếu về tăng trưởng kinh tế giai đoạn 200 1-

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam thời kỳ 1988 đến nay (Trang 74 - 75)

I. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI TRONG KẾ HOẠCH 5 NĂM 2001

1. Các mục tiêu chủ yếu về tăng trưởng kinh tế giai đoạn 200 1-

Trong thời gian tới nước ta đứng trước nhiều cơ hội và cả nhửng thách thức mới trong thu hút FDI nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Đặc biệt trong thập kỷ tới, công việc đổi mới và xúc tiến CNH - HĐH nền kinh tế đất nước sẽ đi vào giải quyết những vấn đề phức tạp và khó khăn hơn so với giai đoạn trước. Để có thể đưa ra các giải pháp tăng cường thu hút FDI phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong thời gian tới, trước hết phải xác định các mục tiêu và quan điểm thu hút FDI trong thời gian tới.

Đây là giai đoạn nền kinh tế việt Nam thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và bắt đầu cất cánh. Vì vậy trong giai đoạn này mục tiêu vẫn là tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững, nâng cao tích luỹ nội bộ nền kinh tế. Cụ thể là:

- Đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khoảng 7%.

- Tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH với việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông , lâm , thủy sản. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm là 4 - 4.5%.

- Phát triển các nghành công nghiệp, đặc biệt chú trọng nghành công nghiệp cơ khí chính xác, điện tử, công nghệ thông tin, công nghiệp lọc hoá dầu, công nghiệp luyện kim, công nghiệp chế tạo, đóng tàu, sản xuất ô tô, ... Tốc độ tăng bình quân hằng năm là 14 - 15%.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ các vùng trọng điểm, đặc biệt chú ý cơ sở hạ tầng ở nông thôn.

- Tiếp tục phát triển các nghành dịch vụ. Tốc độ tăng giá trị sản xuất trung bình hàng năm là 14 - 15%.

Tóm lại, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001- 2005 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2001- 2005, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài phai phát triển ổn định hơn, đạt kết quả cao hơn đặc biệt là về chất lượng, so với thời kì trước để đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Cụ thể hơn hoạt động đầu tư nước ngoài trong thời kỳ 2001 - 2005 phải đạt được các mục tiêu cụ thể sau:

- Vốn đăng ký của các dự án cấp giấy phép mới đạt khoảng 12 tỷ USD.

- Vốn thực hiện đạt khoảng 11 tỷ USD.

- Đến năm 2005 đóng ghóp khoảng 15%GDP, 25% tổng kim nghạch xuất khẩu và khoảng 10% tổng thu ngân sách của cả nước( không kể dầu khí).

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam thời kỳ 1988 đến nay (Trang 74 - 75)