Về cơ cấu FDI theo đối tác đầutư

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam thời kỳ 1988 đến nay (Trang 38 - 40)

II. THỰC TRẠNG FDI VÀO VIỆT NAM

2. Về cơ cấu FDI theo đối tác đầutư

Tính đến ngày31/12/2002, đã có 63 nước có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với tổng số dự án là 3714 dự án vốn tổng số vốn đầu tư đăng ký là 39.418 triệu USD vốn pháp định là 19888,388 triệu USD, trong đó Việt Nam góp 4657,985 triệu USD còn bên nước ngoài góp 15079,800 triệu USD.

Trong số 63 nước này, có 13 nước có số vốn đầu tư đăng ký trên 1 tỷ USD theo thứ tự như sau.

Bảng 3: Các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phân theo đối tác đầu tư cấp giấy phép từ 1/1/1988 đến 31/12/2002 (tỷ USD)

TT Tên nước Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện

1 Singapore 268 7,271 2,679 2 Đài Loan 936 5,207 2,307 3 Nhật Bản 376 4,311 3,280 4 Hàn Quốc 484 3,667 2,127 5 Hồng Kông 263 2,893 1,172 6 Pháp 124 2,094 0,849 7 BritihshVirgin islands 160 1,814 0,898 8 Hà Lan 45 1,685 1,061

9 Liên bang Nga 42 1,512 0,676

10 Anh 48 1,188 0,897

11 Thái Lan 110 1,177 0,538

12 Mỹ 158 1,113 0,556

13 Malaysia 119 1,1129 1,173

Nguồn: vụ đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư. Nhìn vào danh sách các đối tác đầu tư có số vốn đăng ký trên 1 tỷ USD cho thấy chúng ta đang có điều kiện tiếp cận được với các trung tâm lớn về kinh tế kỹ thuật, công nghệ của thế giới. Chỉ với 13 nước (bằng 19,4% số nước) đã chiếm tới 88,94% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Siangpore:18,44%, Đài Loan: 13,21%; Nhật Bản: 10,94%, Hàn Quốc: 9,3%, Hồng Kông: 7,34%, Pháp: 5,31%, British Islads:

4,6%, Hà Lan: 4,27%, Nga: 3,84%, Anh: 3,01%, Thái Lan: 2,99% , Mỹ: 2,82%, Malaixia: 2,8%,).

Có thể nói đối tác hợp tác đầu tư nước ngoài của Việt Nam ngày càng mở rộng, nhưng nguồn vốn FDI vào Việt Nam vẫn chủ yếu là từ các nước và khu vực. Hiện đã có hàng nghìn công ty nước ngoài thuộc 63 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI ở Việt Nam, trong đó ngày càng xuất hiện nhiều tập đoàn, công ty xuyên quốc gia lớn, cả năng lực về tài chính và công nghệ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng chú trọng thu hút FDI của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ngoài vì đó là các doanh nghiệp năng động, thích ứng nhanh với biến động của thương trường, phù hợp với đối tác Việt Nam về khả năng góp vốn, năng lực tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý, có điều kiện tạo nhiều việc làm mới.

Tuy nhiên, khoảng 60,74% (25071,721 triệu USD) vốn đầu tư nước ngoài là từ các nước trong khu vực như các nước Nics Đông Á, ASEAN, Nhật Bản.

Trong giai đoạn đầu, đầu tư nước ngoài chủ yếu bao gồm các dự án vừa và nhỏ của Đài Loan, Hồng Kông, nhưng dần chuyển sang quy mô lớn hơn của các công ty đa quốc gia của Singapore, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu.

Trong năm 2001, đầu tư nước ngoài từ các nước Châu Âu vào Việt Nam chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư và gia tăng đáng kế. Tuy số dự án chỉ chiếm 10%(47 dự án) nhưng vốn đầu tư chiếm 44,4% (1.081,8 triệu USD) và vốn đầu tư đã tăgn 48,4% so với cùng kỳ năm 2000. Về tổng vốn đầu tư, Hà Lan đứng thứ nhất với 4 dự án, tổng vốn đầu tư đạt tới 573,85 triệu USD và đó dự án diện BOT PM3 của BP (Anh) và dự án Metro (Đức) đều có địa chỉ đăng ký đầu tư vào Việt Nam từ Hà Lan.

Đầu tư nước ngoài của Mỹ vào Việt Nam năm 2001 có 23 dự án (tăng 64%) với vốn đăng ký đạt 112,2 triệu USD (tăng 260% so với năm 2000). Các nền kinh tế Đông á tiếp tục duy trì đầu tư nước ngoài tại Việt

Nam với 298 dự án, tăng 41% so với 2000 và vốn đăng ký đạt 826,67 triệu USD tăng 85,6% so năm 2000. Đầu tư nước ngoài của các nước ASEAN vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhưng đã gia tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2000. Các nước ASEAN có 47 dự án đầu tư tại Việt Nam với số vốn đạt 332,3 triệu USD, tăng 42,4% về số dự án và tăng gấp 6 lần về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2000.

Nhìn chung, cơ cấu đầu tư nước ngoài theo đối tác trong năm 2001 vẫn thể hiện vai trò quan trọng của các quốc gia phát triển Châu Âu vốn là những nước có tiềm lực lớn về khoa học và công nghệ, tiếp đến là các quốc gia Đông á mà đứng đầu là Đài Loan, luôn là quốc gia duy trì số lượng dự án đầu tư lớn vào Việt Nam trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam thời kỳ 1988 đến nay (Trang 38 - 40)