thực phê phán Việt Nam 1930 - 1945
Văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 -1945 đã lấy hiện thực đời sống làm chất liệu cho điển hình hoá. Hơn hẳn các phương pháp sáng tác khác, chủ nghĩa hiện thực phê phán rất chú trọng yếu tố khách quan - đối tượng phản ánh của văn học. Nếu chủ nghĩa lãng mạn chỉ chú trọng “cái tôi nội cảm” (Hêghen) để hướng ngòi bút và tâm hồn của mình vào cái mà “nhà văn muốn nó trở thành” (Gioócgiơ Xăng), thì chủ nghĩa hiện thực phê phán vừa chú ý đến cái tôi bản ngã của nhà văn vừa chú ý đến các “xung động thẩm mỹ nghịch chiều của đời sống” (14; 285). Ý thức về cái tôi của nhà văn là chất liệu để Nam Cao, Nguyên Hồng viết lên những tác phẩm thấm đẫm chất trữ tình nội tâm suy tư về cách sống cách làm người chân chính. Đó cũng là một phương diện của hiện thực. Chọn cái tôi để bộc lộ những
tình cảm thầm kín, những day dứt trong lòng cùng những khát vọng sống, Nam Cao và Nguyên Hồng đã thành công khi xây dựng bi kịch của những trí thức nghèo. Thứ (Sống mòn), Hé (Đời thừa), Điền (Giăng sáng), Huyên
(Hai dòng sữa), An (Ngọn lửa) là những nhân vật thể hiện ý tưởng nghệ
thuật của các nhà văn hết sức sâu sắc. Giáo sư Hà Minh Đức đã nhận xét “có thể nói rằng, ngoài những tác phẩm viết về chủ đề nông dân, hầu hết các tác phẩm còn lại của Nam Cao đều khai thác từ bản thân. Điều đó xác định một chủ đề quen thuộc của Nam Cao: chủ đề viết về con người tư sản nghèo, đặc biệt là người trí thức tư sản nghèo” (14; 21). Hệ thống nhân vật trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đều là hình bóng nhân vật trong cuộc sống thực. Bà Bé Tý ở phố Hàng Bạc là nguyên mẫu nhân vật bà Phó Đoan, nhân vật TYPN cũng chính là một nguyên mẫu ngoài đời.
Là những thư kí trung thành của thời đại, các nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam đã lách sâu ngòi bót vào ung nhọt xã hội để vạch trần, phanh phui và tố cáo một cách mạnh mẽ. Hiện thực xã hội Việt Nam những năm 30 của thế kỉ XX là xã hội thực dân nửa phong kiến với bao nhiêu áp bức nặng nề phơi bày nhiều bất công ngang trái. Con người Việt Nam chịu bao nhiêu khổ cực : sự đầy đoạ cuộc sống dưới ách thực dân và phong kiến, sự huỷ hoại của văn hoá đạo đức và truyền thống dân tộc, sự xâm nhập của văn minh phương Tây trong ý đồ đen tối của thực dân Pháp. Hoàn cảnh lịch sử Êy đã tác động tới việc hình thành quan điểm sáng tác của các nhà văn hiện thực phê phán và bộc lộ rõ những tiêu chí của nghệ thuật điển hình hoá: “Văn chương chỉ là món tiêu khiÓn nếu nó than mây khóc gió. Tôi quan niệm văn chương là một phương tiện tranh đấu của những người cầm bút, muốn loại khỏi xã hội con người những nỗi bất công, nhen lên trong lòng người nỗi xót thương đối với những người bị chà đạp lên nhân phẩm, kẻ yếu, kẻ bị đày đoạ vào cảnh ngu tối, bị bóc lột” (40; 108). Trên nguyên tắc sáng tác lấy hiện thực trực tiếp nhưng trái chiều là đối tượng chính, chú
trọng mối quan hệ giữa tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình, giải quyết được mối tương quan giữa tính cách và hoàn cảnh thể hiện khuynh hướng nghệ thuật chân chính là nghệ thuật phục vụ cuộc sống, văn học hiện thực phê phán đã khẳng định vị trí xứng đáng của mình trên văn đàn để lại nhiều tác phẩm xuất sắc.
Trong quá trình phát triển, chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam đã có nhiều tên tuổi đầy tài năng tập trung hướng ngòi bút vào việc phê phán mặt trái của xã hội, tố cáo thủ đoạn bóc lột, thủ đoạn mị dân giả dối của giai cấp thống trị đương thời và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân với thái độ cảm thông sâu sắc. Các nhà văn hiện thực Việt Nam cũng chú trọng nguyên tắc điển hình hoá, tập trung xây dựng hoàn cảnh điển hình và tính cách điển hình.
Tắt đèn được đánh giá là tác phẩm xuất sắc của chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam đồng thời cũng là tác phẩm thành công nhất của Ngô Tất Tố về nghệ thuật điển hình hoá. Nhà văn đã dựng lên bức tranh về nông thôn Việt Nam dưới thời thuộc Pháp với cảnh đời tối tăm thê thảm của những người dân cày nghèo khổ và vạch rõ bộ mặt xấu xa của bọn dịa chủ, cường hào. Tác phẩm đã xây dựng thành công tính cách điển hình ở cả nhân vật chính diện và phản diện qua nhân vật Chị Dậu và nhân vật Nghị Quế. Tố cáo chế độ sưu thuế vô nhân đạo, Ngô Tất Tố đã ghi lại nét điển hình của nông thôn Việt Nam trong xã hội cũ. Đó không chỉ là hình ảnh của làng Đông Xá mà đó chính là hình ảnh bao làng quê Việt Nam tối tăm khổ sở dưới chế độ thực dân nửa phong kiến đương thời. Đó thật sự là những ngày rùng rợn cực khổ nhất của nông dân trong xã hội cũ và cũng là thời kì mà mâu thuẫn giữa nông dân và giai cấp thống trị được bộc lộ một cách rõ rệt nhất “quanh cái thẻ sưu thuế người, cả một hệ thống thiên la địa võng bóc lột sự sống, bức tử sự sống” (Nguyễn Tuân).
Không chỉ có Tắt đèn của Ngô TÊt Tè, nghệ thuật điển hình hoá còn thể hiện rất rõ trong nhiều tác phẩm của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng…
Chí Phèo là một truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao viết về bi kịch của người nông dân trên con đường lưu manh hoá. Dù chỉ trong một truyện ngắn, nhà văn đã kể trọn vẹn về cuộc đời một con người từ lúc sinh ra, lớn lên và chết thảm thương. Qua số phận của nhân vật Chí Phèo, tác giả cất lên tiếng kêu đau thương của những người nông dân lương thiện bị cùng đường, trở thành tha hoá lưu manh và thể hiện niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người. Đặt Chí Phèo trong khuynh hướng hiện thực phê phán mới thấy hết cái nhìn mới mẻ của Nam Cao về điển hình hoá. Nhiều nhà văn hiện thực phê phán đã nói đến nỗi khổ của người nông dân vì cùng đường mà phải bán ruộng, bán con, bán chó và bán cả dòng sữa của mình cho kẻ giàu. Tưởng như sẽ chẳng có gì để nói thêm về nỗi cực khổ của người nông dân, thế nhưng Nam Cao đã sáng tạo ra mạch nguồn mới: nỗi khổ của người nông dân khi phải bán đi nhân phẩm của mình. Từ một anh canh điền lương thiện, Chí Phèo đã trở thành quỷ dữ với khuôn mặt của “một con vật lạ” và với những cơn say vô tận triền miên, những hành động tội ác trong vô thức. Và khi tưởng như có thể gột rửa tất cả để đứng dậy trong lương thiện bản năng, Chí Phèo lại bị những định kiến xã hội buộc phải tìm con đường chết.. Chí Phèo mang nét chung tiêu biểu về bi kịch tha hoá, về sù cự tuyệt trở thành con người và mang đầy những nét riêng cá biệt về lai lịch khi sinh ra trong cái lò gạch bỏ hoang, về ngoại hình kẻ lưu manh với “cái đầu trọc lốc, mặt đen và rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết…”, về ngôn ngữ đầu đường xó chợ với tiếng chửi đời, chửi trời và chửi chính người đẻ ra hắn, về cái chết trên vũng máu trong sự thờ ơ của cả dân làng.
Tóm lại, từ những quan điểm thẩm mỹ của các nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam 1930 -1945, bạn đọc nhận thấy rõ những tiêu chí tạo nên
bản sắc của chủ nghĩa hiện thực phê phán nói chung và của Việt Nam nói riêng. Văn học thời kì này đã khắc hoạ được chân dung khá đông đảo của những tầng lớp người thời kì đó. Mỗi nhân vật đại diện cho một tầng lớp người rộng lớn. Nhân vật có sức đại diện càng cao, càng tiêu biểu thì dấu Ên càng sâu sắc, càng giàu sức nặng tố cáo. Với quan niệm đó, văn học hiện thực phê phán đã xây dựng được nhiều nhân vật điển hình và hoàn cảnh điển hình. Đó là những hình tượng văn học được khái quát từ hiện thực cuộc sống đầy sinh động.