Phân tích tỷ suất sinh lời ROE theo phương pháp Dupont

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại chi nhánh tư vấn thiết kế và xây dựng (Trang 48)

Qua việc phân tích các chỉ số sinh lời ở trên chưa thể phân tích cụ thể được tình hình tài chính của chi nhánh. Vì lẽ đó, sử dụng phương pháp Dupont phân tích sâu hơn về các chỉ tiêu sinh lời giúp chi nhánh tìm ra được nguyên nhân của hiện trạng tài chính nhằm đưa ra quyết định nên cải thiện tình hình tài chính như thế nào. Mục đích chính để chỉ ra cách sử dụng vốn chủ sở hữu sao cho hiệu quả sinh lời là nhiều nhất.

Bảng 2.7. Phân tích ROE theo phương pháp Dupont

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

CCDC HAS CCDC HAS CCDC HAS

LNST/TSNH (%) 6,64 2,44 11,42 3,49 6,87 2,02 TSNH/Doanh thu(Lần) 0,42 3,15 0,38 1,36 0,49 2,48 Doanh thu/Vốn CSH(Lần) 15,62 0,39 15,27 0,84 22,52 0,54 ROE (%) 43,60 3,05 65,99 3,98 74,99 2,75

(Nguồn: tính toán của tác giả)

Như đã phân tích ở trên ROE của CCDC trong ba năm qua có sự gia tăng khá tốt với chỉ số đạt cao nhất vào năm 2013 là 74,99% cao hơn 31,39% (tương ứng 72%) so với năm 2011. Tại HAS chỉ số ROE lại quá thấp mức cao nhất cũng chỉ đạt 3,98% và có xu hướng giảm xuống. Có thể so sánh rằng CCDC đã sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu hiệu quả hơn HAS và khoảng cách này rất lớn. Sở dĩ có kết quả lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao là do sự biến đổi của các yếu tố cấu thành lên ROE, sự ảnh hưởng đó được biểu hiện cụ thể như sau:

Đầu tiên, chỉ số tỉ suất sinh lời trên tài sảncó tăng 4,78% vào năm 2012 và sau đó lại giảm còn 6,87% nguyên nhân của là do CCDC đã có những biện pháp cải thiện

việc điều chỉnh giá vốn hàng bán bằng việc thu mua được nguồn NVL giá rẻ, đặc biệt quản lý và thi công công trình một cách “tiết kiệm”, “tiết kiệm” ở đây không phải cắt xén NVL mà là đo lường khối lượng NVL vừa đủ cần thiết cho công trình, không để thừa quá nhiều và cũng không để xảy ra tình trạng thiếu hụt NVL. Từ đó tiết kiệm được một lượng chi phí SXKD, thúc đẩy tăng lợi nhuận của CCDC. Tuy nhiên, điều này có tác động không quá lớn đến sự gia tăng của ROE. Mặt khác ở chỉ tiêu này lại cho thấy sự chênh lệch lớn của HAS với CCDC, đó là ROS tăng nhẹ từ2,44% lên3,49%, đến năm 2013 lại giảm xuống 2,02%. Sự sụt giảm này của HAS có thể dễ hiểu là bởi khủng hoảng kinh tế hiện nay vẫn đang tiếp diễn với giá NVL ngày càng tăng cao, lãi suất vay tăng…đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá vốn của doanh nghiệp, vấn đề đặt ra cho HAS là phải có các giải pháp để cải thiện chi phí SXKD của mình hơn nữa.

Chỉ tiêu thứ hai ảnh hưởng đến ROE là TSNH/Doanh thu. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được một đồng doanh thuđược tạo ra từ bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Ta thấy tại CCDC một đồng doanh thu bình quân được tạo ra từ 0,43 đồng tài sản ngắn hạn, hệ số này càng thấp chứng tỏ chi nhánh quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn càng hiệu quả. Tại HAS trung bìnhphải mất hơn 2 đồng tài sản ngắn hạn mới tạo 1 đồng doanh thu, sự chênh lệch lớn này đã phần nào đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản ở CCDC tốt hơn HAS.

Cuối cùng là hệ số Doanh thu/Vốn CSH, đây là chỉ số có tác động mạnh nhất đến ROE. Chỉ tiêu này thể hiện một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thu được bao nhiêu đồng doanh thu, tỷ số càng cao kéo theo ROE càng lớn cụ thể năm 2011 là 15,62 lần, có sự giảm nhẹ vào năm 2012 và lại tăng mạnh lên 22,52 lần vào năm 2013 chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu đầu tư thông qua việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn khá hợp lý. Trái lại HASvới tỷ trọng vốn chủ sở hữu lớn dẫn đến hệ số này rất nhỏ chỉ dao động dưới 1 lần làm cho ROE của HAS thấp hơn rất nhiều so với CCDC.

Qua bảng phân tích chi tiết tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, việc phân tích theo mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trị doanh nghiệp, bởi đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiệu quả SXKD. Ta thấy sự thay đổi của ba yếu tố trên tác động trực tiếp đến ROE và ROE của CCDC trong ba năm qua vượt trội hơn hẳn HAS. Vì thế HAS cần có những biện pháp thúc đẩy tăng trưởng ROE như:

- Điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động; - Tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản;

- Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại chi nhánh tư vấn thiết kế và xây dựng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)