1. Việt Nam mở cửa thu hút FDI là xu hướng tất yếu của qúa trình hội nhập. nhập.
Như trên đã nêu rõ, trong xu thế khu vực hoà và toàn cầu hoá kinh tế phát triển mạnh mẽ, việc thu hút và sử dụng nguồn lực từ bên ngoài thông qua hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT) nhằm bổ sung và phát triển nguồn lực trong nước là xu thế phát triển tất yếu của hầu hết các nước trên thế giới. Trong tiến trình hội nhập, FDI chính là con đường hiệu quả để tiếp cận với các thành quả tiến bộ chung của thế giới trên mọi lĩnh vực.
FDI không phải là một giải pháphát triểnình thế khi trong nước thiếu vốn, mà là con đường phát triển kinh tế của một quốc gia. Điều này giải thích tại sao một nước phát triển cao như Mỹ - chủ đầu tư đứng đầu thế giới về đầu tư trực tiếp nước ngoài chung cũng như nước tiếp nhận FDI đứng đầu thế giới. Năm 2002 tốc độ tăng trưởng GDP đạt7,04%, là nước có tốc độ tăng trưởng đứng thứ hai khu vực, sau Trung Quốc. Trong đó, đóng góp của FDI là 37,4%.
FDI chính là tiêu chí quan trọng để đánh giá hội nhập KTQT của một nền kinh tế. Việt Nam là một thành viên chính thức của ASEAN và đang thực hiện những cam kết đối với khu vực mậu dịch tự do (AFTA). Tháng 11/1998 Việt Nam tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Đồng thời Việt Nam đang có những nỗ lực để tham gia tổ chức Thương mại quốc tế (WTO). Trong bối cảnh đó, một mặt bắt buộc Việt Nam phải thực hiện mở cửa, tuân thủ các cam kết quốc tế đã ký trong các hiệp định trên. Mặt khác quá trình này mang lại cho Việt Nam những lợi ích nhất định trên cơ sở khai thác các nội lực, mở rộng có hiệu quả các mối quan hệ quốc tế để tiến hành CNH - HĐH đất nước.
2. Nhu cầu về vốn cho sự nghiệp CNH - HĐH ở Việt Nam rất lớn trong khi đó khả năng tích luỹ trong nước hạn hẹp. khi đó khả năng tích luỹ trong nước hạn hẹp.
CNH nền kinh tế là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ của cách mạng Việt Nam. Từ một nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, chúng ta cần nhiều vốn, vật tư, thiết bị máy móc, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để xây dựng và phát triển kinh tế. Tỷ lệ tích luỹ tài sản trong GDP của Việt Nam tuy có tăng dần qua các năm (đạt 15,8% năm 1990: 27,14% năm 1999), song còn quá thấp so với các nước trong khu vực (Singapore tỷ lệ này là 35,9% năm 1990, 33,1% năm 1995 và 35,1% năm 1996. Hàn Quốc có tỷ lệ này là 36,9% năm 1990, 37,1% năm 1995 và 38,2% năm 1996).
Trên thực tế, tình trạng thiếu vốn đã và đang diễn ra ở mọi ngành, mọi lĩnh vực, cơ sở sản xuất. Trong khi đó, tình trạng thất thu ngân sách, lãng phí làm thất thoát vốn do Nhà nước cấp vẫn tiếp tục diễn ra. Thêm vào đó các khoản nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay đã đạt tới ngưỡng cửa báo động với mức bình quân 200 USD/ người, trong đó một số khoản đã và sắp đến hạn phải trả. Do đó, trong những năm tới, đầu tư và phát triển từ ngân sách sẽ khó tăng mạnh vì phần không nhỏ của nó phải để dành trả lãi và nợ nước ngoài đến hạn.
Ngược lại, nhu cầu vốn đầu tư phát triển (ĐTPT) nhằm thực hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội rất lớn. Theo ước tính sơ bộ của bộ kế hoạch và đầu tư, tổng số vốn ĐTPT toàn xã hội thời kỳ 2001 - 2005 lên tới 65 -70 USD, trong đó nguồn vốn nước ngoài cần tới 22 -25 tỷ USD, chiếm khoảng 30 -35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong khi đó, nguồn vốn ODA có hiều hướng giảm cả về quy mô và mức độ ưu đãi, nguồn vốn vay Thương mại để tự đầu tư không nhiều, phải chịu lãi suất cao, điều kiện vay khắt khe, chịu rủi ro của biến động tỷ giá. Do vậy khả năng gần 30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho thời kỳ 2001 - 2005 là dựa vào FDI. Đây là một tỷ lệ huy động vốn đầu tư nước ngoài rất cao (tỷ lệ này đối với Trung Quốc là 0,3%; Thái Lan 4,4%; Philipin 2,5%, Malaysia
10,7% tính bình quân cho thời kỳ 1980 - 1989). Điều này chứng tỏ mức độ phụ thuộc cao của quá trình CNH - HĐH ở Việt Nam vào nguồn lực bên ngoài. Nói cách khác nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển và khả năng huy động vốn của Việt Nam đang và sẽ là một bài toán khá nan giải đặt ra cho đất nước ta trong thời gian tới. Do vậy, cũng như các nước đang phát triển khác, để tránh “cái vòng luẩn quẩn” về phát triển kinh tế, đòi hỏi Việt Nam phải có biện pháp thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, nhất là nguồn vốn FDI.
3. FDI có ưu thế hơn so với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác.
Đối với nước ta, trong số các kênh bổ sung từ bên ngoài, nguồn vốn FDI là kênh đầu tư tương đối an toàn, do nhà đầu tư nước ngoài tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư, chịu trách nhiệm vay và trả nợ, không để lại gánh nợ nần cho ngân sách Nhà nước, như vay Thương mại, không chịu sức ép ràng buộc các điều kiện kinh tế, chính trị như vay ODA, đồng thời tránh cho nước ta khỏi những biến động đầy rủi ro từ những thăng trầm trên thị trường chứng khoán mà Việt Nam phát triển còn non nớt trong quản lý vận hành định chế tài chính bậc cao và nhạy cảm này. Rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa qua, các nước trong khu vực đều thừa nhận vai trò tích cực, tính an toàn của FDI so với vay nợ Thương mại và đầu tư gián tiếp, kể cả từ nguồn viện trợ tài chính khẩn cấp của IMF (chính Hàn Quốc và Thái Lan đã không cần giải ngân tiếp các khoản vay mà IMF cam kết, còn Malaysia thì thâửng thắn cự tuyệt những khoản vay đầy điều kiện ngặt ngèo này).
Thực tiễn đã, đang và sẽ còn chứng tỏ và mang lại nhiều hơn các tác động tích cực của FDI và các ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hoá kinh tế và công nghệ, kinh nghiệm quản lý và đặc biệt là thị trường tiêu thụ, công ăn việc làm, nguồn thu ngoại tệ do FDI tạo ra đóng vai trò như một động lực mạnh để tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam trong thời gian qua. Nhiều ngành, nhiều lĩnh vực do có vốn FDI đã khôi phục lại các lợi điểm vốn có
của mình, tạo ra phản ứng dây chuyền rất tốt đối với nền kinh tế. Bên cạnh đó nhiều ngành, nhiều lĩnh vực mới cũng đã được tạo ra theo dòng FDI, góp phần khai thác các năng lực tiềm ẩn.
Tóm lại, trong chiến lược lâu dài xây dựng và phát triển kinh tế đất nước theo đường lối đổi mới, đáp ứng yêu cầu mở cửa hội nhập vào kinh tế khu vực và quốc tế, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam, việc thu hút nguồn vốn đầu tư quan trọng này là tất yếu khách quan, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH nền kinh tế đất nước.