Mâu thuẫn giữa hoàn cảnh và thực tế

Một phần của tài liệu nghệ thuật điển hình hoá trong những sáng tác tiêu biểu trước cách mạng tháng tám của nguyễn công hoan (2) (Trang 55)

1. Phát hiện những mâu thuẫn trào phúng

1.3. Mâu thuẫn giữa hoàn cảnh và thực tế

Nguyễn Công Hoan là một nhà văn để lại dấu Ên sâu đậm của người mở đường cho văn học hiện thực phê phán phát triển với cách xây dựng truyện độc đáo. Những mâu thuẫn trào phúng dù chỉ gói trọn trong những truyện ngắn rất ngắn vẫn mang một chủ đề rõ ràng sâu sắc có ý nghĩa xã hội rộng lớn. Sự nhạy bén với các loại mâu thuẫn này chính là đặc điểm riêng của tư duy nghệ thuật Nguyễn Công Hoan. Trong hàng loạt truyện như Kép Tư BÒn, Mét tin buồn, Ngựa người và người ngựa, Thịt người chết, Đào kép mới… nhà văn đã khai thác rất sâu khía cạnh bản chất xã hội trong việc

thể hiện mâu thuÉn giữa hoàn cảnh và thực tế. Mét tin buồn là mâu thuẫn rất tự nhiên mà vô cùng tàn nhẫn giữa niềm vui nỗi buồn của một ông chủ hiệu xe đòn đám ma với niềm vui nỗi buồn của những gia đình có người đau ốm.

Ngựa người và người ngựa là tình thế hết sức oái oăm của hai nạn nhân

trong xã hội thành thị ngày trước: Cô gái ăn sương làm nghề nhục nhã và anh phu xe nghèo khổ làm nghề nặng nhọc trong ngày cuối cùng của một

năm đã cùng nhau hi vọng kiếm được chút may mắn hoá ra chỉ là bất hạnh, lừa đảo. Anh phu xe khốn khổ đã phải đón thêm chuyến khách kiếm thêm chút tiền sửa soạn đón Tết lại vớ ngay phải cô gái giang hồ đang đi kiếm khách để kiếm Ýt tiền. Anh phải cố kéo để may ra khách gặp được khách thì mới có tiền trả. Còn cô gái cuối cùng phải tính kế chuồn tránh món nợ xe và món nợ mua hạt dưa thuốc lá. Câu chuyện kết thúc trong cái dáng đi lủi thủi đầy tội nghiệp của anh xe và tiếng pháo chào xuân “nối đuôi nhau đùng đùng tạch tạch”. Đào kép mới có nhiều chi tiết thú vị trong lối khai thác mâu thuẫn của nhà văn. Khinh bạc, bi quan cùng cực trước sự đời, Nguyễn Công Hoan đã nhìn thấu những trò hề của xã hội mà ở đó những kẻ thống trị cao nhất cũng chỉ là những anh hề. Trên báo Bắc Hà, sè 17 ngày 9/8/1935, nhà phê bình Trần Hạc Đình đã từng viết “Với ông Nguyễn Công Hoan thì những cái luân lí danh giá ái tình ở đời này không đáng cho ta tin cả; hết thảy đều có một cái bề trong nhem nhuốc, nhơ bẩn ghê tởm lạ lùng”. Phủ định triệt để xã hội mà ông thấy toàn giả dối bất công nhà văn không ngại ngần khi đụng chạm đến những thế lực gai góc. Thực dân thành lập nội các mới nhưng gồm toàn những tuần phủ tổng đốc cũ, thực chất đó là sự lừa bịp trắng trợn của thực dân và triều đình. Chọn gánh hát tuồng An Lạc, nhà văn đã khắc hoạ những nét điển hình của những gánh hát, những nghệ sĩ nghèo trong cảnh tàn tạ Õ khách “Trong cái buồng hẹp ngay cạnh cửa có lỗ tò vò bé cán con, trước cái bàn hẹp để sẵn ba bốn tập vé bà chủ ngồi thừ mặt, vú vạch ra cho con bó. Trong rạp từ bảy rưỡi trở đi, ba chiếc quạt Tây, buộc díu vào một dây kéo đã bắt đầu hoạt động. Ghế các hạng đã lác đác có một vài người ngồi. Ngọn gió nhân tạo không phẩy được tới những dãy ghế cuối cùng …Một luồng gió qua chỗ đi tiểu đượm mùi cống lọt vào cửa tò vò làm cho cả rạp thấy thoang thoảng luồng không khí hăng hăng” (23-I; 476). Đó là cảnh chung trong sự tàn tạ xuống cấp của văn hoá truyền thống và các nghệ sĩ

truyền thống khi các phong trào Âu hoá, vui vẻ trẻ trung của thực dân đề xướng nở rộ khắp nơi.

Kép Tư BÒn là mâu thuẫn Ðo le giữa hoàn cảnh đáng khóc của một anh kép hát và tình thế buộc phải cười của anh vì đã chót nợ nần bán tự do và tài năng cho kẻ có tiền. Tác phẩm được xây dựng trên xung đột giàu - nghèo. Đây là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn với tình huống đầy kịch tính, gợi lên hình ảnh điển hình của những nghệ sĩ nghèo dưới chế độ đương thời. Kép hát Tư BÒn rơi vào cảnh oái oăm và nghiệt ngã: anh buộc phải ra sân khấu diễn trò cười khi người cha thân yêu của anh ở vào phút lâm chung. Một bên là người kép hát tài ba, hiếu thảo nhưng nghèo túng và bên kia là ông chủ rạp hát giàu có nhưng nhẫn tâm, xảo trá. Xung đột diễn ra từ nguyên nhân người cha của Tư Bền ốm nặng “Hơn một tháng nay anh ta không diễn ở đâu cả. Vì đã hơn một tháng nay cha anh ta ốm. Đã hơn một tháng nay, lúc nào trong cái gác tối om của ngõ Sầm Công, cái tiếng rền rĩ của ông cụ cũng hoà lẫn với tiếng rền rĩ của siêu thuốc mà làm cho anh Tư Bền phải rầu gan nát ruột chẳng thiết đến sự làm ăn…anh phải đi vay trước của các ông chủ rạp hát Ýt nhiều” (23-I;262). Chính sự nợ nần là khúc dạo đầu của vở bi hài kịch, báo trước những mâu thuẫn và xung đột. Cốt truyện đi đến chỗ thắt nút khi ông chủ rạp hát đến nhà anh chơi. Sù xuất hiện của ông chủ rạp ở nhà anh cũng là màn kịch đặc sắc trong đó ông chủ rạp hát Kịch trường đóng vai chính. Sau màn phủ đầu “nghiêm sắc mặt” nhắc khéo đến món nợ và “bĩu môi” doạ dẫm đem chuyện nợ nần ra toà, ông ta ngọt nhạt dỗ dành và đánh vào tình cảm của Tư Bền và của cả người ốm đang gần đất xa trời. Và khi con nợ không còn cách nào khác phải “Vâng” thì ông lập tức “bắt anh phải làm giấy giao kèo”. Từ đây Kép Tư Bền đã trở thành nô lệ, thành con rối cho kẻ có tiền điều khiển giật dây.

Xung đột phát triển tăng tiến theo diễn biến của vở diễn mà Kép Tư Bền vào vai chính. Đó cũng là mâu thuẫn giữa một bên là lòng ngưỡng mộ đặc

biệt của khán giả và một bên là bệnh tình ngày càng trầm trọng của người cha Kép Tư Bền. VÒ thực chất, đó là mâu thuẫn của người làm thuê và ông chủ mà bản giao kèo đang còn nguyên giá trị. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi Kép Tư Bền phải diễn lại đoạn cuối theo yêu cầu của những khán giả ở hàng ghế hạng nhất. Kết thúc tác phẩm là tấn bi kịch của người nghệ sĩ nghèo trong xã hội đồng tiền có quyền lực vạn năng “Khi không còn phải thở dài để hoan nghênh những cái hoan nghênh của công chúng, anh Tư BÒn mới lật đật chạy vào buồng trò, cởi vội mũ áo và rửa quàng mặt mũi… Một người bạn hát chạy đến vội vã Ên vào tay anh tập giấy bạc của ông chủ để sẵn cho anh và nói:

- Mau mà về. Anh Tư! Hỏng từ ban nãy mất rồi! Khốn nạn thân anh quá!” (23-I;269).

Tác phẩm Tôi cũng không hiểu tại làm sao I và Tôi cũng không hiểu

tại làm sao II đã diễn tả xung đột trong nội tâm nhân vật giữa lòng tự trọng

của người có học và thái độ hèn nhát của kẻ mất quyền tự do. Đây là mét trong những truyện ngắn nhà văn đi sâu khai thác khía cạnh tâm lí nhân vật, thể hiện sù thay đổi về bút pháp. Hình ảnh con người tự nhận thức đã được đề cập sâu sắc. Đó là cái nhục của một người nô lệ, là nỗi đau đớn của con người không thể giữ nổi nhân cách vì miếng cơm manh áo. Vẫn biết trí thức dưới thời đó không thể không hèn nhưng hèn mà Nguyễn Công Hoan mô tả là một cái hèn để lại những đắng cay chua chát rất riêng. Những công chức nghèo như Sinh như Nghĩa không còn nhiều sự lựa chọn cho một nơi có việc làm ổn định và họ phải đau đớn quên đi giá trị nhân phẩm để giữ lấy gánh nặng áo cơm. Tôi cũng không hiểu tại làm sao I kết thúc trong dòng nước mắt tủi hờn của Nghiã về sự đê tiện khi phải há mồm “trong có miếng bánh Tây to, nhoét những nước dãi” để ông Sếp kiểm tra. Tưởng như sự hèn chỉ có thế song sang đến Tôi cũng không hiểu tại làm sao II, tình thế đẩy sự đớn hèn của những công chức thời Pháp còn lên cao hơn. Nhân vật Sinh,

người đã từng chua xót, cay đắng, rất ý thức được cái hèn hạ của bạn mình và lên án sự hèn hạ Êy, sau bao nhiêu là can đảm và khảng khái thể hiện bản lĩnh của mình trước ông Sếp hay bắt bẻ cũng phải hạ mình nói lời xin lỗi kẻ mình căm ghét cốt để giữ lại kế sinh nhai. KÕt thúc là màn đối thoại đầy đau đớn của hai con người bắt buộc phải quên nhân cách vì cơm áo:

“Lúc ở sở ra về, Nghĩa và Sinh lững thững cùng đi. Hai người đều ngậm ngùi chán nản.

Rồi đến chỗ vắng, Nghĩa lắc đầu, an ủi bạn:

- Cái kiếp chúng mình như thế. Nô lệ thì còn đâu có nhân cách mà giữ. Chúng mình nên đành chịu, chứ biết làm thế nào.

- Nhưng lắm lúc tức lắm! Mà hiện nay tôi rất hối hận đã không cứ liều mà đưa đơn nghỉ phăng cho nó khỏi khinh mình.

- Ừ, tôi tưởng anh quả quyết lắm, chứ không ngờ lại xin lỗi nó. Vậy lúc nãy anh nghĩ như thế nào mà lại làm như thế?

Sinh nhìn nét mặt thật thà của bạn. Anh cảm động, thở dài, đáp bằng một giọng rất tự nhiên, nhưng xiết bao ai oán não nùng:

- Khốn nạn, thật chính bây giờ tôi cũng không hiểu tại làm sao lóc Êy tôi lại có lúc đê tiện như thế ” (23-II; 113).

Không chỉ có Nguyễn Công Hoan, dòng chảy hiện thực phê phán 1930 -1945 còn có rất nhiều nhà văn trăn trở với đề tài bi kịch của những người trí thức trong đó Nam Cao là một tác gia tiêu biểu. Những tác phẩm thành công nhất của Nam Cao về đề tài này như Đời thừa, Giăng sáng,

Sống mòn là tiếng thở dài đầy đau đớn để lại những day dứt, ám ảnh khôn

nguôi. Người trí thức là hiện thân của đau khổ và tủi nhục. Xã hội thực dân phong kiến ngột ngạt bóp chết mọi mơ ước, tước đi cuộc sống chân chính của con người đồng thời đầu độc tâm hồn con người, làm vẩn đục mối quan hệ trong sáng, đẹp đẽ giữa con người với con người. Tấn bi kịch của Hộ trong Đời thừa là cuộc đấu tranh giữa một con người có tài, có tâm, có lí

tưởng đẹp, có hoài bão lớn nhưng phải gánh trên đôi vai gầy gánh nặng vợ con với bao khổ sở của “những bận rộn tẹp nhẹp vô nghĩa lí” và của nợ nần triền miên “tiền nhà, tiền giặt, tiền thuốc, tiền nước mắm”. Trước những lo lắng liên miên về vật chất, Hộ đã thấm hiểu giá trị đồng tiền, thấm hiểu nỗi đau khổ của người chồng thấy vợ con đói rách. Hộ không thể viết thận trọng, chăm chút từng trang văn như lí tưởng sống vì nghệ thuật mà bản thân luôn mong mỏi đạt tới. Hộ phải viết vội vàng “viết những bài để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc”, và rồi vô cùng xấu hổ mỗi khi đọc lại một cuốn sách, một đoạn văn kí tên mình “Hắn đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn”. Hộ vùng vẫy trong đau đớn, tủi nhục, bao mộng đẹp tiêu tan. Hộ rơi vào bi kịch của một kẻ sĩ mang hoài bão lớn mà phải sống “như một kẻ vô tích sự, một người thừa”. Bi kịch hơn nữa khi Hộ là một trí thức coi tình thương là nguyên tắc sống cao nhất, hy sinh tất cả cho tình thương nhưng lại cứ sống bê tha, tàn nhẫn, thô bạo gây đau khổ cho vợ con, chà đạp lên nguyên tắc tình thương của chính mình.

Những Hộ, những Nghĩa, những Sinh có thể coi như những điển hình về bi kịch con người có học thức, có lòng tự trọng mà phải đau đớn vì không thể giữ nổi lòng tự trọng Êy.

Một phần của tài liệu nghệ thuật điển hình hoá trong những sáng tác tiêu biểu trước cách mạng tháng tám của nguyễn công hoan (2) (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w