Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện, đổi mới cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam thời kỳ 1988 đến nay (Trang 86 - 89)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẢY HOẠT ĐỘNG ĐẦUTƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

3. Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện, đổi mới cơ chế chính sách

Môi trường đầu tư hấp dẫn trước hết ở hệ thống pháp luật. Việt Nam cần mạnh dạn hơn nữa trong việc tạo ra môi trương pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo xu hướng đồng bộ hoá về luật, tăng ưu đãi về tài chính cho nhà đầu tư đi đôi với việc kiểm soát chặt chẽ những điều kiện liên quan đến sự phát triển ổn định, bền vững cho phù hợp với tình hình trong nước và thông lệ quốc tế. Cần phái tránh sự chồng chéo mâu thuẫn giữa các luật. Đặc biệt cần tiến tới thống nhất điều chỉnh các

hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài bởi một bộ luật đầu tư thống nhất chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Chuyển từ điều chỉnh trực tiếp sang điều chỉnh gián tiếp theo cơ chế thị trường thông qua hệ thống công cụ pháp luật đồng bộ. Nó vừa tạo hành lang pháp lý rõ ràng tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài vừa hạn chế quan liêu cữa quyền tham nhũng... Làm tổn thương đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Để khuyến khích hoạt động FDI cần quan tâm đến một số chính sách sau:

- Chính sách đất đai: củ thể hoá việc cho thuê thế chấp chuyển nhượng đất đai hình thành bộ máy nhanh và hiệu quả (kết hợp giữa thuyết phục tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật và cưỡng chế) giảm giá thuê đất công tác đo đạc chỉ nên tiến hành tối đa hai lần thủ tục đơn giản chi phí đền bù giản phóng mặt bằng được xác định trên cơ sở giá thị trường và có sự thoả thuật với người sử dụng đất. Hiện nay công tác giải phóng mặt bằng gây chậm trễ nhất trong việc triển khai dự án đầu tư. Nhà nước cần cụ thể hoá bằng pháp luật để có căn cứ cho các địa phương thực hiện thuận lợi.

- Chính sách thuế và hỗ trợ tài chính: Rà soát lại các chính sách về thuế để đảm bảo tính ổn địnhvà thay đổi những bất hợp lý theo khuynh hướng khuyến khích các dự án nội địa hoá, khắc phục tình trạng nhập khẩu nhiên liệu, vật tư... nhà nước cần nghiên cứu chính sách ưu đãi tài chính: Giải quyết vấn đề hoàn thuế chuyển lợi nhuận về nước, vốn có, hỗ trợ các dự án được cấp giấy phép hưỡng những ưu đãi về thuế lợi tức, giá thuê đát mới, giảm thuế doanh thu cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Hỗ trợ bán ngoại tệ...cho phép các tổ chức hỗ trợ về tài chính cho các đối tác việt nam ở đơn vị liên doanh nhằm hạn chế cao nhất mức thiệt hại của việt nam và các nhà đầu tư nước ngoài tìm được đối tác trong nước có đủ năng lực tài chính.

- Chính sách lao động và tiền lương: hoàn thiện văn bản lựa chọn lao động, chức năng của cơ quan quản lý lao đông, đào tạo đề bạt sa thải tranh chấp lao động... Thành lập phân toà lao động tăng cường vai trò của cơ quan thanh tra lao động trong kiểm tra giám sát sữa đổi mức chịu thuế thu nhập của người nước ngoài theo hướng nâng cao mức khởi điểm chịu thuế và giảm mức thuế suất, giảm thuế thu nhập cho người việt nam. Sở lao động và thương binh xã hội nên thoả thuận với các nhà đầu tư về các tiêu chuẩn đối với ngươi lao động, sở lao động và thương binh nên phối hợp cùng nhà đầu tư để lựa chọn lao động cho phù hợp bằng các doanh nghiệp có vốn ĐTNN cử cán bộ chuyên trách sang tham gia phỏng vấn, kiểm tra hồ sơ... khi đó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình tuyển dụng lao động, tìm kiếm lao động phù hợp giúp các dự án được triển khai đúng tiến độ chất lượng dự án được nâng cao. Tiến tới cho phép các nhà ĐTNN trực tiếp tuyển dụng lao động theo tiêu chuẩn của họ.

- Chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm: khuyến khích xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao, chế biến tinh, sâu sản phẩm mang thương hiệu Việt nam. Nghiên cứu ban hành chính sách chống độc quyền, chống phá giá hàng loạt, xây dựng luật cạnh tranh để tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp FDI bị thua lỗ do việc bán sản phẩm dưới giá thành kéo dài vì động cơ không lành mạnh cần xử li về trách nhiệm và kinh tế. Bảo hộ thị trường trong nước bằng cách định hướng các nghành ưu tiên...xây dựng đội ngũ cán bộ chát lượng cao.

- Chính sách về công nghệ: xây dựng chiến lược thu hút về công nghệ hiện đại co trọng xây dựng khu công nghệ cao công nghệ sạch ở vùng thích hợp với hệ thống quy chế rõ ràng. Máy móc thiết bị đưa vào ghóp vốn hoặc nhập khẩu phải qua giám định chất lượng . Xỷ lí thoã đáng việc nhập thiết bị đã qua sử dụng theo nguyên tắc để nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm và tự quyết định nhưng phải đảm bao các quy định về an toàn lao động và môi trường. Đào tạo cán bộ quản lí khoa học công nghệ thường xuyên đưa

một số cán bộ có phẩm chất và chuyên môn cao ra nước dể tiếp cận thông tin về công nghệ từ ddó nâng cao hiệu quả giám định chất lượng công nghệ. Bảo đảm quyền sỡ hữu trí tuệ công nghệ.

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam thời kỳ 1988 đến nay (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w