Tình hình tài sản – nguồn vốn

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại chi nhánh tư vấn thiết kế và xây dựng (Trang 35)

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính ở một thời điểm nhất định. Nó là một bảng tóm tắt ngắn gọn về những gì mà doanh nghiệp có/sở hữu (tài sản) và những gì mà doanh nghiệp nợ (các khoản nợ) ở một thời điểm nhất định. Thông qua bảng số liệu trên đây, chúng ta có thể đánh giá sợ bộ về tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của CCDC qua ba năm 2011, 2012 và 2013.

Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

TÀI SẢN

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 59.393.148.832 105.431.657.734 272.461.473.286 I. Tiền và các khoản tương

đương tiền 14.646.663.831 33.117.975.070 25.504.970.647

1. Tiền 2.046.663.831 5.117.975.070 1.304.970.647

2. Các khoản tương đương tiền 12.600.000.000 28.000.000.000 24.200.000.000

II. Các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn 3.500.000.000 4.500.000.000 3.100.000.000

III. Khoản phải thu ngắn hạn 21.394.725.032 25.693.194.433 157.332.431.286

1. Phải thu khách hàng 5.378.585.089 7.480.952.924 24.195.073.430 2. Trả trước cho người bán 9.583.007.283 19.028.252.742 25.204.096.241 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 7.140.799.157 0 108.376.512.342 4. Các khoản phải thu khác 503.027.960 765.146.071 2.250.167.120 5. Dự phòng phải thu ngắn hạn

khó đòi (1.581.157.304) (1.210.694.457) (2.693.417.847)

III. Hàng tồn kho 19.563.609.668 38.195.239.352 82.131.912.083 IV. Tài sản ngắn hạn khác 288.150.301 3.925.248.879 4.392.159.270

1. Thuế và các khoản phải thu

Nhà nước 85.589.917 953.972.787 2.976.960.444 2. Tài sản ngắn hạn khác 202.560.384 2.971.276.092 1.415.198.826 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 782.554.679 924.934.195 2.750.798.409 I. Tài sản cố định 637.402.507 784.331.580 1.662.843.486 1. Tài sản cố định hữu hình 637.402.507 784.331.580 1.662.843.486 Nguyên giá 2.065.972.030 2.527.487.566 2.842.682.486

Giá trị hao mòn lũy kế (1.428.569.523) (1.743.155.986) (1.179.839.000)

II. Tài sản dài hạn khác 145.152.172 140.602.615 1.087.954.923

1. Chi phí trả trước dài hạn 145.152.172 140.602.615 1.087.954.923

NGUỒN VỐN

A- NỢ PHẢI TRẢ 51.132.252.512 88.107.483.716 250.278.011.143 I. Nợ ngắn hạn 50.859.455.255 88.107.483.716 250.278.011.143

1. Vay và nợ ngắn hạn 112.500.000 112.500.000 2.782.741.500 2. Phải trả người bán 21.192.613.899 56.319.182.583 138.257.075.067 3. Người mua trả tiền trước 6.802.024.973 3.325.055.690 3.258.915.959 4. Thuế và các khoản phải nộp

Nhà nước 1.719.143.829 784.368.911 739.149.212

5. Phải trả người lao động 7.105.169.322 11.090.071.476 15.975.256.197 6. Chi phí phải trả 13.461.967.004 9.607.101.871 67.527.624.683 7. Các khoản phải trả, phải nộp

ngắn hạn khác 291.331.624 214.046.841 948.717.855 II. Nợ dài hạn 272.797.257 0 0 1. Vay và nợ dài hạn 112.500.000 0 0 2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 160.297.257 0 0 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 9.043.450.999 18.249.108.213 24.934.260.552

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5.142.708.869 6.208.621.466 6.208.621.466 2. Lợi nhuận sau thuế chưa

phân phối 2.834.829.530 12.040.486.747 18.725.639.086

TỔNG NGUỒN VỐN 60.175.703.511 106.356.591.929 275.212.271.695

(Nguồn: Phòng kế toán)

Qua Bảng cân đối kế toán ta thấy tổng tài sản của chi nhánh năm 2012 là 106.356.591.929đồng, tăng so với năm 2011(60.175.703.511đồng) là 46.180.888.418đồng, tỷ lệ tăng 76,74%.Tổng tài sản năm 2013 tăng thêm 168.855.679.766 đồng (tương ứng 158.76%) so với năm 2012 lên con số 275.212.271.695 đồng. Mức tăng này cũng tương ứng với mức tăng tổng nguồn vốn vì theo nguyên tắc kế toán thì tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn. Cụ thể tình hình tài sản và nguồn vốn của chi nhánh như sau:

TÌNH HÌNH TÀI SẢN: Tài sản ngắn hạn:

Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2012 là 33.117.975.070 đồng, trong khi năm 2011 chỉ là 14.646.663.831 đồng. Chênh lệch tăng là 18.471.311.239 đồng, tương ứng tăng 126,11%. Năm 2012 lượng dự trữ tiền mặt tăng gần gấp đôi so với năm 2011 cho thấy chi nhánh đã có thể chủ động hơn đối với các sự cố xảy ra. Ngoài ra, hiện nay tình hình giá nguyên vật liệu biến động thất thường, với khoản tiền dự trữ có thể chộp được thời cơ mua nguyên vật liệu giá thấp cho các công trình thực nghiệm, công trình tổng công ty giao cho nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất. Tuy nhiên dự trữ quá nhiều tiền khiến chi nhánh không tận dụng được cơ hội đầu tư vào những tài sản sinh lời khác, gây tình trạng ứ đọng vốn và tăng chi phí quản lý tiền. Có lẽ vì điều này nên trong năm 2013, chi nhánh quyết định thay đổi chính sách khi cắt giảm tới 22.99%tiền mặt so với năm 2012, tức là dự trữ ít hơn 7.613.004.423 đồng. Điều này lại dẫn đến rủi ro chi nhánh không đủ tiền thanh toán các khoản nợ, không chủ động khi có những biến cố bất ngờ xảy ra. Đồng thời làm cho chi nhánh khó tạo niềm tin, uy tín với nhà cung cấp và các ngân hàng. Như vậy có thể thấy được chính sách quản lý tiền của chi nhánh chưa thực sự nhất quán khi mức dự trữ tiền biến động rất mạnh qua từng năm.

Chi nhánh đầu tư tài chính ngắn hạn mua cổ phiếu của một số công ty đang xuống giá và có khả năng lên giá cao trong thời gian gần, năm 2011 mua 3.500.000.000 đồng cổ phiếu, sang năm 2012 tăng 1.000.000.000 đồng tương ứng 28,57%. Song trong năm 2013 tình hình thị trường chứng khoán không quá khởi sắc nên chi nhánh quyết định giảm đầu tư cổ phiếu xuống còn 3.100.000.000 đồng thấp hơn cả năm 2011.Đầu tư cổ phiếu nhằm sinh lời từ việc mua bán chênh lệch giá tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, dễ mất tiền nếu không tìm hiểu kỹ và không có chuyên gia tư vấn.

Khoản phải thu ngắn hạn trong năm 2012 lên tới 25.693.194.433 đồng, trong khi năm 2011 là 21.394.725.032 đồng, mức tăng 4.298.469.401 đồng (tương ứng tăng 20,09%). Một vấn đề đáng quan tâm đó là các khoản phải thu năm 2013 tăng một cách bất thường cao hơn 512,35% so với năm 2012 lên 157.332.431.286 đồng.Chiếm hầu hết khoản mục phải thu ngắn hạn đó là phải thu khách hàng và trả trước cho người

bán. Ta thấy khoản phải thu người bán không lớn lắm song trả trước cho người bán lại chiếm lượng rất lớn trong phải thu ngắn hạn, điều này làm phát sinh chi phí cơ hội của việc bị chiếm dụng vốn. Đặc biệt ở khoản mục phải thu nội bộ ngắn hạn xảy ra tình trạng năm 2012 bằng không nhưng sang năm 2013 tăng trội lên những 108.376.512.342 đồng chiếm hầu như phần lớn khoản phải thu ngắn hạn, nguyên nhân là vì năm 2013 chi nhánh nhận thầu quá nhiều công trình nên mở công ty con trực thuộc chi nhánh để thực hiện thi công các công trình cho chi nhánh nhằm đẩy nhanh và hoàn thành đúng được thời hạn thi công để bàn giao cho đối tác. Việc hoàn thành công trình đúng thời hạn hợp đồng và đảm bảo chất lượng sẽ giúp chi nhánh có thể yêu cầu đối tác phải thanh toán tiền theo như đã ký kết trước đó. Nhìn vào tình hình chung, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp làm ăn sa sút, phá sản dẫn đến việc chi nhánh bị chiếm dụng vốn lớn như vậy có thể xảy ra nguy cơ mất vốn.Mặt tốt của tăng phải thu ngắn hạngiúp công ty thu hút được nhiều khách hàng hơn, tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh từ đó tăng doanh thu.

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của chi nhánh đó là hàng tồn kho. Giá trị hàng tồn kho của chi nhánh năm 2012 lên tới 38.195.239.352 đồng, chiếm 40% giá trị tổng tài sản. Năm 2011, giá trị hàng tồn kho của chi nhánh là 19.563.609.668 đồng, chiếm 32,51% giá trị tổng tài sản. Giá trị hàng tồn kho năm 2012 đã tăng 18.631.629.684 đồng so với năm 2011 (mức tăng 95,24%) và đến năm 2013 đã lên 82.131.912.083 đồng (mức tăng 115.03% so với 2012).Phần lớn giá trị hàng tồn kho lớn dochi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Dự trữ nguyên vật liệu ít giúp chi nhánh tiết kiệm được chi phí quản lý kho cũng như không phải lo về vấn đề bảo quản nguyên vật liệu. Sự gia tăng của hàng tồn kho trong năm 2013 chứng tỏ chi nhánh nhận thầu nhiều công trình hơn so với hai năm trước đó cụ thể chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là chi phí dở dang của các công trình: Nhà máy Công ty TNHH MTV Thực phẩm á Châu 2, Nhà máy điện thoại Samsung - Nhà số 4, đường dây và TBA 110KV Khu CN Gián Khẩu, Sân Phân phối 500KV Vũng áng và các công trình dở dang khác.

Tài sản dài hạn:

Chi nhánh thuộc lĩnh vực tư vấn và thiết kế là chủ yếu nên tài sản cố định không lớn, sự gia tăng tài sản cố định là do đầu tư mua thêm các công cụ hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu, thiết kế, giám sát, kiểm định thi công của chi nhánh. Hầu hết máy móc tại chi nhánh có công nghệ hiện đại, tiên tiến được Tổng công ty đầu tư trang bị vào năm ngoái và được nhập khẩu từ các nước Anh, Đức, Mỹ...nên trong một vài năm tới dự đoán tài sản cố định của chi nhánh không có biến động nhiều.

TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN: Nợ ngắn hạn:

Vay ngắn hạn không đổi từ năm 2011 sang năm 2012 song khoản phải trả người bán lại chiếm phần lớn tỷ trọng của nợ phải trả khoảng 64%, năm 2012 phải trả người bán là 56.319.182.583 đồng tăng 35.126.568.684 đồng (tương ứng 165,75%) so với 35.126.568.684 đồng (năm 2011), tiếp tục tăng 81.937.892.484 đồng trong năm 2013. Tuy nắm lượng tiền mặt lớn để mua được nguyên vật liệu chi phí thấp nhưng với hoạt động ngành đa dạng chi nhánh luôn nhanh nhạy trong việc đầu tư các dự án, cụ thể nợ phải trả người bán dành cho hoạt động đấu thầu, các nhà thầu thường được ra hạn một khoảng thời gian thanh toán nhất định nên số nợ tăng lên này là điểm khởi đầu cho các dự án mới. Ngoài ra, do các khoản phải thu tăng cao vào năm 2013 nên chi nhánh chưa thu hồi được tiền của khách hàng để trả cho người bán làm cho khoản mục này tăng mạnh từ 56.319.182.583 đồng vào năm 2012 lên138.257.075.067 đồng trong năm 2013. Tuy nhiên, có nhiều rủi ro với công trình chậm tiến độ hoàn thành, rủi ro về vốn đầu tư thi công, chính sách của Chính phủ vv…

Ngược lại với việc tạo được uy tín với bên ngoài thì nội bộ bên trong chi nhánh lại có một số vấn đề, năm 2012 nợ phải trả người lao động là 11.090.071.476 đồng so với nợ phải trả người lao động năm 2011 là 7.105.169.322 đồng tăng 3.984.902.154 đồng (tương ứng 56,08%), năm 2013 lại tăng thêm 4885184721 đồng (tương ứng 44,05%). Kinh tế khủng hoảng chi phí sống đắt đỏ, khoản nợ người lao động tăng cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của một bộ phận nhân viên, không tạo động lực cho nhân viên phát huy hết khả năng nghiệp vụ.

Các khoản mục còn lại của nợ ngắn hạn: thuế và các khoản phải nộp nhà nước, chi phí phải trả và các khoản phải trả ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguốn vốn nợ ngắn hạn của chi nhánh.

Nợ dài hạn:

Chi nhánh đã thành công trong việc làm số nợ dài hạn 272.797.257 đồng (năm 2011) xuống còn 0 đồng vào năm 2012 và 2013, thanh toán hết khoản nợ dài hạn giúp chi nhánh giảm bớt gánh nặng tiền nợ và tập trung vốn vào các hạng mục của chi nhánh.

Vốn chủ sở hữu:

Năm 2012 nguồn vốn chủ sở hữu là 18.249.108.213 đồng tăng gấp 2 lần năm 2011 là 9.043.450.999 đồng. Sở dĩ có sự gia tăng này do khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2012 là 12.040.486.747 đồng lớn hơn 9.205.657.214 đồng (tương ứng 324,73%) so với năm 2011 (giá trị là 2.834.829.533 đồng) và lợi nhuận năm 2013 là 18.725.639.086 đồng tăng cao hơn năm 2012 là 6.685.152.339 đồng. Việc tăng

nguồn vốn bằng cách tăng vốn chủ sở hữu giúp công ty chủ động trong đầu tư, không mất chi phí lãi vay vì thế giảm chi phí kinh doanh.

Nhận xét:Qua bảng cân đối kế toán, ta thấy tổng tài sản và tổng nguồn vốn trongba năm đều tăng với hiệu quả tốt, khi mà chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trong báo cáo kết quả kinh doanhluôn mang dấu dương. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh thì có đến 85% là vay nợ trong khi tỷ trọng vốn chủ sở hữu quá nhỏ, điều này sẽ tiềm tàng nhiều rủi ro khi chinhánh không có khả năng thanh toán và dễ gây phá sản doanh nghiệp. Ngoài ra, cơ cấu vốn lưu động quá lớn chiếm 98,7% tổng vốn kinh doanh, điều này có sự không hợp lí đối với một doanh nghiệp có hoạt động thi công xây lắp công trình như chi nhánh.Trong những năm tới, chi nhánh cần có những chiến lược cụ thể để giải quyết các khoản nợ ngắn hạn, nợ phải trả người bán và người lao động, giảm thiểu hàng tồn kho…để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn nữa.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại chi nhánh tư vấn thiết kế và xây dựng (Trang 35)