Xây dựng quy hoạch chiếnlược thu hút FDI, đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam thời kỳ 1988 đến nay (Trang 84 - 86)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẢY HOẠT ĐỘNG ĐẦUTƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

2. Xây dựng quy hoạch chiếnlược thu hút FDI, đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư

Việc quy hoạch thu hút FDI ngay từ đầu phải gắn với việc phát huy nội lực đảm bảo về an ninh quốc phòng. Việc quy hoạch thu hút FDI phải gắn chặt với quy hoạch nghành, sản phẩm phải gắn với mỗi vùng, mỗi địa phương; phát huy được lợi thế so sánh của sản phẩm Việt nam. Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế , tăng cường thu hút các dự án có công nghẹ thích hợp , đầu tư vào nhửng nghành kinh tế mũi nhọn.

Bộ kế hoạch và đầu tư cần nhanh chóng lập quy hoạch cá nghành, lãnh thổ, cơ cấu kinh tế thống nhất trên phạm vi cả nước, các nghành cần hoàn chỉnh thêm một bước công tác quy hoạch phối hợp với các thành phố và địa phương xây dựng quy hoạc trên địa bàn lãnh thổ. Trừ một số dự án đặc thù như khai thác chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu cần định hướng quy tụ các dự án FDI tập trung vào các khu công nghiệp khu chế xuất để giảm tỷ lệ dự án đầu tư phân tán. Khuyến khích đầu tư vào các nghành công nghiệp chế biến xuất khẩuvà công nghệ cao, công nghệ cơ khí, điện tử, năng lượng, nhửng nghành ta có thế mạnh về nguyên liệu và lao động. Cần có chính sách cơ chế, biện pháp để tạo ra bước chuyển biến cơ bản. Hướng mạnh hơn nữa đầutư nước ngoài vào xuất khẩu, ghóp phần tích cực làm chuyển biến kinh tế và phân công lao động xã hội.

Trên cơ sở đó hình thành các danh mục các dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thời kỳ 2001 - 2005 trong đó xác định rõ sản phẩm công suất, tiến độ trình độ công nghệ, thị trường tiêu thụ địa bàn thực hiện dự án các chính sách khuyến khích ưu đãi...

2.2. Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động và xúc tiến đầu tư

Nghiên cứu xu hướng phát triển của thị trường vốn đầu tư trên thế giới chính sách đầu tư của các khối các nước các tập đoàn công ty lớn để có đối sách thích hợp sẽ có tác dụng to lớn đối với hoạt động thu hút FDI. Chiến lược thu hút FDI cần chú trọng thu hút vốn của các tập đoàn lớn trên thế giới và nguồn vốn từ các nước có tiềm năng kinh tế lớn, thị trường lớn, công nghệ cao như Mỹ, Tây Âu...

Thực hiện chủ trương đa phương hoá các đối tác đầu tư nước ngoài để tạo thế chủ động trong mọi tình huống. Cùng với việc tiếp tục thu hút các nhà đầu tư truyền thống ở châu á, ASEAN vào các dự án mà họ có kinh nghiệm và thế mạnh như chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu... cần chyuển hướng sang các nước Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, nhằm tranh thủ tiềm lực vốn công nghệ kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế chú ý các dự án vừa và nhỏ nhưng công nghệ hiện đại.

Trên cơ sở quy hoạch nghành sản phẩm, lãnh thổ và danh mục dự án kêu gọi đầu tư được phê duyệt các địa phương cần chủ động tiến hành xúc tiến đầu tư một cách cụ thể.

Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ thương mại tổ chức phối hợp nghiên cứu tình hình kinh tế thị trường đầ tư, chính sách của nhà nước, tập đoàn đa quốc gia và các công ty lớn để có chính sách vận động thu hút đầu tư phù hợp , nghiên cứu pháp luật chính sách, biện pháp thu hút FDI của các nước trong khu vực để có đối sách phù hợp. Cần tập trung chỉ đạo và hổ trợ kịp thời các nhà đầu tư đang có dự án hoạt động giúp họ giải quyết nhửng vấn đề phát sinh. Đây là biện pháp để thuyết phục các nhà đầu tư mới. Thường xuyên rà soát và đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện môi trường đâu tư, đáp ứng các yêu cầu hội nhập và đảm bảo sức cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt nam.

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam thời kỳ 1988 đến nay (Trang 84 - 86)