Chi nhánh tư vấn thiết kế và xây dựng chuyên thực hiện các dịch vụ tư vấn đầu tư xây dứng bao gồm các lĩnh vực sau:
Lập dự án đầu tư các công trình có vốn đến nhóm B. Thiết kế các công trình công nghiệp và dân dụng đến nhóm B;
Tư vấn đấu thầu các công việc : thiết kế, mua sắm thiết bị, xây lắp các công trình, xác định giá xây dựng và giá tư vấn xây dựng phục vụ cho chủ đầu tư và các nhà thầu;
Kiểm định chất lượng công trình xây dựng, quản lý dự án;
Lập dự án đầu tư xây dựng và thiết kế các công trình công nghiệp đến nhóm A, công trình nguồn điện, trạm biến áp, đường dây điện 220KV;
Thiết kế quy hoạch chi tiết khu dân cư, khu chức năng đô thị, khu công nghiệp;
Thẩm tra dự án, thẩm định thiết kế, tổng dự toán, giám sát kỹ thuật xây dựng, tổng thầu thiết kế quản lý dự án các công trình công nghiệp và dân dụng; Xây dựng thực nghiệm các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp ngành,
cấp nhà nước do đơn vị thiết kế, xây lắp các công trình do tổng công ty giao.
2.1.4. Cơ cấu bộ máy quản lý tại Chi nhánh
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại Chi nhánh
(Nguồn Phòng kế hoạch tổng hợp) Giám đốc Phó Giám Đốc Đội quản lý chất lượng Chuyên gia &cộng tác viên Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng tài chính - kế toán Phòng quản lý dự án Phòng thiết kế xây dựng & công Phòng thiêt kế lưới điện
Giám đốc: là người đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, tổng công ty và pháp luật về điều hành hoạt động của công ty .Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, và hàng năm của công ty.
Phòng tài chính - kế toán: Do kế toán trưởng công ty tổ chức quản lý điều hành, có chức năng tham mưu cho giám đốc thực hiện các công tác thống kê, kế toán tài chính. Thực hiện hạch toán kinh tế, cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin cần thiết chính xác giúp cho giám đốc có những quyết sách sản xuất kinh doanh và đầu tư hiệu quả.
Phòng kế hoạch tổng hợp: Tham mưu về đối nội và đối ngoại, giúp lãnh đạo chi nhánh chỉ đạo, quản lý sản xuất kinh doanh các lĩnh vực: Kế hoạch, thị trường, báo cáo thống kê, quản lý kỹ thuật; Quản lý và điều hành công việc về tổ chưc và tiền lương; Quản lý và điều hành công việc về văn phòng.
Phòng thiết kế xây dựng: Là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức và sản xuất của chi nhánh tư vấn thiết kế và xây dựng,phòng có chức năng: Thiết kế phần xây dựng thuộc các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp; Đào tạo cán bộ chuyên môn cho chi nhánh và tổng công ty; Tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh trong công tác thị trường trong lĩnh vực thiết kế xây dựng.
Phòng thiết kế đường dây và trạm: Tư vấn thiết kế, giám sát tác giả, giám sát thi công, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo đường dây trên không, đường cáp ngầm, trạm biến áp cấp điện áp từ hạ áp đến cao áp; Tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh trong công tác thị trường trong lĩnh vực thiết kế đường dây và trạm; Đào tạo cán bộ chuyên môn cho chi nhánh và tổng công ty.
Phòng quản lý dự án: Tham mưu giúp lãnh đạo chi nhánh chỉ đạo, quản lý sản xuất kinh doanh các lĩnh vực: Tư vấn đầu tư và đấu thầu, tư vấn giám sát, quản lý và điều hành dự án; Khai thác thị trường; Đào tạo cán bộ về chuyên môn.
2.2. Phân tích tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh trong ba năm 2011 – 1013 Chi nhánh trong ba năm 2011 – 1013
Để nắm rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, chúng ta có thể xem xét một cách tổng quát kết quả kinh doanh của chi nhánh thông qua các báo cáo tài chính trong một vài năm trở lại đây.
2.2.1. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của công ty được phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các số liệu trên báo cáo cho biết thông tin tổng hợp về kết quả sử dụng vốn, lao động kỹ thuật và kinh nghiệm của công ty. Sau đây là báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh trong ba năm 2011-2012-2013:
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ 141.219.968.483 278.561.661.772 561.538.677.496 2. Các khoản giảm trừ doanh
thu 0 0 0
3. Doanh thu thuần 141.219.968.483 278.561.661.772 561.538.677.496
4. Giá vốn hàng bán 130.644.968.828 256.212.607.215 532.761.872.570
5. Lợi nhuận gộp 10.574.999.655 22.249.054.557 28.776.804.926
6. Doanh thu hoạt động tài
chính 1.813.460.839 2.272.751.834 3.044.877.593
7. Chi phí tài chính 66.264.904 408.531.721 2.039.587.041 Trong đó: Chi phí lãi vay 53.898.224 408.531.721 791.447.243
8. Chi phí bán hàng 0 0 0
9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp 6.862.064.502 8.372.463.544 11.451.731.336
10. Lợi nhuận thuần 5.460.131.088 15.840.811.126 18.330.364.142
11. Thu nhập khác 108.034.319 213.171.204 6.637.270.125
12. Chi phí khác 980.312 0 115.486
13. Lợi nhuận khác 107.054.007 213.171.204 6.637.154.639
14. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế 5.567.185.095 16.053.982.330 24.967.518.781
15. Thuế TNDN hiện hành 1.624.929.896 4.013.495.583 6.241.879.695
16. Lợi nhuận sau thuế 3.942.255.199 12.040.486.747 18.725.639.086
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh ba năm năm 2011, 2012 và 2013 của CCDC ta thấy tình hình tài chính của CCDC có sự vượt bậc rõ rệt. Cụ thể các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh như sau:
Về doanh thu:
Biểu đồ 2.1. Doanh thu qua các năm
(Nguồn: tính toán của tác giả)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụnăm 2012 của chi nhánh là 278.561.661.772 đồng, nhận thấy so với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 là 141.219.968.483 đồng đã tăng lên 137.341.693.289 đồng, tương ứng tăng 97,25%. Đặc biệt, đến năm 2013 với tốc độ phát triển nhanh chóng của các công trình đô thị đã đưa tổng doanh thu lên đến561.538.677.496 đồng, tăng 282.977.015.724 đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 101,59%.Mặc dù nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát hẳn khỏi sự ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu song CCDC vẫn khẳng định vị thế của mình và không ngừng phát triển, nguyên nhân do ban giám đốc đã biết nắm bắt thời cơ, mang về cho chi nhánh những hợp đồng lớn. Một vài công trình chi nhánh đã hợp tác thi công trong năm qua đó là: nhà máy cơ khí Tam Bảo, nhà máy thực phẩm Thái Bình, dự án xây dựng chợ Đồng Đăng, căn hộ liền kề khu đô thị mới Bắc Ninh….
Các khoản giảm trừ doanh thu: Một thành công của chi nhánh đó là trong ba năm 2011, 2012 và 2013 các khoản giảm trừ doanh thu đều bằng 0, đây là điều chi nhánh luôn cố gắng duy trì vì các sản phẩm chi nhánh bàn giao cho khách hàng đều đạt đúng tiêu chuẩn của hợp đồng, có nghĩa chi nhánh không phải mất khoản chi phí nào để sửa chữa hay bồi thường cho khách hàng. Nhờ vậy, uy tín của chi nhánh trong lòng khách hàng cũng được nâng cao rõ rệt, mang đến nhiều cơ hội với những bản hợp đồng lớn hơn cho chi nhánh. Ngoài ra, các khoản giảm trừ doanh thu bằng 0 đồng nghĩa với doanh thu thuần đúng bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 là 2.272.751.834 đồng, tăng 459.290.995 đồng so với doanh thu hoạt động tài chính năm 2011, mức tăng không lớn tương ứng 25,33%. Sang năm 2013, mức tăng cũng chỉ nhích lên một chút là33.97%, có nghĩa tăng 772.125.759 đồng so với năm 2012 lên mức 3.044.877.593 đồng.Các
141.219.968.483
278.561.661.772
561.538.677.496
khoản doanh thu tài chính chi nhánh nhận được chủ yếu do lãi tiền gửi ngân hàng với lãi suất 13,5%/năm làm tăng lợi nhuận đầu tư tài chính. Ngoài ra, trong năm 2013 chi nhánh có cho các công ty CP Bê tông Ly tâm Vinainco, công ty TNHH MTV Xây lắp hóa chất và công ty TNHH MTV Cơ khí hóa chất Hà Bắc vay với số lãi nhận được là 501.359.207 đồng chiếm 16,67% tỷ trọng doanh thu hoạt động tài chính của chi nhánh.Đây chỉ là một chỉ số nhỏ trong chỉ tiêu doanh thu và tác động không đáng kể đến tình hình doanh thu của chi nhánh.Hiện tại, công ty chưa thực hiện đầu tư cổ phiếu, trái phiếu… trên thị trường tài chính vì vậy doanh thu hoạt động tài chính mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với doanh thu bán hàng. Như vậy, công ty hiện chưa chú trọng vào hoạt động này.
Năm 2012 chi nhánh có khoản thu nhập khác 213.171.204 đồng tăng 105.136.885 đồng so với năm 2011 (là 108.034.319 đồng). Tuy nhiên, lại có sự tăng đột biến khoản thu nhập khác trong năm 2013 lên đến 6.637.270.125 đồng (tăng khoảng 30 lần so với năm trước đó). Sở dĩ có sự tăng vọt này là do Tổng công ty đầu tư nhiều máy móc thiết bị công nghệ mới nên chi nhánh đang thanh lý dần các thiết bị máy móc cũ như máy tính ở bộ phận thiết kế, các thiết bị đo lường – khảo sát công trình,….
Về chi phí:
Khoản mục quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu chi phí đó là giá vốn hàng bán. Năm 2011 giá vốn hàng bán là 130.644.968.828 đồng; năm 2012 giá vốn là 256.212.607.215 đồng tăng cao hơn năm 2011 là 125.567.638.387 đồng, tương ứng 96,11%; sang năm 2013 giá vốn là 532.761.872.570 đồng, tăng 276.549.265.355 đồng, tương ứng 107,94% so với năm 2012.Tưởng như mức tăng chi phí này là không tôt đối với lợi nhuận của chi nhánh, song nhìn lên mức tăng doanh thu thuần đạt 97,25% (năm 2012) và 101,59% (năm 2013) thì hoàn toàn hợp lý. Việc nhận được nhiều hợp đồng đồng nghĩa chi phí sản xuất cũng phải tăng theo để đảm bảo sản phẩm tạo ra có chất lượng tốt, các dự án xây dựng chi nhánh nhận thầu hầu hết là thuê công ty ngoài thực hiện, chi nhánh chỉ thực hiện giám sát nên chi phí rất lớn.
Chi phí tài chính của chi nhánh trong năm 2012 là 408.531.721 đồng, tăng 342.266.817 đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 516,51%. Khoản chi phí tài chính mà chi nhánh phải chi trả chính là chi phí trả lãi vay của chi nhánh. Với mức tăng 516,51% cho thấy chi nhánh đã vay nợ hơn rất nhiều mà ở đây chủ yếu là vốn lưu động để chi trả cho công ty thuê ngoài tham gia xây dựng công trình. Với số lượng công trình lớn hơn vào năm 2013 thì lượng chi phí tài chính phải trả đã tăng lên đến 2.039.587.041 đồng, tương ứng tăng 399.25% so với năm 2012, trong đó tiền trả lãi vay là791.447.243 đồng còn lại là phí bảo lãnh, chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện. Tuy việc vay vốn này mất chi phí lãi vay song nó đảm bảo cho chi nhánh có thể
thanh toán đúng thời hạn với các bên được thuê của dự án, giúp tăng uy tín của chi nhánh.
Chi phí quản lý kinh doanh năm 2011 là 6.862.064.502 đồng, năm 2012 tăng 1.510.399.042 đồng (tương ứng 22,01%) so với năm 2011, chi phí quản lý kinh doanh 2013 là11.451.731.336 đồng, so với năm 2012 tăng 3.079.267.792 đồng (tương ứng 36,78%).Vài năm gần đây có thể nói là thời kỳ kinh doanh thành công của chi nhánh với nhiều dự án lớn vì thế khối lượng công việc rất nhiều, chi nhánh phải tuyển thêm nhiều đội ngũ nhân viên cho các dự án song chi nhánh đã cắt giảm bớt được chi phí cho việc tiếp thị - quảng bá bởi hiện nay chi nhánh cũng khá có tiếng trong ngành. Mặt trái là nó làm giảm lợi nhuận trước thuế của chi nhánh.
Điều đáng khen khoản mục chi phí khác trong năm 2012 là 0 đồng, ngay cả năm 2011 con số cũng là rất nhỏ chỉ 980.312 đồng.Đến năm 2013 chi phí khoản mục này lại xuất hiện nhưng không đáng kể chỉ có115.486 đồng.Chi nhánh luôn hoàn thành tốt các dự án để bàn giao cho khách hàng đúng thời hạn và chất lượng theo yêu cầu trong hợp đồng nên không bị mất chi phí bị phạt hay đền bù.
Về lợi nhuận:
Biểu đồ 2.2. Lợi nhuận của chi nhánh qua các năm
(Nguồn: tính toán của tác giả)
Sau khi hạch toán các khoản mục doanh thu và chi phí, lấy doanh thu trừ đi chi phí ta có tổng lợi nhuận trước thuế năm 2011 là 5.567.185.095 đồng, chi nhánh kinh doanh có lãi, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 1.624.929.896 đồng (25% tổng lợi nhuận trước thuế). Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2012 là 16.053.982.330 đồng, kinh doanh có lãi nhiều hơn năm 2011 là 10.486.797.235 đồng, chi phí nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 4.013.495.583 đồng.Năm 2013 lợi nhuận trước thuế tăng lên 24.967.518.781 đồng, nộp thuế TNDN là6.241.879.695 đồng.
3.942.255.199
12.040.486.747
18.725.639.086
Lợi nhuận sau thuế là khoản lợi nhuận trước thuế trước thuế trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, lợi nhuận sau thuế năm 2012 là 12.040.486.747 đồng tăng 8.098.231.548 đồng tương ứng 205,42% so với lợi nhuận sau thuế năm 2011 là 3.942.255.199 đồng. Ta dễ dàng nhận thấy lợi nhuận sau thuế thu được tăng khoảng 200% vào năm 2012 là một con số khả quan nhưng xét về lâu dài thì các khoản chi phí lại chiếm tỷ trọng quá lớn so với doanh thu, điều này làm lợi nhuận của chi nhánh chỉ còn lại rất ít. Điều này đã được phản ánh ở tình hình lợi nhuận sau thuế vào năm 2013, mặc dù có thể nhận thấy tổng doanh thu thu được từ các hợp đồng, công trình là rất lớn, cao hơn hai lần doanh thu năm 2012 nhưng lợi nhuận cuối cùng sau khi đóng thuế TNDN lại chỉ tăng 55,5% tức tăng 6.685.152.339 đồng lên con thành 18.725.639.086 đồng. Tỷ số gia tăng lợi nhuận đã giảm xuống 4 lần so với năm 2012 cho thấy công tác quản lý chi phí chưa hiệu quả, đòi hỏi chi nhánh phải kiểm soát chi phí tài chính và chi phí quản lý kinh doanh hiệu quả hơn để gia tăng lợi nhuận.
Nhận xét: Tình hình kinh tế Việt Nam tuy còn nhiều khó khăn, chưa khôi phục sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu song có thể thấy Chi nhánh tư vấn thiết kế và xây dựng đã nhanh nhạy bám trụ được với thị trường, tuy chưa tối thiểu hóa được chi phí nhưng chi nhánh luôn chủ trương lấy tiêu chí hài lòng của khách hàng lên đầu để gia tăng uy tín của chi nhánh với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
2.2.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính ở một thời điểm nhất định. Nó là một bảng tóm tắt ngắn gọn về những gì mà doanh nghiệp có/sở hữu (tài sản) và những gì mà doanh nghiệp nợ (các khoản nợ) ở một thời điểm nhất định. Thông qua bảng số liệu trên đây, chúng ta có thể đánh giá sợ bộ về tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của CCDC qua ba năm 2011, 2012 và 2013.
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
TÀI SẢN
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 59.393.148.832 105.431.657.734 272.461.473.286 I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 14.646.663.831 33.117.975.070 25.504.970.647
1. Tiền 2.046.663.831 5.117.975.070 1.304.970.647
2. Các khoản tương đương tiền 12.600.000.000 28.000.000.000 24.200.000.000
II. Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn 3.500.000.000 4.500.000.000 3.100.000.000
III. Khoản phải thu ngắn hạn 21.394.725.032 25.693.194.433 157.332.431.286
1. Phải thu khách hàng 5.378.585.089 7.480.952.924 24.195.073.430 2. Trả trước cho người bán 9.583.007.283 19.028.252.742 25.204.096.241 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 7.140.799.157 0 108.376.512.342 4. Các khoản phải thu khác 503.027.960 765.146.071 2.250.167.120 5. Dự phòng phải thu ngắn hạn
khó đòi (1.581.157.304) (1.210.694.457) (2.693.417.847)
III. Hàng tồn kho 19.563.609.668 38.195.239.352 82.131.912.083 IV. Tài sản ngắn hạn khác 288.150.301 3.925.248.879 4.392.159.270
1. Thuế và các khoản phải thu
Nhà nước 85.589.917 953.972.787 2.976.960.444 2. Tài sản ngắn hạn khác 202.560.384 2.971.276.092 1.415.198.826 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 782.554.679 924.934.195 2.750.798.409 I. Tài sản cố định 637.402.507 784.331.580 1.662.843.486 1. Tài sản cố định hữu hình 637.402.507 784.331.580 1.662.843.486 Nguyên giá 2.065.972.030 2.527.487.566 2.842.682.486
Giá trị hao mòn lũy kế (1.428.569.523) (1.743.155.986) (1.179.839.000)
II. Tài sản dài hạn khác 145.152.172 140.602.615 1.087.954.923
1. Chi phí trả trước dài hạn 145.152.172 140.602.615 1.087.954.923
NGUỒN VỐN
A- NỢ PHẢI TRẢ 51.132.252.512 88.107.483.716 250.278.011.143 I. Nợ ngắn hạn 50.859.455.255 88.107.483.716 250.278.011.143
1. Vay và nợ ngắn hạn 112.500.000 112.500.000 2.782.741.500 2. Phải trả người bán 21.192.613.899 56.319.182.583 138.257.075.067 3. Người mua trả tiền trước 6.802.024.973 3.325.055.690 3.258.915.959 4. Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước 1.719.143.829 784.368.911 739.149.212