Sở trường về truyện ngắn trào phúng

Một phần của tài liệu nghệ thuật điển hình hoá trong những sáng tác tiêu biểu trước cách mạng tháng tám của nguyễn công hoan (2) (Trang 34)

Cảm hứng phê phán của dòng văn học hiện thực 1930 -1945 có nhiều dạng thức phong phú. Có cảm hứng bi kịch, cảm hứng bi hài kịch và đặc biệt độc đáo là cảm hứng trào phúng mà Nguyễn Công Hoan là một tác gia tiêu biểu nhất. Ở các sáng tác của Nguyễn Công Hoan, dễ dàng nhận thấy đả kích, trào phúng là cảm hứng chủ đạo. Nhà văn bộc lộ sù phê phán kịch liệt xã hội thực dân tư sản với những sản phẩm lố lăng đồi bại của nó. Cảm hứng trào phúng Nguyễn Công Hoan tiếp thu truyền thống và được nâng lên tầm cao mới, giàu tính hiện thực, tính thời sự và tính chiến đấu cao với một nhiệt tình phê phán mãnh liệt cao độ. Ngay từ khi mới cầm bút, ông đã tự vạch cho mình một con đường đi riêng. Thông qua tiếng cười trào phúng, nhà văn tập trung làm nổi bật xung đột giàu nghèo, sự bất công, thối nát của xã hội và cũng không ngại ngần đả phá những chính sách thực dân. Cảm hứng phê phán của Nguyễn Công Hoan đã đạt đến đỉnh cao và tiếng cười trào phúng đã thực sự trở thành những đòn đánh “đơn giản mà ác liệt” (36; 123). Những đề tài về sự đối lập giàu - nghèo rất gần quan điểm giai cấp. Nhà văn đã dũng cảm phơi bày bản chất xấu xa, bỉ ổi của tầng lớp quan lại và tầng lớp tư sản, vạch trần những thủ đoạn bịp bợm của bọn thực dân thống trị.

Với Nguyễn Công Hoan, trào phúng là một con đường đi riêng độc đáo, phù hợp với năng khiếu, sở trường và cá tính sáng tạo. Cảm hứng trào phúng của ông được hình thành bởi cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Do hoàn cảnh xã hội, điều kiện gia đình cùng cá tính nên Nguyễn Công Hoan dễ nảy sinh tiếng cười. Cơ sở tiếng cười của ông thường là do nhà văn nhận thức được sự trái ngược giữa hiện tượng với thực chất của sự vật và con người.

Nguyễn Công Hoan là người có năng khiếu trào phúng bẩm sinh. Ông vốn thông minh, tinh nghịch và từ nhỏ đã có khiếu hay hài hước, hay chế nhạo, luôn có cái tinh quái, nghịch ngợm ở tuổi học trò “làm giấy khai

sinh là một việc nghiêm chỉnh nhưng tôi không bỏ được thói tinh nghịch. Muốn ngày sinh tháng đẻ của tôi có ý nghĩa dối trá, tôi đã lấy ngày 1 tháng 4 là ngày mà phong tục nước Pháp cho phép cả nước được nói lừa để đùa nhau. Tôi khai đẻ 1905, lậu hai tuổi” (22; 48). Khi viết văn, ông cũng mang giọng thường ngày là trào phúng và hài hước. Tuy nhiên cảm hứng châm biếm không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà văn mà “nảy sinh do những đặc tính do chất hài khách quan của đời sống” (44; 172). Ông sinh ra trong mét gia đình quan lại nghèo thất thế, có điều kiện để mắt thấy tai nghe những truyện bất công vô nhân đạo ở chốn quan trường cùng với hiện thực xã hội Việt Nam đương thời, đó là những tiền đề làm nên phong cách trào phúng Nguyễn Công Hoan. Nhà nghiên cứu Lê Thị Đức Hạnh đã nhận xét: “Phong cách trào phúng Nguyễn Công Hoan vừa lộ rõ cái thông minh của bản thân, vừa có cái sâu sắc của văn học cổ, có cả cái khoẻ lẫn cái thô của văn học dân gian, đây đó có khía cạnh bảo thủ của Nho giáo và thường khi thấm đượm một chủ nghĩa nhân văn” (24; 32, 33).

Với hơn 200 truyện ngắn và gần 30 truyện dài, Nguyễn Công Hoan được đánh giá rất cao ở truyện ngắn trào phúng. Đó là sở trường, là năng khiếu đặc biệt và cũng là quan điểm sáng tác của ông. Với ông, truyện ngắn là “một vấn đề được nuôi sống bằng những chi tiết hàm súc có sức chứa và sức nổ”, “được xây bằng chi tiết với sự bố trí chặt chẽ và bằng thái độ với cách đặt câu, dùng tiếng có cân nhắc” (22; 301). Và ông cũng đề cao cái “ngắn”, cái “thanh giản”. Sự ngắn gọn chặt chẽ Êy được nhà văn minh hoạ một cách cụ thể: “Trong việc viết truyện, quân là chi tiết, tác giả là tướng chỉ huy. Quân phải đủ về số lượng và chất lượng” (22; 306). Quan điểm Êy được ông thể hiện rất đắc dụng trong nghệ thuật viết truyện ngắn trào phúng “nhiều truyện thật hay, thuộc vào những sáng tác “cổ điển” của văn xuôi quốc ngữ hiện đại, khẳng định ông như là một bậc thầy trong truyện ngắn, trước hết là loại truyện ngắn trào phúng. Tiếng cười trào phúng của Nguyễn

Công Hoan là tiếng cười hồn nhiên, khoẻ khoắn, mặn mà. Văn Nguyễn Công Hoan là thứ văn của đời sống, rất linh hoạt và đặc biệt là rất vui. TiÕng cười Êy, lối văn Êy là sự kế thừa tiếng cười lạc quan, chứa đựng một quan điểm nhân sinh khoẻ mạnh tích cực trong truyền thống trào phúng của văn học dân tộc” (31; 4).

Truyện trào phúng dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để thực hiện chức năng phê phán, châm biếm, đả kích cái xấu, cái lỗi thời và tạo ra tiếng cười vui giải trí. Để gây được tiếng cười, truyện phải lôi kéo được độc giả đi theo một mạch tình cảm nhất định, đến một lúc nào đấy truyện phải kết thúc đột ngột. Kết thúc này, hoặc là trái với suy nghĩ của người đọc hoặc là trái với nguyên nhân của sự việc. Kết thúc càng có khoảng cách xa với cảm nhận về sự việc ở độc giả bao nhiêu thì tiếng cười bật ra càng sâu, càng lớn bấy nhiêu. Nguyễn Công Hoan rất tài trong việc xây dựng những tình huống bất ngờ và lối kết thúc độc đáo lật tẩy bản chất nhân vật. Thế là mợ nó đi Tây là một truyện độc đáo ngay ở cách thức thể hiện. Toàn truyện là

chín bức thư nhân vật Tuyết Anh gửi cho chồng trong ba năm xuất dương du học ở Pháp. Qua những lời kể lể, giãi bày, nhờ cậy của Tuyết Anh với chồng, người đọc hiểu được nỗi vất vả của người ở lại. Vợ đi du học, người chồng đã phải làm thêm giờ để có tiền gửi cho vợ, phải cáng đáng chăm sóc “lấy tình rể như con” lo chăm mẹ vợ lúc ốm đau, lo tang ma khi mẹ vợ mất và lo trông nom em vợ “cho nó được nên người”. Ngay cả khi mắc bệnh ho ra máu, người chồng vẫn không được nghỉ ngơi vì “trồng cây sắp đến ngày ăn quả”. Tám bức thư đầu, sau những lời biết ơn chan chứa là lời hứa thuỷ chung “Cậu sẽ trông thấy tôi công thành danh toại, một mai về nước đem tiếng thơm về đền ơn trả nghĩa cậu mà thôi. Nếu kiếp luân hồi mà có thực, thì tôi xin cả kiếp sau cũng tìm được cậu để trả nghĩa cho trọn cái ơn này” (23-I; 168). Bức thư thứ chín là bức thư ngắn nhất lột tả toàn bộ bản chất người vợ phụ nghĩa bạc tình, giả dối thủ đoạn đến kinh tởm:

“Thưa cậu.

Tôi bất đắc dĩ cầm bút viết thư này để tạ tội cùng cậu, xin cậu tha thứ cho người vợ bạc bẽo, phản bội này.

Tôi đã chịu ơn cậu rất nhiều, cũng mong đến ngày công thành danh toại, về để hầu hạ cậu, giúp đỡ cậu trong lúc ốm đau. Nhưng mà…tóc tơ ngắn ngủi có ngần Êy thôi, cậu cũng cầm lòng như tôi hư mà cậu bỏ tôi từ trước, hoặc duyên đôi ta giữa đường đứt quãng, từ nay xin cậu coi như tôi không có nữa mà thôi.

Sự vợ chồng ông Trời đã định sẵn. Duyên nợ của cậu với tôi đã hết từ ba năm trước, lúc đưa nhau ở bến tàu Sáu Kho.

Cậu cũng đừng nghĩ, đừng tìm tôi nữa, tôi sẽ ở Nam kì với một người bạn học mới đậu Y khoa bác sĩ” (23-I; 171).

Có thể thấy, tiếng cười của Nguyễn Công Hoan gói gọn trong những truyện rất ngắn chứ không dàn trải thành một “chuỗi cười dài” trên cấp độ hệ thống như Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Nói chung, ông thường viết rất ngắn, rất gọn “mỗi truyện trung bình chỉ độ ba đến bốn trang. Số lượng nhân vật cũng rất Ýt, thường trong khoảng từ một đến ba nhân vật trong đó có một hoặc hai nhân vật chính. Nếu tình huống truyện phức tạp hoặc cần số nhân vật nhiều hơn thì ông lại cắt làm hai đến ba truyện tiếp nhau nhưng vẫn có sự hoàn chỉnh riêng như Chiếc quan tài, Samandji, Tôi cũng không hiểu

tại làm sao, Thằng Quýt. Có khi ông lấy tên khác nhưng tạo thành cụm ba

truyện như Ai khôn; Đàn bà là giống yếu; Một tấm gương sáng hoặc cụm hai truyện như Công dụng của cái miệng; Người thứ ba hay Chiếc đèn pin;

Nạn râu…” (24; 393,394). Nguyễn Công Hoan có nhãn quan trào phúng

nhìn đâu cũng thấy mâu thuẫn nực cười, và độc đáo ngay từ việc lấy tên truyện, chọn tên nhân vật “Ông có một sức bút thật dồi dào, dẻo dai, nổi tiếng sớm cả ở truyện ngắn và truyện dài. Song, chỉ ở truyện ngắn, cá tính

sáng tạo mạnh mẽ , độc đáo của nhà văn mới phát huy đầy đủ và vị trí văn học sử của ông là ở truyện ngắn trào phúng” (31; 3).

Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thường ngắn gọn, chủ đề rõ ràng nhưng cũng đã thể hiện được những nét cơ bản của nghệ thuật điển hình hoá trong việc xây dựng nhân vật điển hình và những tình huống điển hình. Trong đó bút pháp cường điệu là một nét tiêu biểu.

Một phần của tài liệu nghệ thuật điển hình hoá trong những sáng tác tiêu biểu trước cách mạng tháng tám của nguyễn công hoan (2) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w