Tình huống nghịch lí, phi lÝ

Một phần của tài liệu nghệ thuật điển hình hoá trong những sáng tác tiêu biểu trước cách mạng tháng tám của nguyễn công hoan (2) (Trang 67)

2. Xây dựng những tình huống trào phúng bộc lộ cảnh ngộ và tính cách nhân vật điển hình

2.1. Tình huống nghịch lí, phi lÝ

Nguyễn Công Hoan là người có nhiều vốn sống, các tác phẩm của ông luôn gắn với hoàn cảnh xã hội thực dân phong kiến đương thời. Ông đã được mục kích nhiều cảnh ngang tai trái mắt, đã được tiếp xúc với nhiều hạng người từ giai cấp thống trị cho đến dân nghèo. Ngay từ thuở niên thiếu, trong điều kiện riêng của gia đình, cậu bé Hoan đã có “sở thích nhất là ban ngày đứng ở sân công đường hàng giờ để nhìn và để nghe, ban tối thì xuống

trại lệ trại cơ nằm kề đùi kề vế với lính tráng để hỏi chuyện họ. Ở đây, tối tối tụ tập rất nhiều hạng người nói đủ các thứ truyện, chuyện Tây, chuyện ta, truyện hàng phố, truyện dân quê. Vốn sống mà tôi lượm lặt chăm chỉ và có suy nghĩ trong thời kì này là kho tài liệu cho tôi sáng tác dần dần sau này” (22; 77). Từ thực tế Êy, ông đã lựa chọn những nét tiêu biểu nhất đÓ xây dựng thành những điển hình. Đó là sự thống nhất biện chứng giữa cái khái quát và cái cụ thể, sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Đề tài thường xuyên thu hút nhà văn là quan hệ giữa kẻ áp bức và người bị áp bức. Tác giả luôn phanh phui những bất công xã hội, vạch trần tính phi logic của cái bình thường, tính phi lÝ của tất cả. Nhà văn thích xây dựng câu truyện trên những nghịch lí qua đó bộc lộ tư tưởng nghệ thuật của mình.

Hầu như trong truyện nào của Nguyễn Công Hoan cũng có những sự kiện, những sự việc hay hành động của nhân vật đi ngược hẳn với cái bình thường. Điểm nhìn của nhà văn là phê phán những nhố nhăng đểu giả của xã hội phàm tục thối tha đương thời. Nhà văn cho người đọc thấy được những nghịch cảnh những bất công của trò đời. Tình huống nghịch lí phi lÝ mà Nguyễn Công Hoan khai thác nhiều nhất là những nghịch lí về đạo đức đạo lí trong mối quan hệ xã hội. Quan lại nắm trong tay cán cân công lí, là những nhà thực thi pháp luật lại là kẻ dâm dục bê tha và tham lam vô độ. Kẻ đuổi mẹ già ra khỏi cửa, làm mẹ phải chết một cách tức tưởi lại là kẻ được khen là chí hiếu. Người có nhân tâm thì khốn nạn về vật chất: bố con bêu rếch xó chợ đầu đường, kẻ có tiền bạc thì khốn nạn về nhân cách: bỏ ra hàng vạn chạy chức nghị viên không tiếc nhưng lại tiếc vài xu khi mua con của dân nghèo. Nhà giam là nơi giáo dục cải tạo những con người lầm lỡ lại là lò đào tạo những kẻ lưu manh chuyên nghiệp...Xã hội thực dân phong kiến đầy rẫy những kẻ cắp kẻ cướp. Kẻ ăn cắp nhỏ thì bị đòn (Thằng ăn cắp, Thế cho nó

chừa, Bữa no đòn), kẻ ăn cắp trắng trợn thì đầy uy quyền làm dân đen phải

cướp từ quan lại đến cường hào, từ nhà giàu đến trí thức. Hào lí tìm mọi cách moi tiền, ăn cướp của dân đen (Thịt người chết, Người thứ ba, Công dụng

của cái miệng, Cụ Chánh Bá mất giầy). Kẻ giàu có ăn cắp của đứa ở 10 đồng

bạc tiền công và khi bị lộ sẵn sàng dùng thủ đoạn bỉ ổi vu khống để đẩy đứa ở vào tù (Thằng Quít I; Thằng Quít II). Giới trí thức toàn “ông nghè luật, ông bác sĩ thuốc, ông kĩ sư hoá học, ông tú văn chương, ông bác vật canh nông, ông giáo sư toán pháp, ông huyện tư pháp, ông tham lục lộ” học cao hiểu rộng cũng ăn cắp của nhau (Cái ví Êy của ai). Và nổi bật hơn hết là thủ đoạn ăn cắp tiền dân của tầng líp quan lại. Là những quan phụ mẫu có trách nhiệm che chở bảo vệ dân nhưng bọn chúng lại là những kẻ cắp, kẻ cướp có nghề, có hạng. Đó là việc bày đặt trò cấm chợ để làm tiền dân (Làm phóc), cưỡng

bức hào lí nộp tiền (Gánh khoai lang, Ngượng mồm), bịa ra nghi lễ để ăn của đút (Đi giày), ăn cắp một đồng hào đôi của người dân đến trình mất trộm

(Đồng hào có ma), ăn cướp lại của kẻ trộm cướp (Thằng ăn cướp), dâm dục

bê tha (Nạn râu, Chiếc đèn pin, Lập gioòng, Cái thú tổ tôm), thủ đoạn đểu giả (Tôi tự tử, Chính sách thân dân, Cái nạn ô tô) v v...

Qua từng truyện của Nguyễn Công Hoan, người đọc dễ dàng nhận thấy hiệu quả của việc xây dựng tình huống khắc hoạ cảnh ngộ và tính cách nhân vật điển hình. Trong mối quan hệ gia đình xã hội có biết bao trò đảo điên nghịch lí. Nhà thơ Tú Xương từ cuối thế kỉ XIX đã từng viết về sự xuống cấp của đạo lí gia đình:

Nhà kia lỗi phép, con khinh bè, Mụ nọ chanh chua, vợ chửi chồng.

Trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, xã hội Việt Nam với truyền thống ngàn đời về đạo lí thương yêu, hi sinh, chung thuỷ đã biến mất không còn dấu vết. Tất cả là giả dối xấu xa. Đạo lí vợ chồng bị chà đạp (Xuất giá tòng phu, Thế là mợ nó đi Tây, Đàn bà là giống yếu, Một tấm

(Mất cái ví, Báo hiếu trả nghĩa cha, Báo hiếu trả nghĩa mẹ) và tình yêu thanh cao trong sáng chỉ còn là trò hề (Oẳn tà roằn, Nhân tình tôi,

Samandji).

Đi sâu vào một số tình huống phi lÝ mà Nguyễn Công Hoan đã khai thác mỗi người đọc đều cảm nhận được sức nặng tố cáo qua trang viết của nhà văn. Giá ai cho cháu một hào là một truyện tiêu biểu. Với mục đích tránh cho tỉnh thành phố xá khỏi mất vẻ mỹ quan, thực dân Pháp đã thi hành chủ trương bắt hết những người ăn mày giải về nguyên quán song lại bỏ bê không tính chuyện giúp họ làm ăn chân chính. Mỗi lần giải đi như thế, nhà nước mất tiền tàu xe, tiền ăn đường, tiền phụ cấp cho lính. Tất cả mất đến tám đồng bạc trong khi thằng bé ăn mày chỉ mong có được một hào để mua nồi đi gánh nước thuê hoặc làm vốn cho việc bán nước vối. Và lí trưởng ở làng nuôi cơm mấy hôm xót ruột lại đẩy thằng bé ra đường. Thằng bé và nhà nước lại cứ tiếp tục trong cái vòng luẩn quẩn Êy. Lời giãi bày thanh minh của thằng bé nghe thật xót xa “Giá ai làm phúc cho cháu một hào, một hào thôi thì đâu đến nỗi cháu phải đi ăn mày mà nhà nước cũng không phải tốn một xu” (23- I; 250). Với Chính sách thân dân, những nghịch lí của chính sách nhà nước làm cho người dân sợ cái chết không phải vì không được sống mà chỉ vì sợ quan thực hiện chính sách gần dân của nhà nước “Bây giờ ở vùng ông cai trị, người ta còn đợi mua vui bằng nhiều tác phẩm sống của ông. Nhưng có một điều buồn cho thuộc hạ ông, là không những họ sợ sống mà họ cũng sợ cả chết nữa. Họ sợ để khổ cho con cháu vì quan lại cứ về đưa ma” (23-II; 315). Quan về tang chủ phải lo tiếp đón vô cùng tốn kém, lo chỗ nghỉ tĩnh mịch cho quan, lo mâm cỗ tiếp quan thật chững chạc, bê lên phải thật thành kính và nực cười hơn, phải lo tiền cho quan vui vài ván tổ tôm, phải lo tiền trả xe ô tô khứ hồi cho quan. Quan đưa người chết ra đồng cũng là một tai họa cho tang gia và bà con làng xóm “Ngài trịnh trọng theo cữu. Cạnh ngài có người che ô hầu. Và xung quanh ngài, tuần làng nghiêm chỉnh

cầm roi dẹp đường. Bất cứ ai, dù trẻ con đi xem hay người quen kẻ thuộc, hay đến cả họ hàng bà con người chết mà vô ý sán lại gần, là bị vụt liền” (23-II; 314). Nghịch lí trong chủ trương của quan Đốc lí Hà Nội ra lệnh cấm ngồi xe tay hai người và định giá hai hào một cuốc xe trong khi giá xe điện chỉ có hai xu đã làm cho giới phu xe thất nghiệp, đói khổ kiệt quệ. Nhân vật anh Tiêu (Được chuyến khách) và anh xe sè L 56 (Tấm giấy một trăm) chỉ là hai trong rất nhiều những phu xe khốn khổ vì chủ trương Êy.

Đi tiên phong trong trào lưu hiện thực phê phán “truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan hợp lại thành một bức tranh rộng lớn khá đầy đủ về xã hội cũ. Hầu hết các tầng lớp trong xã hội thực dân cũ đều có mặt: nông dân, công nhân, tiểu tư sản, trí thức làm các nghề tự do như thấy thuốc, nhà báo, nhà văn, nhà giáo, nghệ sĩ, rồi tư sản, nhà buôn, nhà thấu khoán, địa chủ, quan lại, cường hào, nghị viên, công chức, học sinh, cô đào, nhà thổ, đứa ở, phu xe, kẻ ăn cắp, anh hát xẩm, chị bán hàng rong, binh lính, bồi bếp vv... Từ các giai cấp bị bóc lột, các giai cấp thống trị và các tầng lớp trung gian cho đến những người ở dưới đáy của một xã hội hết sức phức tạp. Tất cả đều có vai trong tấn bi hài kịch đồ sộ với bao nhiêu màn, lớp” (24; 93). Chọn những tình huống nghịch lí, phi lÝ, nhà văn đã cất lên tiếng cười mỉa mai, châm chọc xã hội thối nát. Sự độc đáo trong quá trình tư duy của nhà văn xuất phát từ cảm xúc dồi dào, từ trí tưởng tượng phong phú, từ nhãn quan trào phúng có một không hai. Nguyễn Công Hoan đã khái quát hiện tượng cuộc sống bằng hình thức lựa chọn tình huống cụ thể và rõ rệt để xây dựng nên những điển hình nghệ thuật. Từ bức tranh đời, nhà văn đã xây dựng những hình tượng nhân vật tích tụ những nét tiêu biểu nhất. Những tác phẩm của ông gây cảm xúc mạnh mẽ, có sức cuốn hút mãnh liệt.

Một phần của tài liệu nghệ thuật điển hình hoá trong những sáng tác tiêu biểu trước cách mạng tháng tám của nguyễn công hoan (2) (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w