Chỉ tiêu đánh giá khả năng sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại chi nhánh tư vấn thiết kế và xây dựng (Trang 50)

Bảng 2.8. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động của Chi nhánh

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

CCDC HAS CCDC HAS CCDC HAS

Số vòng quay hàng tồn kho Vòng 6,68 5,58 6,71 14,28 6,49 10,48 Số ngày tồn kho bình quân Ngày 54 65 54 25 56 34 Số vòng quay các khoản phải thu Vòng 6,60 0,44 10,84 0,72 3,57 0,55 Số ngày một vòng quay khoản phải thu

Ngày 55 816 33 501 101 658

(Nguồn: tính toán của tác giả)

Phân tích số vòng quay và số ngày một vòng quay hàng tồn kho sẽ phản ánh được tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của chi nhánh, tức là đồng vốn luân chuyển tốt hay không và mức độ ứ đọng ra sao, có thể thấy đây là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn.

Nhìn vào bảng số liệu trên, số vòng quay hàng tồn kho của chi nhánh tăng từ năm 2011 đến năm 2012 nhưng lại đổi chiều giảm ngược đi vào năm 2013. Năm 2012, hàng tồn kho quay được 6,71 vòng tương ứng thời gian một vòng quay là 54 ngày, tăng 0,03 vòng so với năm 2011. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán tăng mạnh tới 96,11% so với năm 2011 còn giá trị hàng tồn kho tuy cũng tăng tới 95,24% nhưng vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của giá vốn nên đã tạo ra sự tăng nhẹ số vòng quay hàng tồn kho. Trái lại, năm 2013 tỷ lệ tăng của hàng tồn kho lại cao hơn giá vốn làm hệ số vòng quay giảm còn 6,49 vòng tương ứng với 56 ngày, theo đánh giá thì tốc độ luân chuyển này rất tốt vì với đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp công trình đòi hỏi nhiều thời gian thực hiện thì việc tồn tạihàng tồn kho hay nói cụ thể hơn là chi phí kinh doanh dở dang là hết sức bình thường.

So với CCDC thì HAS có số vòng quay vượt trội hơn rất nhiều, chỉ trong một năm HAS đã làm số vòng quay tăng thêm 8,7% so với năm 2011, mức tăng này còn cao hơn số vòng quay lớn nhất của CCDC trong ba năm dẫn đến số ngày tồn kho trung bình trong năm 2012 chỉ có 25 ngày bằng một nửa số ngày quay vòng của CCDC. Số

vòng quay năm 2013 có giảm nhưng vẫn ở mức rất cao là 10,48 vòng tương ứng với 32 ngày/vòng. Số vòng quay của HAS lớn hơn vì họ có tỷ lệ giá vốn hàng bán cao hơn CCDC rất nhiều trong khi lượng hàng tồn kho lại không biến đổi nhiều qua các năm đồng thời thu ngắn được thời gian của một vòng quay lại. Dù vậy, chi nhánh cũng đã cố gắng giải quyết vấn đề hàng tồn kho và tốc độ luân chuyển hàng tồn kho là đáng hoan nghênh, thể hiện rõ nỗ lực cải thiện khả năng tài chính của chi nhánh.

Đối với CCDC, các khoản phải thu là một vấn đề đáng quan tâm nhất trong cơ cấu vốn lưu động. Để hiểu sâu về mức độ bị chiếm dụng vốn của chi nhánh ta sử dụng 2 chỉ tiêu số vòng quay và số ngày một vòng quay khoản phải thu. Số vòng quay các khoản phải thu năm 2011 là 6,60 vòng, năm 2012 tăng lên 10,84 vòng đồng thời làm giảm số ngày quay vòng khoản phải thu từ 55 ngày xuống còn 33 ngày. Việc tăng tốc độ thu hồi các khoản phải thu là do việc thúc đẩy doanh thu lên cao kết hợp với thu hồi các khoản phải thu để giảm gánh nặng về vốn cho chi nhánh đã thể hiện những cố gắng đáng kể nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn về tài chính của chi nhánh. Đến năm 2013 sự gia tăng tỷ lệ các khoản phải thu là 512,35% trong khi doanh thu lại chỉ tăng 101,59% so với năm trước đã làm cho số vòng quay giảm mạnh xuống 3,57 vòng tương ứng tăng số ngày vòng quay tăng lên 101 ngày. Thực trạng kinh doanh trong ba năm gần đây, chi nhánh đã nhận được rất nhiều dự án lớn giúp doanh thu nâng cao rõ rệt song kỳ thu tiền trung bình lại tăng cao trong năm 2013 chứng tỏ khách hàng của chi nhánh đang được hưởng chính sách tín dụng thương mại.

Nhìn sang tình hình các khoản phải thu của HAS nhận thấy CCDC vẫn khả quan hơn HAS rất nhiều, các khoản phải thu trong các năm của HAS hầu như lớn hơn doanh thu làm cho chỉ số này rất nhỏ và đều dưới 1. Điều này dẫn đến số ngày 1 vòng luân chuyển rất dài, doanh nghiệp này bị chiếm dụng vốn quá lớn và khả năng thu hồi không tốt; có thể là do chính sách thu hút khách hàng hoặc do năng lực quản lý của HAS yếu kém.Cho dù hệ số vòng quay của CCDC có tốt đi chăng nữa thì giá trị vốn bị chiếm dụng vẫn khá lớn, gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình SXKD, CCDC nên xem xét lại vấn đề chính sách tín dụng của mình.

Bảng 2.9. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Chi nhánh

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

CCDC HAS CCDC HAS CCDC HAS

Số lần luân chuyển VLĐ Vòng 1 1,18 1,008 1,19 1,01 1,15 Kỳ luân chuyển VLĐ Ngày 360 305 357 303 356 313 Hàm lượng VLĐ Lần 0,42 3,15 0,38 1,36 0,49 2,48 Tỷ suất lợi nhuận VLĐ % 6,64 0,28 11,42 2,85 6,87 1,70

(Nguồn: tính toán của tác giả)

Thông qua số liệu các năm ta có thể nhìn thấy số lần luân chuyển vốn lưu động của chi nhánh tăng đều và rất nhẹ qua các năm. Năm 2011 là 1 vòng đến năm 2012 là 1,01 vòng, và đến năm 2013 tăng lên 1,01 vòng, tức là phải khoảng trung bình 357 ngày thì vốn lưu động mới luân chuyển 1 lần. Nếu chi nhánh thực hiện tốt các biện pháp giảm hàng tồn kho và thu hồi khoản phải thu bên cạnh đó tăng cướng hoạt động SXKD tăng doanh thu thì số vòng quay sẽ còn tiếp tục tăng và số ngày 1 vòng quay sẽ được rút ngắn lại.Nhìn sang công ty cạnh tranh HAS với số lần luân chuyển vốn lưu động tăng mạnh hơn từ 1,18 vòng ở năm 2011 đã tăng lên 1,15 vòng vào năm 2013, hơn nữa thời gian trung bình luân chuyển 1 vòng vốn ít hơn CCDC50 ngày. Điều này cho thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của chi nhánh là tương đối chậm, sự vận động của vốn lưu động trong kỳ là yếu kém, gây lãng phí và cản trở cho việc nâng cao lợi nhuận của chi nhánh.

Một chỉ tiêu quan trọng để xem xét mỗi đồng doanh thu của chi nhánh cần bao nhiêu đồng vốn lưu động đó là chỉ tiêu hàm lượng vốn lưu động, chỉ tiêu này phản ánh chi phí bỏ ra để phục vụ SXKD nên số càng nhỏ thì chi nhánh kinh doanh càng có hiệu quả. Theo số liệu ở bảng, năm 2011 để tạo ra một đồng doanh thu CCDC chỉ mất 0,42 đồng vốn lưu động, năm 2012 là 0,38 đồng và tăng lên 0,49 đồng vào năm 2013 song các con số đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ chi nhánh đã kinh doanh có hiệu quả và có lợi nhuận thu về hàng năm. Bên cạnh đó, HAS lại cho thấy tình trạng kinh doanh không mấy hiệu quả đó là trong năm 2011 HAS phải mất tận 3,11 đồng vốn lưu động để tạo ra một đồng doanh thu, mặc dù HAS đã có sự giảm khá nhanh vào năm 2012 còn 1,36 đồng nhưng đến năm 2013 lại tăng lên 2,48 đồng vốn lưu động. Ở chỉ tiêu này, CCDC

đã cho thấy khả năng hoạt động SXKD và quản lý, sử dụng vốn lưu động tốt hơn HAS.

Biểu đồ 2.5. Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động

(Nguồn: tính toán của tác giả)

Một tỷ số cuối cùng mà hầu hết các nhà đầu tư luôn quan tâm nhất đó là tỷ suất sinh lời của vốn lưu động, nhìn chung tỷ suất này của CCDC khá cao và có xu hướng tăng lên cụ thể năm 2012 đã tăng 4,78% so với năm 2011 (6,64%) nhưng năm 2013 lại

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại chi nhánh tư vấn thiết kế và xây dựng (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)