Miêu tả tính cách qua cử chỉ hành động

Một phần của tài liệu nghệ thuật điển hình hoá trong những sáng tác tiêu biểu trước cách mạng tháng tám của nguyễn công hoan (2) (Trang 86)

Hành động cử chỉ là “một hình thức giao tiếp mà mặt biểu hiện của nó được xây dựng không phải trên cơ sở âm học như ngôn ngữ âm thanh mà trên cơ sở động lực học” (theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học). Những chi tiết miêu tả hành động có ý nghĩa sâu sắc trong việc phản ánh và bộc lộ tính cách nhân vật. Đồng thời, hành động cũng là biÓu hiện cụ thể

cho cách ứng xử trong các tình huống. Ngôn ngữ miêu tả cử chỉ chính là quá trình nhà văn tái hiện lại một loại chi tiết thuộc về nhân vật. Trong văn phong trào phúng mà Nguyễn Công Hoan là một tác gia tiêu biểu, ngôn ngữ miêu tả cử chỉ thường xuất hiện nhiều và sinh động hơn các thể loại khác. Nó làm cho những ý tưởng, những hành động những đặc điểm vốn chung chung của nhân vật trở nên rõ ràng hơn, sâu sắc hơn. Đồng thời để đẩy tình huống truyện tới cao trào, các nhân vật thường có hành động nhiều hơn.

Ngô Tất Tố là một nhà văn xây dựng nhân vật theo nguyên tắc đồng nhất một chiều. Nhân vật luôn có hình dáng và vẻ ngoài đồng nhất với phẩm chất tính cách. Lúc nào và ở đâu, chị Dậu cũng là điển hình của người phụ nữ lương thiện, yêu chồng thương con. Hành động vươn lên phản kháng của chị đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng cũng khởi nguồn từ lòng thương yêu chồng con tha thiết.

Nhân vật của Nam Cao lại có hành động mang dấu Ên tâm lí rõ nét. Mở đầu truyện Chí Phèo là hình ảnh Chí “vừa đi vừa chửi”. Điên khùng vì tuyệt vọng và bị cô lập trước đồng loại, Chí chỉ còn cách duy nhất Êy để giải toả tâm trạng u uất đến cùng cực. Đó là một hành động gợi nhiều cảm xúc cay đắng về bi kịch của con người. Nhà tù thực dân đã biến anh canh điền khoẻ mạnh, lương thiện thành con vật lạ không có tuổi, sống với nghề rạch mặt ăn vạ. Cái hành động “rút bao diêm đánh cái xoè” châm lên mái lều hàng rượu đánh dấu sự lưu manh đích thực của một thằng “uống máu người không tanh”. Khi đến nhà Bá Kiến lần thứ hai, Chí Phèo đã có hành động lưu manh côn đồ thành thạo. Sau lời nói đầy Èn ý hắn “móc đủ mọi tói, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc…hắn cúi xuống tẩn mẩn gọt cạnh cái bàn lim”. Hành động chậm rãi của hắn thể hiện bản lĩnh nghề nghiệp rất rõ, hắn cố tình kéo dài hành động tưởng như vô nghĩa đÓ khủng bố tâm lí của đối phương. Có thể thấy rằng, mỗi hành động của nhân vật Chí

Phèo đều thể hiện hình ảnh con người bị tha hoá với những diễn biến về nội tâm, những thay đổi về nhận thức.

Biện pháp xây dựng tính cách nhân vật qua hành động của Nguyễn Công Hoan có những nét giống song cũng có những điểm khác biệt so với các nhà văn hiện thực đương thời. Ông cũng miêu tả hành động để phản ánh tính cách, tô đậm thêm Ên tượng về nhân vật. Hơn thế nhà văn đã miêu tả hành động như một thủ pháp làm tăng tính trào phúng bộc lộ rõ hơn, sinh động hơn bản chất trào phúng của đối tượng. Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan giàu ý nghĩa điển hình không chỉ qua việc miêu tả ngoại hình nhân vật mà còn thể hiện ở việc miêu tả hành động cử chỉ nhân vật. Mỗi truyện ngắn của nhà văn đều giống như những màn hài kịch ngắn diễn ra ở một không gian hẹp, ở một tình huống rất điển hình với hành động rất đặc trưng. Hầu hết các truyện của nhà văn đều tập trung mũi nhọn đả kích vào nhân vật phản diện, mỗi nhân vật phản diện đều hiện lên với những nét đê tiện xấu xa. Những ông chủ tư sản coi mạng người như cỏ rác (Răng con chó của nhà tư

sản), sống giả dối vô lương tâm (Báo hiếu trả nghĩa cha, Báo hiếu trả nghĩa mẹ, Thằng điên). Những ông quan to quan nhỏ thích ăn bẩn (Đồng hào có ma, Bước đường cùng, Gánh khoai lang, Thằng ăn cướp…), sống chà đạp lên

đạo lí (Nạn râu, Thịt người chết, Đàn bà là giống yếu, Xuất giá tòng phu) v v...

Sống trong một xã hội đầy rẫy ngang trái bất công, mọi giá trị đạo đức bị đảo lộn, quyền sống của con người bị đe dọa nghiêm trọng, Nguyễn Công Hoan đã vạch mặt chỉ tên những kẻ thống trị và trút căm hờn vào những nhân vật phản diện Êy, trong đó nhà văn chú trọng việc miêu tả tính cách điển hình. Với ý thức phủ định cái xấu, bằng lăng kính trào phúng độc đáo của bản thân nhà văn đã lật tẩy bộ mặt thật của giai cấp thống trị để lại dấu Ên sâu sắc, tạo nên những điểm xoáy về mặt thẩm mĩ. Giáo sư Phan Cù Đệ đã nhận xét “Nguyễn Công Hoan rất có sở trường về mặt khắc họa tính

cách nhân vật phản diện…Tô đậm một số nét điển hình làm người đọc tập trung chó ý vào những nét chủ đạo đó” (24; 178,179).

Đi sâu vào việc miêu tả tính cách nhân vật qua cử chỉ hành động, Nguyễn Công Hoan đã thành công ở rất nhiều tác phẩm tiêu biểu. Luôn có ý thức ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trong xã hội một cách chân thực và tỉ mỉ, nhà văn đã dung lên bức tranh xã hội đương thời rộng lớn. Quan điểm nghệ thuật của ông không đi sâu phân tích tâm lÝ nhân vật. Vì thế nhân vật của Nguyễn Công Hoan là những điển hình của hành động, của lời nói hơn là điển hình tâm lí. Bản chất của nhân vật được khai thác có chọn lọc qua những hành động và lời nói đầy dụng ý nghệ thuật đã gây Ên tượng mạnh mẽ với người đọc.

Trong Đồng hào có ma, hành động nhân vật chính được miêu tả tập trung ở cuối truyện đã bóc trần bộ mặt tham lam, ti tiện của quan huyện Hinh. Hành động của huyện Hinh được nhà văn miêu tả tỉ mỉ, kĩ lưỡng, chậm rãi như những thước phim quay chậm, lột tả tường tận sự bất nhân đểu cáng của giai cấp thống trị đương thời. Việc huyện Hinh “dậm chân lên đồng hào đôi” mà người dân đến trình mất trộm lóng ngóng làm rơi ra đã báo trước những hành động đặc biệt: “Ông huyện Hinh cứ ngồi yên sau bàn giấy để nhìn theo con mẹ khốn nạn. Rồi khi thấy nó đã đi khuất, ông mới đưa mắt nhìn xuống chân, dịch chiếc giày ra một tí. Và vẫn tự nhiên như không, ông cúi xuống thò tay, nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở đế giày bám vào rồi bỏ tọt vào túi” (23- II;133). Hàng loạt động từ mang ý chủ động phản ánh hành động của một tên ăn cắp chuyên nghiệp rất thạo nghề và không từ cả những đồng tiền có mệnh giá rất thấp. Việc ăn cắp lại diễn ra ở ngay công đường - nơi tôn nghiêm trang trọng, nơi thực thi và bảo vệ công lí. Kẻ ăn cắp là quan phụ mẫu còn người bị ăn cắp là một người dân nghèo đến trình quan việc nhà mình bị mất trộm. Người dân nghèo khổ Êy đêm qua là nạn nhân của kẻ trộm, kẻ trém thực hiện hành vi trong bóng

tối và hôm nay lại là nạn nhân khốn khổ của tên ăn cắp đội danh quan lớn, thực hiện hành vi giữa ban ngày.

Hai truyện ngắn: Nạn râu, Chiếc đèn pin thực chất miêu tả tập trung hành động của ông huyện Văn Giang, bóc trần bản chất dâm dục của quan lại. Trong truyện Nạn râu chỉ vì “ảnh hưởng của ái tình đối với cô Khuê” mà “ông hay gắt gáng cáu kỉnh. Vì những cớ không đâu, luôn luôn ông sinh sự với vợ con, luôn luôn kiếm chuyện với thuộc hạ. Mà lần nào ông cũng đập bàn, đập ghế rồi quát tháo đùng đùng” (23-II; 160). Nghỉ đêm ở nhà bác thông phiên, đầu óc ông huyện chỉ lo tính toán việc chiếm đoạt con gái bác “Cho nên ông quyết tối nay, thế nào bác thông phiên cũng đi nằm sớm mà cô Khuê cũng lên buồng trước mọi ngày. Hễ đúng thế là ông chẳng cần giữ gìn như lần trước thổi tắt đèn và sờ soạng lối đi. Ông cứ công nhiên cả thẻ bài lẫn áo gấm, bắt dân cờ quạt trống khẩu rịch loa mà rước ông vào buồng Khuê nằm”. Song ông đã tính nhầm khi bác thông phiên cùng cô con gái đã lập mưu để cùm bộ râu ông lại, đẩy ông vào tình thế nhục nhã “Ông vội vàng nâng lấy cái tráp và nâng bằng cả hai tay vì nó nặng quá. Và ông huyện cứ phải tô hô nâng tráp như thế cho đến tận sáng hôm sau” (23-II;166).

Sự vô liêm sỉ và bản chất dâm dục của ông huyện Văn Giang tiếp tục được khắc họa bằng hàng loạt hành động trong Chiếc đèn pin: Lên tỉnh ông huyện vẫn trọ trong nhà bác thông phiên và không hề xấu hổ “vui vẻ sai bảo bác như quên khuấy chuyện hôm nọ” rồi khi biết tin cô Khuê về làng Rồng chơi ông lại tìm cách về làng Rồng ngay trong đêm để tìm cô: “Ông huyện gọi người mở cổng. Ông không nói rõ là khám xét gì cứ sồng sộc sấn vào, bấm đèn, lên nhà trên, xuống dưới bếp ra cả chuồng trâu, chuồng lợn… xăm xăm đi sang sục sạo hai bên hãng xóm…Ông vấp vào cái chốt cổng suýt ngã, cái đèn bấm bắn rơi ra xa, ông tìm hết hơi không thấy (23-II;172).

Nực cười hơn khi việc mất đèn pin lúc đi săn gái đêm hôm trước lại được thể hiện bằng tờ sức của quan vào buổi sáng hôm sau

Văn Giang, ngày 28 tháng 2 năm 192… Le Tri huyện sức Lý trưởng xã…tuân cứ

Tối hôm qua, bản chức đi tuần tại xã thầy và có mang theo chiếc đèn bấm năm pin, mọi nhẽ.

Vậy không biết tên nào cầm đèn Êy, chưa nộp lại bản chức, nay sức thầy phải tìm cho ra và đệ tại bản nha trước ngày 2 tháng 3. Nhược bằng đứa gian giảo có ý chiếm đoạt thì sẽ phải tội nặng.

Nay sức Le Tri huyện (Ký tên và đóng kiểm)

Bằng hàng loạt hành động vừa trơ trẽn vừa đểu cáng, ông huyện Văn Giang tự bộc lộ bản chất xấu xa của bậc cha mẹ dân khi ông cố tình đi ngược đạo lí, phần con đã lấn át phần người, pháp luật trong tay ông chỉ là trò hề không hơn không kém.

Hành động của nhân vật thường được Nguyễn Công Hoan miêu tả theo hai cách: hoặc chậm rãi tỉ mỉ kĩ lưỡng hoặc chỉ bằng một dòng ngắn song lột tả thần tình bản chất nhân vật. Hành động của ông huyện trong

Ngượng mồm “mở sổ ra, lấy bút gạch chéo một cái” lật tẩy sự ăn tiền đút lót

có bài bản, triệt để, của quan. Hành động quan phụ mẫu trong Bước đường

cùng “với tay vét vào cái đĩa không để ở góc bàn” và nổi giận khi thấy không

có gì trong đĩa đã tố cáo mạnh mẽ thói ăn bẩn công khai của tầng lớp quan lại.

Dưới chế độ thực dân phong kiến, nói đến quan lại không thể không nói tới bọn địa chủ cường hào và nỗi khốn khổ cùng cực của người nông dân. Cường hào địa chủ là tầng lớp áp bức bóc lột trực tiếp đè nặng lên đời sống nhân dân lao động trong mỗi làng quê. Bao nhiêu thủ đoạn chúng cấu kết, bao nhiêu mánh lới bóc lột được chúng thực hiện xô đẩy người dân đến đường cùng. Tiểu thuyết Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan xoáy

sâu vào những hành động bóc lột, cướp đoạt ruộng đất của giai cấp địa chủ mà đại diện là nghị Lại. Chiếm đoạt ruộng đất dân nghèo là niềm say mê, là dục vọng điên cuồng của tên địa chủ tham lam. Nếu tư bản chạy theo lợi nhuận bằng việc bóc lột sức lao động thì nghị Lại bóc lột bằng địa tô nên hắn cần rất nhiều ruộng đất. Hắn đã dùng mọi thủ đoạn để cướp tám sào ruộng của anh Pha và bao nông dân khác, dựa thế quan trên hắn luôn chỉ đạo bọn hào lí địa phương đàn áp và đục khoét nông dân đến tận xương tủy.

Không chỉ tố cáo bản chất xấu xa của quan lại, của địa chủ cường hào Nguyễn Công Hoan còn khắc hoạ bản chất xấu xa của tầng lớp trí thức Tây học- sản phẩm của chế độ thực dân qua những cử chỉ hành động bẩn thỉu. Nhân vật ông phán Dự trong Thằng Quít I và Thằng Quít II được hơn bảy chục tiền lương một tháng vẫn giở trò ăn cắp bỉ ổi của đứa ở. Mỗi tháng, thằng Quít chỉ được chưa đầy hai đồng bạc với bao nhiêu là công việc “không những phải gánh nước thổi cơm, dọn dẹp nhà cửa cho tươm tất mà nó còn phải vá quần áo, đưa thư vay tiền, kì lưng và bẻ bão cho chủ nữa”. Làm tám tháng mười tám ngày, tiền công vừa một chục nhưng nó đã bị ông phán, người “rất yêu chủ nghĩa bình dân”, lấy cắp. Việc làm ti tiện của ông đã đẩy thằng Quít vào cảnh khốn khổ, bị cha mẹ đánh mắng nghi ngờ, bị nhà gái thoái thác “vì không đủ tiền dẫn cưới”. Và đây là hành động của phán Dự khi thằng người ở khốn khổ quay lại tìm: “Ông Dự đứng phắt dậy, mặt hầm hầm, sấn lại thằng Quít, giơ thẳng cánh, đưa cả bàn tay vào mặt nó để lấp miệng nó lại, cho nó mất nói. Môi và mũi nó được ăn trầu. Nhưng miếng trầu máu không phải là thứ người ta mời nhau để làm đầu câu chuyện ôn tồn, nên thằng khốn nạn đứng câm nh thóc mà ông Dự thì trỏ tay ra cửa quát to:

- Ông cấm mày bận sau lai vãng đến đây! Liệu hồn, mày định bôi nhọ ông à? Mày ở với ông, ông trả công tử tế, bây giờ mày đòi cái gì? Bước!

Thằng Quít vẫn đứng gan lì. Ông đẩy nó ngã ra cửa, và đá theo mười chiếc cẳng chân…” (23-II; 74,75). KÕt thúc chuỗi việc làm ti tiện của phán Dù là sù vu cáo kinh tởm đẩy thằng Quít khốn khổ vào tù với “ba năm tù, năm năm quản thúc và 1.850 đồng bồi thường cho nguyên đơn Nguyễn Văn Dự” (23-II; 77).

Thủ pháp chú trọng việc miêu tả hành động cử chỉ nhân vật được Nguyễn Công Hoan coi như một cách thể hiện nghệ thuật điển hình. Ông đã tâm sự trong Đời viết văn của tôi: “Tôi hiểu họ đến nỗi khi họ nói một câu làm một cử chỉ, tôi cũng đoán ra được họ có ý định gì. Vì về căn bản họ đều giống nhau. Hình như họ được đúc theo một khuôn bất di bất dịch về hình thức cũng như về tinh thần, cái khuôn tạo nên bằng hàng nghìn năm của chế độ phong kiến, bằng ngót trăm năm của chế độ thùc dân. Họ đã thành điển hình (22; 282).

Một phần của tài liệu nghệ thuật điển hình hoá trong những sáng tác tiêu biểu trước cách mạng tháng tám của nguyễn công hoan (2) (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w