Quản lý và giảm thiểu lượng hàng tồn kho

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại chi nhánh tư vấn thiết kế và xây dựng (Trang 63)

Hàng tồn kho là vốn chết trong suốt thời gian chờ đợi sử dụng, chi nhánh cần thực hiện các biện pháp hữu hiệu để giảm lượng hàng hóa tồn kho cũng như chi phí bảo quản không cần thiết. Điều này không chỉ giúp chi nhánh thu được tiền về, qua đó giảm bớt nợ xấu xuống và còn giúp chi nhánh có “hứng” với sản xuất mới. Vì vậy, chi nhánh cần thực hiện một số công việc sau:

- Đánh giá, kiểm kê vật liệu tồn kho, xác định mức độ thừa thiếu nguyên vật liệu từ đó lên kế hoạch thu mua để chọn thời điểm giá rẻ, địa điểm thuận lợi nhằm giảm chi phí vận chuyển và hạ thấp giá thành sản phẩm.

- Chọn lựa khách hàng có khả năng cung cấp NVL thường xuyên, đảm bảo chất lượng tránh tình trạng bấp bênh, gián đoạn.

- Xử lý kịp thời những vật tư thành phẩm kém phẩm chất để giải quyết vốn bị ứ đọng, nếu vật tư hàng hóa kém, mất phẩm chất có thể đưa vào tái chế mà vẫn đảm bảo chất lượng thì nên đưa ngay vào quá trình sản xuất.

Bên cạnh đó, chi nhánh nên tham gia đấu thầu có liên quan đến cung ứng các công trình xây dựng của nhà nước. Đối với những hợp đồng thầu kiểu này thông thường giá trị rất lớn, nên nó có ý nghĩa quan trọng, tác động lớn đến doanh thu của doanh nghiệp. Nhưng để thắng thầu thì có nhiều nhân tố quyết định nhưng nhân tố

khả năng của mình để đưa ra mức giá cả hợp lý và chất lượng theo yêu cầu của hợp đồng. Sau khi nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, chi nhánh tiến hành xem xét khả năng cung ứng, giá cả, tình hình biến động của nền kinh tế... để đưa ra giải pháp phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.

Hàng tồn kho của chi nhánh chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang,một số giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình và thu hồi vốn quay vòng sản xuất kinh doanh như sau:

 Hoàn thiện việc cung ứng và quản lý NVL:

Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm vì vậy cần có nguồn cung cấp vật tư đảm bảo và thường xuyên để việc thi công công trình không bị gián đoạn. Do vậy :

 Khi nhận được dự án, hợp đồng thi công xây lắp chi nhánh nên căn cứ vào các thông số kỹ thuật của hợp đồng, dựa vào bản thiết kế kỹ thuật mà phòng kế hoạch tiến hành để lập kế hoạch tiêu thụ vật tư để dự trữ khối lượng vật tư khan hiếm và thường xuyên biến động về giá cả.

 Tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu đến sự biến động về khả năng cung ứng vật tư và giá cả của NVL trên thị trường điều đó giúp cho chi nhánh lựa chọn cho mình nguồn cung ứng NVL ổn định đảm bảo chất lượng cũng như giá cả thích hợp.

 Nguyên vật liệu phục vụ cho các công trình xây lắp thường là sắt, thép, xi măng, gạch, đá, sơn…vì vậy chi nhánh cần chú ý quan tâm đến chất lượng kho bãi để tránh tình trạng lãng phí do hao hụt hoặc mất mát NVL.

 Hoàn thiện việc phân bổ chi phí sản xuất chung :

Hiện tại chi nhánh đang phân bổ CPSXC phần dùng chung cho các công trình theo tiêu thức doanh thu. Cách thức phân bổ này chưa phản ánh đúng mức chi phí mà chi nhánh bỏ ra để hoàn thành một công trình. Vì vậy theo em chi nhánh nên phân bổ chi phí chung và CPQLDN theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp vì chi phí nhân công trực tiếp là khoản mục chi phí lớn trong tổng giá thành của công trình, số lượng lao động cần thiết để hoàn thành một công trình là lớn, vì vậy phân bổ chi phí theo tiêu thức CPNCTT mới phản ành chính xác được chi chung và chi phí quản lý mà Chi nhánh đã bỏ vào công trình đó.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại chi nhánh tư vấn thiết kế và xây dựng (Trang 63)