Bảo toàn vốn lưu động

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại chi nhánh tư vấn thiết kế và xây dựng (Trang 26)

Bảo toàn vốn lưu động trong doanh nghiệp là bảo đảm số vốn lưu động thu hồi sau mỗi chu kỳ kinh doanh đủ để doanh nghiệp tiếp tục SXKD trong kỳ tiếp theo đồng thời bổ sung thêm cho nguồn vốn của doanh nghiệp hoặc đầu tư thêm các trang thiết bị, máy móc…phục vụ sản xuất.

Định kỳ tháng,quý,năm các doanh nghiệp phải xác định các khoản chênh lệch giá tài sản lưu động thực tế tồn kho ở doanh nghiệp bao gồm các khâu:Vật tư dự trữ,bán thành phẩm,sản phẩm dỡ dang và thành phẩm để bổ sung vốn lưu động. Tổng số chênh lệch giá (sau khi đã bù trừ giữa các khoản chênh lệch tăng và giảm) được hạch toán bổ sung các nguồn vốn lưu động ngân sách cấp và doanh nghiệp tự bổ sung.

Cơ quan quản lý cấp trên doanh nghiệp và cơ quan tài chính phải xác định hệ số bảo toàn vốn lưu động hàng năm cho từng nghành, từng doanh nghiệp.Hệ số trượt giá bình quân của vốn lưu động được tính phù hợp với đặc điểm cơ cấu tài sản lưu động từng nghành,từng doanh nghiệp trên cơ sở mức tăng giảm giá thực tế cuối năm so với đầu năm của một số vật tư chủ yếu tính theo cơ cấu kế hoạch của từng doanh nghiệp.

Số vốn phải bảo toàn hàng năm về vốn lưu động của doanh nghiệp được tính theo công thức sau:

Số vốn lưu động phải bảo toàn đến cuối năm

= Số vốn đã được giao x

Hệ số trượt giá vốn lưu động của doanh nghiệp trong năm

Trong công thức trên:

- Số vốn đã được giao là số vốn lưu động giao lần đầu cho doanh nghiệp đã được xác định trong biên bản giao nhận vốn; số vốn phải bảo toàn đến đầu năm là số vốn được giao nhận đã điều chỉnh theo hệ số bảo toàn vốn đén đầu năm sau.

- Hệ số trượt giá vốn lưu động của doang nghiệp trong năm được xác định theo nguyên tắc đã nêu,do cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính xác định cho doanh nghiệp.

Các biện pháp bảo toàn vốn lưu động:

- Định kỳ phải tiến hành kiểm kê đánh giá và đánh giá lại vật tư hàng hoá, vốn bằng tiền, vốn thanh toán để xác định vốn hiện có của doanh nghiệp theo giá trị hiện tại. Trên cơ sở kiểm kê, đánh giá vật tư hàng hoá mà đối chiếu với số liệu sổ sách kế toán để điều chỉnh cho hợp lý.

- Các doanh nghiệp phải tự điều chỉnh, bảo toàn vốn ngay trong quá trình kinh doanh trên cơ sở có sự thay đổi về giá do nhà nước quyết định điều chỉnh (doanh nghiệp nhà nước).Như vậy sẽ đảm bảo đủ vốn lưu động cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục, tránh ứ đọng vốn ( phải trả lãi vay), thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn dẫn đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Tổ chức khai thác tốt nguồn tài trợ vốn lưu động:

+ Trước hết về trình tự khai thác nguồn vốn: doanh nghiệp cần khai thác triệt để các nguồn vốn nội bộ và các khoản vốn có thể chiếm dụng một cách hợp pháp, thường xuyên.

+ Nếu số vốn lưu động còn thiếu, doanh nghiệp tiếp tục khai thác đến nguồn bên ngoài doanh nghiệp như: Vốn liên doanh, vốn vay của ngân hàng, hoặc các công ty tài chính, vốn phát hành cổ phiếu, trái phiếu...Khi khai thác các nguồn vốn bên ngoài, điều đáng lưu ý nhất là phải cân nhắc yếu tố lãi suất tiền vay.

- Giải quyết những vật tư ứ đọng kém, mất phẩm chất, theo chế độ tài chính hiện hành (gắn với trách nhiệm vật chất).

- Có biện pháp tích cực để thu hồi nợ nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG THUỘC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại chi nhánh tư vấn thiết kế và xây dựng (Trang 26)