Nhân tó bên ngoài 1 Thuận lợ

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam thời kỳ 1988 đến nay (Trang 80 - 83)

I. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI TRONG KẾ HOẠCH 5 NĂM 2001

3. Các nhân tố tác động tới việc thu hút FDI trong tình hình mớ

3.2. Nhân tó bên ngoài 1 Thuận lợ

Trong các nước ASEAN chỉ trừ nền kinh tế của Singapo và ở một mức độ nhất định thì nền kinh tế của Malaysia là có tính chất bổ sung đối với nền kinh tế của Việt nam còn các nước có trình độ thấp hơn khối này như Thái Lan, Indonesia, Philippines hiện nay còn có nhiều nghành có lợi thế so

sánh giống Việt Nam như nông nghệp, công nghiệp khai khoáng, một số nghành công nghiệp nhẹ ( giày giép, quần áo, dụng cụ thể thao ... ). Do vậy điều dễ hiểu là các nước ASEAN sẽ không đầu tư vào nghành đó ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên tron tương lai các nước này sẽ mất dần lợi thế so sánh của các lĩnh vực trên khi chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong nước tăng nhanh.

Khi đó họ sẽ đầu tư sang các nước vẫn còn lợi thế so sánh đó, trong đó có Việt nam.

Sự gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong tương lai là nhân tố quan trọng trong việc thu hút FDI bởi vì khi đó hàng sản xuất tại Việt nam không những chi phí thấp ( do có lợi thế về giá công nhân) mà còn được hưởng mức thuế ưu đãi khi xuất hàng sang các nước thuộc thị trường Bắc Mỹ, tạo cơ hội cho hàng hoá Việt nam thâm nhập vào thị trường Bắc Mỹ đầy tiềm năng.

Việc Việt Nam gia nhập khối mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã tạo ra tính năng động đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều đó thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, dưới tác động của phân công lao động quốc tế trong nội bộ các nước ASEAN, các nước phải lựa chọn mặt hàng xuất khẩu có lợi thế so sánh, đồng thời phải mở cửa thị trường của mình cho nhiều mặt hàng xuất khẩu từ ASEAN.

Thứ hai, dưới tác động của hiệp định chung về thuế quan và thương mại (CEPT) chu chuyển mậu dịch giữa các nước ASEAN sẽ được thúc đẩy và đặc biệt giá thành của sản phẩm cuối cùng sản xuất tại ASEAN giảm.

Thứ ba, để có cơ hội chiếm lĩnh thị trường đáng kể ở ASEAN và được hưởng các điều kiẹn ưu đãi đối với các sản phẩm có nguồn gốc 40% là từ ASEAN, các nhà đâu tư quốc tế sẽ tích cực đâu tư vào ASEAN hơn là bảo vệ và mở rộng thị trường trước đây khi chưa có AFTA vì họ phải chu

chuyển sản phẩm hàng hoá của mình từ các cơ sở sản xuất bên ngoài ASEAN.

Thứ tư, do sự lớn mạnh của thị trường ASEAN thông qua mức tăng cơ học về dân số, nhu cầu sức mua và sự sáng tạo văn minh thương mại cũng sẽ phát triển(tức là dưới tác động qua lại của tiêu dùng, một thị trường thống nhất, chất lượng và quy mô tiêu dùng sẽ được đổi mới ) .

Với bốn lí do trên nếu AFTA được thực hiện việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN trong đó có Việt nam chắc chắn sẽ thành công.

3.2.2 Khó khăn

Mặc dù có nhửng thuận lợi kể trên nhưng bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới cũng đang đặt Việt nam trước nhửng khó khăn thách thức. Vốn và công nghệ từ Mỹ, Nhật Bản, EU và các nước NIC Đông á sẽ đỗ vào các nước ASEAN nhờ tạo dựng AFTA ở ASEAN và theo đó ASEAN sẽ lấy lại được ưu thế về thu hút FDI so với các nền kinh tế chuyển đôỉ khác.

AFTA sẽ tác động mạnh đến đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nội bộ ASEAN như đối với việc thu hút FDI từ bên ngoài ASEAN. Vì thế quan hệ giữa các quốc gia trong khối ASEAN về thu hút vốn FDI sẽ vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt hơn là sự hợp tác.

Xét trên giác độ nghành nghề thì AFTA gần như không ảnh hưởng tới đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các nghành công nghiệp phi chế biến như công nghiệp xây dựng, khai thác, đánh bắt thuỷ sản và nông nghiệp, do sản phẩm của các nghành xây dựng khó di chuyển, sản phẩm công nghiệp khai thác thì bị hạn chế do tài nguyên thiên nhiên hữu hạn, còn sản phẩm của nghành nông nghiệp thì phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (khí hậu, thời tiết ...). Ngược lại, AFTA lại tác động mạnh trực tiếp tới đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các nghành công nghiệp chế tạo, chế biến như chế biến thực phẩm, dệt may, cơ khí, hoá chất, điện tử và vật liệu xây dựng. Hiện tại

việt nam đang có lợi thế so sánh đối với những ngành sử dụng nhiều lao động

Như ngành dệt may, còn những ngành công nghệ chế biến đòi hỏi phải có trình độ công nghệ cao, vốn lớn. Việc sản xuất các sản phẩm thuộc ngành này đòi hỏi phải có kinh nghiệm nhiều năm và cần có sự hỗ trợ của các ngành công nghiệp liên quan. Các nước trong khối ASIAN đã có nền tảng và điều kiện thuận lợi tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những ngành này. Do đó việc tham gia AFTA sẽ có trở ngại đối với việt nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp chế biến.

Khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực cũng là một trở lực lớn đối với việt nam theo các nhà chuyên gia kinh tế thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực sẽ còn kéo dài trong 3-5 năm tới. Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam được ít mà thiệt nhiều.

Tóm lại, bức tranh toàn cảnh về tình hình trong nước và quốc tế cho thấy, việc thu hút vốn FDI trong những năm tới là hết sức khó khăn đối với việt Nam. Vì vậy, Chính phủ cần có những định hướng phát triển và chính sách kinh tế đúng đắn, cải thiện môi trường đầu tư để thu hút ngày càng nhiều FDI. Điều đáng quan tâm là tạo điều kiện để các dự án FDI hoạt động hiệu quả trong thực tế.

Một phần của tài liệu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam thời kỳ 1988 đến nay (Trang 80 - 83)