Quy mô và nhịp điệu đầu tư.

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam thời kỳ 1988 đến nay (Trang 31 - 38)

II. THỰC TRẠNG FDI VÀO VIỆT NAM

1. Quy mô và nhịp điệu đầu tư.

Từ khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực cho đến hết năm 2002, Nhà nước ta đã cấp giấy phép cho 4399 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký khoảng 39.207 triệu USD. Tính bình quân mỗi năm ta cấp giấy phép cho khoảng 245 dự án với mức 26123,8 triệu USD vốn đăng ký.

Bảng 1: số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép qua các năm (chưa kể các dự án Vietovpetro)

Năm Số dự án Vốn đăng ký(Triệu USD) Vốn thực hiện(Triệu USD) Qui mô dự án(Triệu USD)

1988 37 366 9,9 1989 70 539 7,7 1990 106 677 6,4 1991 149 1.294 213 8,7 1992 195 2.036 394 10,4 1993 273 2.652 1.099 9,7 1994 371 4.071 1.946 11,0 1995 412 6.616 2.671 16,1 1996 368 8.640 2.646 23,5 1997 331 4.514 3.250 13,6 1998 275 3.596 1.900 13,1 1999 308 1.566 1.519 5,1 2000 344 1.937 2.228 5,7 2001 460 2.450 2.318 5,3 2002 700 1.395 1.956 1,99

Tổng 4399 42.385 22.140 9,6

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư - vụ đầu tư nước ngoài Từ số liệu bảng trên cho ta thấy: Trong 9 năm từ 1988 đến 1996 đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng tăng nhanh, số dự án tăng bình quân 31,5%/năm, vốn đăng ký tăng 45%/năm. Nhưng từ năm 1997 đến nay tốc độ đầu tư giảm sụt rỏ rệt. Nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế - tài chính trong khu vực và môi trường đầu tư của Việt Nam không đủ hấp dẫn. Ba năm đầu được coi là giai đoạn khởi động thu hút FDI. Cả nước có 213 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đăng ký là 1582 triệu USD (chiếm 3,73%) vốn đăng ký cả thời kỳ 1988 - 2002). Quy mô vốn đăng ký bình quân giai đoạn này đạt 7,427 triệu USD/ dự án.

Trong giai đoạn đầu, Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường đầu tư thông thoáng nhất khu vực, nhưng luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới ban hành còn chưa được hoàn thiện và đồng bộ. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, sự hiểu biết về Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài còn ít, chính sách cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam từ năm 1975 vấn tiếp tục, tất cả đã hạn chế các nhà đầu tư lớn và khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài còn băn khoăn, lo lắng khi đầu tư vào Việt Nam ở giai đoạn này, các nhà đầu tư tiến hành hoạt động theo kiểu thăm dò. Vì vậy số dự án đầu tư chưa nhiều, vốn đầu tư đăng ký còn ít, phần lớn chưa được triển khai thực hiện.

Những năm 1991-1996, được coi là giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Số vốn đăng ký năm 1991 gần bằng cả 3 năm trước cộng lại, tốc độ phát triển của 5 năm tiếp theo khá cao và ổn định, đặc biệt từ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Trong 2 năm 1995 và 1996 vốn tăng mạnh, năm 1995 tăng 76,37% so với năm 1994. Đặc biệt năm 1996 đã cấp giấy phép cho những dự án có quy mô lớn như khu đô thị Nam Thăng Long với số

vốn 2,1 tỷ USD, khu đô thị An Phố (thành phố Hồ Chí Minh) gần 1 tỷ USD. Số vốn đăng ký năm 1996 tăng gấp 4,2 lần so với năm 1992 (chưa kể vốn bổ sung của dự án mở rộng quy mô sản xuất).

Năm 1997, năm thứ 10 thực hiện luật đầu tư và cũng là năm đầu tiên thực hiện Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi, bổ sung năm 1996, hoạt động FDI tại Việt Nam chịu nhiều tác động của nhiều biến động lớn của nền kinh tế khu vực và thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở các nước Châu á khởi đầu sự phá giá đồng Baht Thái Lan hồi tháng 7-1997 đã phủ bóng đen hầu hết các nền kinh tế trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Dòng FDI liên tục giảm trong những năm sau đó. Tuy nhiên đến năm 2000, dòng FDI đã có dấu hiệu phục hồi, có 344 dự án mới được cấp giấy phép (tăng 9,55% so với năm 1999) vốn đăng ký đạt 1.973 triệu USD (tăng 20,6% so với năm 1999)

Có nhiều cách lý giải sự giảm sút FDI từ năm 1997 tới nay, nguyên nhân chính của sự giảm sút đó là:

- Về phía khách quan:

FDI vào Việt Nam trong những năm qua chủ yếu từ Nhật Bản, các nước NICS Châu á và ASEAN. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam á và Đông á làm cho luồng FDI từ các nước này vào Việt Nam bị giảm đi một cách đáng kể. Cuộc khủng hoảng gây nên sự chao đảo trên thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, sự rạn nứt của hệ thống ngân hàng và sự đột biến về trực tiếp giá hối đoái của các nước trong khu vực, dẫn tới sự phá sản hàng loạt Công ty ở các nước này làm cho chúng rơi vào tình trạng hết sức khó khăn về tài chính, buộc phải cắt giảm đầu tư ra nước ngoài và dừng lại hoặc từ bỏ các dứan được cấp giấy phép vào Việt Nam, thậm chí rút chi nhánh về nước. Về tổng thể, cuộc khủng hoảng còn làm giảm giá cả hàng hoá, sức tiêu thụ thị trường khu vực và thế giới, khiến cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam phải giảm công suất, thu hẹp sản xuất. Hơn nữa, sau cơn bão tài chính nhằm chấn hưng đất

nước, hầu hết các nước trong khu vực đều thi hành một loạt các chính sách nâng cấp, cải tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn hơn làm cho cuộc cạnh tranh thu hút FDI ngày càng trở nên gay gắt giữa các nước trong khu vực. Sự chậm chễ triển khai những đối sách thích ứng với những tình hình trên đã khiến thu hẹp dòng FDI vào Việt Nam.

- Về phía chủ quan:

+ Trước hết: theo đánh giá của các nhà nghiên cứu kinh tế thực tiến đó là do hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài của ta chưa được hoàn chỉnh theo mong muốn của các nhà đầu tư nước ngoài.

+ Thứ hai: do còn thiếu quy hoạch về thu hút FDI nên định hướng chưa thực sự rõ ràng và cụ thể, chưa xác định rõ được những mục tiêu gọi vốn trọng tâm cho từng thời kỳ nên một số lĩnh vực đã bị bão hoà và hiệu quả kinh doanh không cao gây tâm lý e ngại, chần chừ cho các nhà đầu tư nước ngoài.

+ Thứ ba Việt Nam chưa chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở hạ tầng và đối tác ngang tầm để đón FDI như: cán bộ còn yếu, thiếu lao động có tay nghề cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ ở mức 20% (ở các nước là 50%) thủ tục đầu tư còn rườm rà, phiền phức làm nản lòng các nhà đầu tư, cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển.

Riêng trong năm 2001, tổng số vốn đầu tư đăng ký kể cả cấp mới và bổ sung đạt trên 3 tỷ USD, so với năm 2000 tăng khoảng 25,8%. Trong đó:

+ Cấp mới: tính đến ngày 31/12/2001, trên địa bàn cả nước có 460 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký đạt 2.450 triệu USD, vốn pháp định đạt 1.180 triệu USD, chiếm 51,8% tổng vốn đầu tư nước ngoài. So với năm 2000, đầu tư nước ngoài năm 2001 gia tăng về số dự án và tổng vốn đầu tư, vốn đăng ký cấp mới tăng 19,46%, số dự án tăng 26%.

+ Tăng vốn: trong năm 2001, nhiều dự án đầu tư nước ngoài do hoạt động ổn định, hiệu quả nên đã xin tăng vốn đầu tư để mơ rộng quy mô dự

án. Có 210 dự án điều chỉnh tăng vốn, với tổng số vốn đăng ký tămg thêm đạt 580 triệu USD.

Trong năm 2001, Bộ kế hoạch và đầu tư cấp 42 dự án (chưa kể dự án đầu tư ra nước ngoài); tuy chỉ chiếm hơn 90% số dự án nhưng số vốn đăng ký 1.660 triệu USD, chiếm tới 68% tổng vốn đăng ký. Các uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép 246 dự án (chiếm 53,5%) và vốn đăng ký đạt 279,7% triệu USD(11,5%) ban quản lý dự án các khu công nghiệp – khu chế xuất cấp giấy phép cho 172 dự án (37,4%) vốn đăng ký đạt 496,9 triệu USD (20,5%)

Số dự án và vốn đăng ký của các dự án do các UBND cấp tỉnh và các khu công nghiệp cấp đều tăng hơn 10% so với năm 2000.

Như vậy, đầu tư nước ngoài năm 2001 vấn tiếp đà tăng trưởng của năm 2000. Đây là một cố gắng lớn trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài trên thế giới ga tăng mạnh, đầu tư nước ngoài và các nước ASEAN vẫn suy giảm và trong điều kiện môi trường đầu tư của Việt Nam còn những hạn chế nhất định. Kết quả này phản ánh đước tác động tích cực của các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài mà chính phủ Việt Nam còn những hạn chế nhất định. Kết qảu này phản ánh được tác động tích cực của các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài mà Chính phủ Việt Nam đã ban hành trong năm 2001, nhất là việc lần đầu tiên chính phủ ban hành Nghị quyết về đầu tư nước ngoài và sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam đã khởi sắc trở lại vào năm 2001. Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới có những yếu tố bất lợi, nhất là tình trạng trì trệ của kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng của sự kiện ngày 11/9 tại Mỹ và cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc sau khi nước này gia nhập WTO. Do đó, mặc dù tiếp tục có dấu hiệu khởi sắc, nhưng dòng vốn FDI vào nước ta vẫn ở mức khiêm tốn.

Về tình hình thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 1988 đến ngày 31/12/2001 nổi lên những vấn đề như sau:

+ Có 1140 dự án chiếm 30,5% số dự án được cấp phép sau một thời gian triển khai thực hiện đến nay có nhu cầu xin được cấp vốn mở rộng sản xuất, với số vốn tăng thêm là 580 triệu USD.

Điều này chứng tỏ ít nhất cũng có 1140 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đang thực sự là những dự án hoạt động có hiệu qủa, chí ít cũng cho nhà đầu tư.

+ Đến hết năm 1998 đã có 838 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (bằng 33,68% tổng số dự án được phê duyệt) và 624 dự án đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản (bằng 25,08 % số dự án).

Như vậy tổng số dự án được cấp phép nhưng chưa đi vào hoạt động chiếm 40% tổng số dự án được phê duyệt.

Bảng 2: tiến độ thực hiện vốn đầu tư của các dự án có vốn nước ngoài.

Đơn vị: Triệu USD

Năm 88 -90 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng 1. Vốn thực hiện (triệu USD) - 478 542 1097 2213 2761 2837 3032 2189 1933 2100 2300 21482 2. Vốn từ bên ngoài (triệu USD) - 432 478 871 1936 2363 2447 2768 2062 1758 1900 2100 19115 Tỷ lệ vốn từ bên ngoài (%) - 90,38 88,19 79,4 87,48 85,58 86,25 91,29 94,2 90,95 90,48 91,3 88,98 3. Vốn từ trong nước (triệu USD) - 46 64 226 277 398 390 264 127 175 200 200 2367 Tỷ lệ vốn từ trong nước (%) - 9,62 11,81 20,6 12,52 14,42 13,75 8,71 5,8 9,05 9,52 8,7 11,02

Nguồn: - Thời báo kinh tế và thếgiới 2001 – 2002

Tính đến hết năm 2001, số vốn đăng ký của dự án bị giải thẻ là 9284 triệu USD, của dự án hết hạn là 296 triệu USD,và tổng số vốn đăng ký đầu tư của dự án còn hiệu lực là 39840 triệu USD.

Trong năm 2001, vốn thực hiện đạt 2,3 tỷ USD (tăng 3% so với năm 2000), có 68 dự án bị giản thể trước thời hạn với vốn đăng ký là 1,35 USD (bằng 79% so với năm 2000) và 1 dự án kết thúc đúng thời hạn, vốn đăng ký 3 triệu USD.

Tính đến nay số vốn đã thực hiện = 52,39% của tổng vốn đăng ký. Trong điều kiện của một nền kinh tế kém phát triển, kết cấu hạ tầng lạc hậu, các nguồn lực cũng như chính sách đối với đầu tư nước ngoài còn nhiều biến động, thị trường chưa phát triển đầy đủ thì tỷ lệ trên ở mức như vậy là không thấp. Tuy vậy, xuất phát từ đặc điểm, các dự án sau khi phê duyệt thường chưa đủ điều kiện để triển khai ngay, do đó vốn thực hiện trong năm chủ yếu là của các dự án được phê duyệt từ năm trước đó. Cho nên nếu so sánh số vốn thực hiện từng năm với số vốn đăng ký còn lại (tổng số vốn đăng ký từ trước trừ đi số vốn đã thực hiện) thì tỷ lệ vốn thực hiện lại diễn biến theo xu hướng thiếu ổn định. Tỷ lệ này tăng nhanh từ đầu đến năm 1995 (vốn thực hiện năm 1992/ vốn đăng kys 1988 – 1991 còn lại = 22,78%, số tương ứng 1993 = 28,39%, 1994 = 41,3%, 1995 =40,08%; 1996 = 26,43%; 1997 = 18,33%, 1998 = 12,06%, 1999 = 9,73%, 2000 = 10,77%, 2001 = 11,6%) và có dấu hiệu phục hồi từ năm 2000. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng có nguyên nhân rất đáng chú ý là một số nhà đầu tư khi lập dự án đã tính toán chưa thật sát với thực tế nên khi triển khai dự án họ gặp phải một số vấn đề phát sinh vượt khả năng tài chính cũng như các yếu tố điều kiện cho doanh nghiệp vận hành. Thậm chí có một số nhà đầu tư nước ngoài, thực chất là yếu về năng lực tài chính nên mặc dù đã cấp phép đầu tư, nhưng họ không huy động được vốn đúng như dự kiến, buộc họ phải triển khai thực hiện dự án chậm, có khi mất khả năng thực hiện.

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam thời kỳ 1988 đến nay (Trang 31 - 38)