Mâu thuẫn giữa phúc và hoạ

Một phần của tài liệu nghệ thuật điển hình hoá trong những sáng tác tiêu biểu trước cách mạng tháng tám của nguyễn công hoan (2) (Trang 60)

1. Phát hiện những mâu thuẫn trào phúng

1.4.Mâu thuẫn giữa phúc và hoạ

Biểu hiện thành công những mâu thuẫn đa dạng phong phú thể hiện bản chất xã hội thực dân phong kiến đầy nhẫn tâm và giả dối, tác phẩm của Nguyễn Công Hoan cũng đi sâu khai thác loại mâu thuẫn giữa phúc và hoạ.

Thật là phúc, Cái nạn ô tô, Xuất giá tòng phu, Con ngựa già, Cấm chợ, Hé! Hé!Hé!, Tấm giấy một trăm, Được chuyến khách … là những truyện tiêu

biểu cho việc khai thác mâu thuẫn trào phúng đó. Nội dung tiếng cười và ý nghĩa phê phán của loại truyện này cũng hết sức sâu sắc và có ý nghĩa xã hội rộng lớn. Xã hội đảo điên như một sân khấu diễn trò, hoạ phúc không thể

biết trước và tất cả như muốn lộn trái. Nhân vật trào phúng trong các tác phẩm thường được mô tả như những người gặp được điều may mắn hạnh phúc nhưng thực ra lại gặp tai họa khôn lường. Cái nạn ô tô kể câu chuyện “xẩm vớ miếng gan”: ông phó lí sở tại vượt qua những hai mươi người đánh số để được mở số trúng cái ô tô của quan Huyện “Cái xe Êy hãy còn tốt lắm. Đáng lẽ ngài đem lên Hà Nội bán thì rẻ cũng được bốn trăm. Nhưng ngài muốn bày ra cuộc đánh số ở trong hạt cho vui, để mọi người cùng hi vọng có ô tô bằng một món tiền rẻ đặc biệt”. Bằng lối kể chuyện bình thản mà sâu cay, tác giả cho người đọc thấy cái họa từ phóc trúng số của ông phó lí sở tại ngày càng nặng hơn: nào là tiền khao xe, nào tiền tạ quan đã “ban cho bác cái ơn trời biển”. MÊt nhiều tiền như thế nhưng ông phó lí vẫn không thể đem xe về vì nó còn đang bị hỏng máy “Mỗi bận bác ra vào huyện mà trông thấy cái xe của bác để ở sân trại lệ thì bác lại phát phiền. Nhất là cái mũi xe, trông đằng trước có đủ cả mắt, mũi, miệng, sao mà nó giống cái mặt người đến thế! Thôi thì không biết nó ngoạm của bác không biết bao nhiêu tiền đây. Nào tiền sốp-phơ, nào tiền dầu xăng, nào tiền chữa lại máy, mới đi được”. Chưa có tiền chữa, ông phó đành cứ để xe trong huyện. Với lối kể chuyện tưởng như khách quan Êy, Nguyễn Công Hoan đã tố cáo mạnh mẽ sự tham lam, đểu giả của giai cấp quan lại. Kết cục của cái phúc mà bác phó lí có được là những lời “dịu dàng” khi quan hái mua lại cái xe “Thế thì anh để xe không cũng vậy, mà nó đến han đến gỉ rồi hỏng đi thì tôi cũng tiếc. Vậy tôi cho lại anh năm đồng. Chứ chẳng lẽ anh mất tiền không mà không được dùng xe thì tôi không đang tâm. Hiểu chưa” (23-I; 299).

Quan ông đã thế, quan bà cũng thật đáng sợ. Hé! Hé! Hé! cũng là một truyện tiêu biểu cho tình huống mâu thuẫn giữa phúc và họa. Ở đó, chủ nghĩa nhân đạo và nhân phẩm chỉ là thứ yếu trong mối quan hệ giữa con người với con người. Giá trị được đặt lên hàng đầu trong thang bảng Êy là địa vị xã hội. Các quan bà cũng đầy thủ đoạn để làm giàu và kẻ háo danh như bà Chánh

Tiền chỉ nhận được tai hoạ trong mối quan hệ tưởng đem lại may mắn. “Thì té ra bây giờ xoay ngược lại, bà lại là con nợ của cụ lớn…Suốt mấy ngày, bà lo lắm. Bà phải chạy khắp nơi để mời người đong nhưng không xong. Chả ai có vốn nữa” (23-II; 158). Nhà phê bình văn học Jan Mucka trong bài viết

Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn của Sêkhốp đã so sánh Hé! Hé!Hé! của Nguyễn Công Hoan với tác phẩm Anh béo và anh gầy của

Sêkhốp “Hai truyện ngắn không có sự miêu tả độc lập đối với bản chất nhưng đều có xung đột sâu xa và đều làm rung lên độ căng về nội tâm. Sự hài hước chuyển từ việc châm biếm sang việc tha hoá phẩm cách con người ở nước Nga Sa hoàng độc đoán và ở nước Việt Nam thực dân nửa phong kiến thối nát.” (24; 161) và Jan Mucka cũng đã chỉ ra nét tương đồng của hai tác phẩm trên phương diện điển hình hoá “Một điểm của chủ đề được nêu lên qua vấn đề điển hình hoá. Đối tượng của mọi thứ văn hoá nghệ thuật là hệ thống đặc biệt của những chân dung. Ở Sêkhốp hệ thống này được xây dựng sao cho trong đó thể hiện nguyên lí phổ biến của con người trong những xung đột hàng ngày, một nguyên lí mà trong những hệ quả tối hậu của nó với những quy tắc có hiệu lực phổ biến đã dẫn tới sự từ bỏ cuộc sống. Tính chất miêu tả chân dung của Nguyễn Công Hoan đơn giản hơn trong hệ thống những chi tiết tượng trưng nhưng cũng dẫn tới một hiệu lực phổ biến” (24;162).

Xuất giá tòng phu là mét màn bi hài kịch điển hình của tình trạng đạo đức lộn ngược trong xã hội thuộc Pháp. Chiều 30 Tết là thời gian cả gia đình sum vầy lo sắm sửa mâm cơm tất niên cóng gia tiên, thì nhân vật “ngài” trong tác phẩm bá qua tất cả nét văn hoá truyền thống Êy “Không cần, chả cúng bây giờ thì tám giờ, chín giờ, mười giờ đêm khi nào mợ về hãy hay. Mà chẳng có thì tôi cứ trầu nước mời các cụ về cũng được, chứ đã làm sao…?” (23-I; 458). Tiếp theo là ngài một mực dỗ vợ dành thời gian và công sức vào việc mà ngài cho là cần hơn. Bị vợ từ chối, ngài doạ nạt, chửi rủa và cao điểm là màn đánh đập dã man “Thế là chiếc gậy hăng hái cứ

từ trên cao giáng xuống. Bà rú lên, đưa tay ra đỡ…Ngài tát dồn năm sáu cái, những quả thụi kinh hồn vào mặt, vào ngực vào sườn làm bà kêu thất thanh…”. Bằng mọi cách ngài bắt Ðp vợ phải “đi Tết” cho quan trên của ngài. Điều đặc biệt có sức nặng tố cáo ở đây là ngài tết quan trên không phải lễ bình thường mà chính bằng chính thân thể và nhân phẩm của vợ. Những dòng cuối tác phẩm là tiếng nói phẫn uất tố cáo bộ mặt xấu xa của tầng líp quan lại đương thời và cũng là tiếng nói cảm thương xót xa cho số phận nhỏ mọn đầy phụ thuộc của những người phụ nữ:

“Nước mắt chạy quanh, bà bước chân ra gần đến cửa, quay lại nói: - Thiếu gì cách lễ Tết mà cậu làm tôi phải nhục nhã như thế này. Ngài trợn mắt:

- Câm ngay! Làm gì mà bô bô cái mồm như thế. Đồ ngu như lợn. Cái gì mua được chứ cái này mua được à.

Rồi ngài đứng nhìn chiếc xe kéo vợ đi khuất mới quay lại ra dáng yên lòng. Ngài yên lòng vì không phải thẹn với lương tâm mà chắc chắn rằng sẽ được ông Êy khen là tử tế” (23-I; 463).

Bản chất giai cấp quan lại đã được cá thể hóa qua nhân vật “ngài”. Trong truyện Nạn râu, Nguyễn Công Hoan cũng đã vạch trần bản chất xấu xa Êy qua lời của nhân vật Giốc nói với con gái mình: “Mày tưởng tao đê mạt đến nỗi đem hiến vợ con cho người quyền thế để mưu cầu danh lợi riêng cho mình à? Nếu tao có thể xử đểu giả đê tiện như thế thì bây giờ Ýt ra tao đã làm tuần phủ rồi, chứ lại chịu nghèo xác nghèo xơ như thế này à?” và “Thời buổi nhốn nháo ra làm quan dễ lắm kia. Những hạng lính tập, bồi bếp, phu kíp được lòng ông chủ nào có thế lực một tí là xuất chính như bỡn. Ngày Êy, u mày có nhan sắc, người ta cứ dỗ dành tao mãi, nhưng tao không thuận” (23-II; 160). Các nhân vật đê tiện đểu giả Êy của Nguyễn Công Hoan còng gợi nhớ đến nhân vật quan phủ trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố: quan

phủ cũng sẵn sàng hiến vợ cho quan trên để được thăng quan tiến chức và sẵn sàng dở trò đê tiện với người phụ nữ nghèo khổ trong thế cùng đường.

Tấm giấy một trăm và Được chuyến khách gợi lên những nét điển hình

về hoàn cảnh khốn khổ của những phu xe dưới thời thực dân phong kiến. Anh xe sè 56, hiệu L đã gặp tai hoạ vì vô tình không biết tờ giấy bạc một trăm bà vợ ông chủ xưởng dệt vô ý làm rơi ra xe. Tờ bạc với bà chủ là chẳng đáng gì “Một trăm bạc này chẳng vào đâu thực. Hàng ngày, chồng bà có thể thu hơn ngần Êy lãi. Bà có thể giấu giếm ông cũng nổi vài trăm. Bà có thể một buổi, vặn chậm đồng hồ ở xưởng năm phút thôi là đủ thu lại xấp xỉ món tiền bị thiệt” (23-II; 344). Thế nhưng bản chất tham lam làm bà không thể bỏ qua, bà nghĩ rằng có kẻ lấy cắp của bà. Và chỉ vì tờ bạc Êy, anh xe cần cù lương thiện đã trở thành tội phạm ăn cắp, bị truy nã và bị bắt. Còn anh phu Tiêu trong Được chuyến khách lại rơi vào tình cảnh khốn khổ khác. Anh bị sốt cao nhưng vẫn cố gắng đi làm, mong kéo được “buổi khách ngày chợ phiên”. Sự quá sức làm anh tối tăm mặt mũi, ho ra “hàng đống máu tươi” tưởng như không thể gượng nổi. Nhưng chỉ cần có tiếng gọi xe là anh quên hết cả “Vụt anh trông thấy một vài chiếc xe không từ đằng xa chạy lại, tranh nhau cướp lấy khách. Chẳng đắn đo hơn thiệt, anh vội vàng quệt tay, chùi máu mép, với lấy càng xe và cắm cổ chạy đến” (23-II; 48). Anh Tiêu có phúc khi tranh được chuyến khách Êy nhưng chắc chắn anh lại rơi vào cái hoạ ghê gớm và khủng khiếp hơn nhiều.

Có thể nói, bằng cách khai thác những mâu thuẫn trào phúng, Nguyễn Công Hoan đã khẳng định một phong cách riêng không lặp lại. Tô Hoài đã gọi Nguyễn Công Hoan là “tay đô vật không có địch thủ”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung coi “truyện Nguyễn Công Hoan chưa từng có hai lần trong văn học Việt Nam”. Còn nhà văn Nguyễn Minh Châu, một cây bút xuất sắc được coi là người mở đường cho văn học Việt Nam hiện đại thời kì đổi mới cũng đã viết “Với con mắt vừa cực đoan vừa trào lộng, Nguyễn

Công Hoan đã tạo nên phong cách vô cùng độc đáo, đứng riêng một mình trên miếng đất không hề giống một ai…Sau ông, chúng ta không không còn thấy xuất hiện một người nào như thế nữa. Hình như cái mạch trào lộng của truyện kể dân gian chảy đến Nguyễn Công Hoan thì ngừng” (3; 186,187).

Một phần của tài liệu nghệ thuật điển hình hoá trong những sáng tác tiêu biểu trước cách mạng tháng tám của nguyễn công hoan (2) (Trang 60)