Môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại chi nhánh tư vấn thiết kế và xây dựng (Trang 58)

Trong những năm qua, Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng trưởng năng động nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên thế giới với tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định. Sự tăng trưởng cao của nền kinh tế Việt Nam trong mấy năm qua có sự đóng góp quan trọng của ngành xây dựng.

Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới, môi trường cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn với những cơ hội và thách thức mới.Các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước cũng là một yếu tố có tác động nhất định tới ngành xây dựng nói chung và Chi nhánh tư vấn và thiết kế xây dựng nói riêng. Những phân tích dưới đây sẽ cho thấy cơ hội thị trường cũng như những thách thức trong hoạt động của chi nhánh.

Cơ hội:

- Ngành công nghiệp xây dựng có những bước tiến vượt trội với nhiều công trình kiến trúc cầu đường, nhà cao tầng, khu vui chơi, hành chính hiện đại phát triển với các nước trong khu vực.Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 41% GDP, trong đó riêng lĩnh vực xây dựng chiếm 10,3% đến 15% GDP. Doanh nghiệp Xây dựng là lực lượng chủ đạo tạo ra tài sản cố định phục vụ sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp quốc kế dân sinh quan trọng. Tỉ trọng đầu tư của ngành xây dựng đối với xã hội hàng năm chiếm khoảng 40% GDP.

- Nhà nước khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tổ hệ thống đô thị, từng bước đạt đến Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.

- Ngoài ra, việc đặt trụ sở tại Hà Nội, là một trong hai chi nhánhkinh tế lớn nhất và năng động nhất trong cả nước cũng là một điều kiện thuận lợi để chi nhánh tiến hành giao dịch, để quảng bá hình ảnh chi nhánh và tiếp cận với các chính sách kinh tế mới của Đảng và Nhà nước.

Trên đây là những cơ hội mà chi nhánh có được trong thời điểm hiện nay, nhưng bên cạnh đố chi nhánh cũng gặp phải không ít trở ngại, thách thức cần phải vượt qua.

Thách thức:

- Giấy tờ, thủ tục pháp lý còn rườm rà lắm quy chế xong nhiều doanh nghiệp cũng lợi dụng điều đó để lách luật.

- Cạnh tranh trong ngành cao, nhiều tập đoàn – công ty xây dựng mọc lên đòi hỏi sự nắm bắt nhanh, chính xác cũng như chất lượng, giá thành.

nguồn lực mới theo kịp công nghệ.

- Việc thi công các công trình có phạm vi rộng lớn trong cả nước cũng tạo nhiều khó khăn cho chi nhánh trong việc quản lý lao động, theo dõi tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình. Đòi hỏi phải luôn có mối liên hệ thông tin liên tục giữa bộ máy quản lý của chi nhánh với các công trình đang thi công để đảm bảo có được các quyết định tác nghiệp đúng đắn.

- Chịu ảnh hưởng chung bởi nền kinh tế trong nước: tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, thị trường bất động sản trầm lắng. Chính sách tín dụng thắt chặt khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn cho sản xuất và đầu tư phát triển trong đó có việc cắt giảm đầu tư cũng đe dọa tới các doanh nghiệp xây lắp, nhà thầu.

- Chi nhánh còn phải đối mặt với nhiều khó khăn khác nữa như việc khẳng định vị thế của mình trên thị trường xây dựng, gia nhập thị trường chứng khoán, công khai kết quả sản xuất kinh doanh, tối ưu hóa hoạt động quản lý tài chính, cụ thể là huy động và sử dụng vốn, quản lý chi phí, đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật cho ngang tầm với nhiệm vụ mới.

Sau khi tổng hợp những cơ hội và thách thức của chi nhánh, chúng ta cần hiểu rằng trong môi trường đầy biến động của nền kinh tế thị trường không có cái gì là đảm bảo, là bất biến. Cơ hội có thể chuyển thành thách thức và ngược lại thách thức cũng có thể chuyển thành cơ hội. Tất cả phụ thuộc vào bản thân chi nhánh, có thể phát huy khả năng nội tại để phát triển hay thua lỗ hoàn toàn do ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh quyết định.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại chi nhánh tư vấn thiết kế và xây dựng (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)