2. Xây dựng những tình huống trào phúng bộc lộ cảnh ngộ và tính cách nhân vật điển hình
THỦ PHÁP KHẮC HOẠ TÍNH CÁCH ĐIỂN HÌNH 1 Miêu tả ngoại hình nhân vật qua lăng kính trào phúng
1. Miêu tả ngoại hình nhân vật qua lăng kính trào phúng
Khác xa với văn học trung đại, nhân vật đã trở thành vấn đề chính của văn xuôi hiện thực phê phán, là yếu tố để nhà văn bộc lộ chủ đề tư tưởng. Có sự chuyển biến mạnh mẽ như vậy bởi vì đến lúc này vấn đề cá nhân mới được chú ý, cái tôi của con người mới hiện rõ tạo cơ sở cho phương diện cá thể hóa nhân vật. Phủ nhận xã hội thực dân phong kiến nên nhân vật phản diện chiếm vị trí trung tâm trong sáng tác của các nhà văn, quyết định cảm hứng chủ đạo của dòng văn học này là phê phán. Điều đó cũng hợp với quy luật phát triển của văn học như M.Gorki đã nói “Văn học của tất cả các thời đại, nhất là trong thời đại gần với thế hệ chúng ta thì thái độ phê phán, bóc trần và phủ nhận thực tại càng mạnh thêm” (33; 527). Trong chủ nghĩa hiện thực phê phán, cá nhân tự nó là đối tượng trực tiếp của miêu tả, cái khái quát, cái điển hình được toát ra từ tính cách của con người cụ thể. Cá tính cao độ của nhân vật sẽ làm cho nã sinh động “Tất nhiên, cá thể hóa nhân vật không có nghĩa là để cho nhân vật làm những việc độc đáo kì lạ mà nhân vật vẫn có thể bộc lộ cá tính qua việc làm độc đáo của nó đối với những sự việc thông thường” (33; 529). Trong tác phẩm văn học, việc phản ánh các mâu thuẫn trong đời sống xã hội và giải quyết các vấn đề đặt ra trong xã hội trong mét thời kì nhất định phải thông qua việc xây dựng các tính cách nhân vật, tư tưởng, tình cảm, hành động và mối quan hệ nhiều mặt của nhân vật.
Các nhà văn hiện thực phê phán rất lưu ý tới việc khắc họa chân dung các nhân vật điển hình, nhất là nhân vật phản diện. Một trong những thành công của dòng văn học này là nghệ thuật sử dụng chi tiết điển hình để đặc tả nhân vật. Đó là việc những chi tiết tạo hình được sử dụng mang tính trực
tiếp bề ngoài nhưng lại là sự bộc lộ sâu sắc tính cách bên trong. Đặc biệt với phong cách trào phúng như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng thì điều đó càng được vận dụng triệt để. Bằng nghệ thuật phóng đại ngoại hình nhân vật, các nhà văn bóc trần bản chất xấu xa, thói huênh hoang vô nghĩa cần phải lên án đả phá của nhân vật, tạo bước tiến mới trong miêu tả chân dung. Đó là lối tả thực, chú trọng cái thần, đậm đà chất hội họa.
Trong hàng trăm tác phẩm của mình, nhân vật của Nguyễn Công Hoan hiện lên vô cùng phong phó. Ngòi bút nhà văn đi sâu khám phá đối tượng thống trị từ quan lại cho đến địa chủ cường hào. Nhân vật mà ông đặc biệt chú ý là các nhân vật quan lại làm tay sai cho Pháp. Nhờ hoàn cảnh sống của bản thân, Nguyễn Công Hoan có điều kiện quan sát kĩ đối tượng nhân vật này từ cử chỉ diện mạo bên ngoài đến tâm lí bên trong “Nghe chuyện quan trường tôi lại được ở ngay trong nhà quan để nhìn bằng cảnh thực tế. Cảnh Êy không ở đâu xa, hàng ngày, nó diễn ra trước mắt tôi, từ cổng chòi cho đến sân công đường” (22; 71). Ở mỗi truyện, nhà văn dùng những thủ pháp khác nhau nhưng luôn làm cho người đọc thu nhận được những hình ảnh rất sống. Nhà phê bình Thiếu Sơn trong Mai sè 80 ra ngày 7/4/1939 đã viết “Nguyễn quân có tâm lí ghét quan và cũng có nghệ thuật để chơi quan” và ví truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan “như những mũi tên bắn vào đám quan trường”. Bộ mặt giai cấp tư sản cũng được nhà văn đi sâu khai thác, vạch trần bản chất xấu xa. Không những thế, với ý thức là người thư kí trung thành của thời đại, Nguyễn Công Hoan cũng đã phản ánh trung thực hình ảnh tầng lớp dưới đáy xã hội thành thị: Đó là những nghệ sĩ nghèo đói hẩm hiu, là những phu xe rách rưới bệnh tật, là những kẻ đi ở với bao đầy đọa bất công…Với chủ đề về nông thôn, Nguyễn Công Hoan cũng đi sâu miêu tả hình ảnh người nông dân với bao tai họa rình rập, nạn nhân của sưu thuế, bị đè nén trong tột cùng nỗi khổ, là nạn nhân của trò hề nhà nước, của chính quyền vô trách nhiệm. Với họ cái hạnh phúc cỏn con còng trở
nên to tát xa vời và sự thật thà chất phác trở thành trò cười cho những kẻ giàu có vô ơn...Cuộc đời dưới cái nhìn của Nguyễn Công Hoan như một sân khấu hài kịch đầy nhố nhăng và đồi bại. Ông đã tái hiện thế giới Êy với đông đảo nhân vật thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội song thành công nhất là những nhân vật quen thuộc với môi trường sống của ông là thế giới quan trường. Nhân vật trong sáng tác của nhà văn hầu hết có ngoại hình xấu xí, điều này được quyết định bởi ý thức thẩm mỹ trong ông “vẽ người xấu nhạy hơn người tốt”. Tác giả đã đứng trên phương diện địa vị xã hội để đặc tả chân dung bằng cách phá vỡ tỉ lệ kích thước hoặc bóp méo đi cho quái đản khiến nhân vật trở nên dị dạng dị hình.
Dưới lăng kính trào phúng, Nguyễn Công Hoan đã tập trung bút lực vào việc miêu tả ngoại hình nhân vật mang tính hài. Cách miêu tả nhân vật của ông mang những nét riêng rõ rệt so với các nhà văn cùng thời. Với Vũ Trọng Phụng, nhân vật luôn là những con người bản năng vô nghĩa lí của xã hội xấu xa: đàn ông dâm bôn, đàn bà hư hỏng. Nhà văn đã miêu tả nhân vật chỉ bằng những nét vẽ ngắn gọn mà hết sức thần tình: bức chân dung bà Phó Đoan toát lên vẻ dâm đãng đĩ thõa qua những nét kì dị ngược đời: “Cửa xe mở, một bà trạc ngoại tứ tuần mà y phục còn trai lơ hơn các thiếu nữ, mặt bự ra những son và phấn, tóc đen lay láy mà lại quăn quăn, cả người nặng Ýt ra là cũng bảy mươi cân, nhưng cái vành khăn dây đúng mốt lại nhỏ xíu và ngắn củn có một mẩu, một tay cầm cái dù thực tí hon và một cái ví da khổng lồ, tay kia ôm một con chó bé trông kì dị như một con kì lân, bước xuống mặt đÊt một cách nặng nề, vất vả” (46; 212). Còn nhân vật cụ Cố Hồng cũng rởm đời kì lạ và giả tạo vô cùng: chưa đến năm mươi tuổi cụ cũng đã làm ra vẻ già cả sắp chết, ra phố là phải mặc áo bông, chưa đến mùa rét đã khoác áo dày sụ.
Thành công của Nguyễn Công Hoan chính là xây dựng nhân vật phản diện mà ở đó những nét điển hình được tập trung tiêu biểu nhất. Trong
đó nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật được đề cao “Tính chất hài của các tính cách được bộc lộ chủ yếu ở những nét bề ngoài và hành vi của con người từ ngoại hình, cử chỉ, hành động, điệu bộ đến lời nói. Các nhà văn hài hước và các nhà văn châm biếm hầu như không thể hiện thế giới nội tâm nhân vật hoặc chỉ thể hiện ở một mức Ýt ỏi nhưng trong các tác phẩm nghê thuật của mình họ lại nêu bật và tô đậm chất hài của những chi tiết tạo hình bên ngoài” (44; 203).
Thế giới nhân vật phản diện của Nguyễn Công Hoan được điểm mặt đủ loại với ngoại hình phi nhân tính, cực điểm của sự xấu xa. Tác phẩm
Bước đường cùng ghi lại một quãng đường ngắn ngủi khoảng vài bốn tháng
trong cuộc đời dằng dặc đau khổ của anh Pha. Chế độ thực dân phong kiến với bao nhiêu nanh vuốt không cho anh sống yên ổn dù anh đang tuổi trai tráng, có sức khoẻ và có một gia đình yên Êm mét vợ, mét con. Nghị Lại, một địa chủ trong làng do bóc lột mà giàu nứt đố đổ vách tìm mọi thủ đoạn thâm độc để cướp nốt tám sào ruộng của Pha. Hắn cấu kết với tri huyện sở tại xúc xiểm anh Pha và hàng xóm Trương Thi kiện cáo nhau để đục nước béo cò. Ngoại hình Nghị Lại hiện ra đầy biếm họa “một thằng người trơ trơ bằng thịt bằng xương. Nói cho đúng thịt thì nghị Lại hiếm còn xương thì ông rất nhiều, vì ông cởi trần nên để lộ ra một thân thể gầy còm rất đáng thương, tưởng chừng cả bộ xương gầy còm Êy chỉ dính nhau một cách lỏng lẻo, mà va vào đâu một tí là cái khung người phải bẹp rúm ró, khó lòng nắn cho nó lại nguyên hình” (20; 88,89). Chân dung nghị Lại còn hiện lên qua cách nhà văn miêu tả bức ảnh truyền thần: “Ta nên nhớ rằng ông Lại chỉ mới là nghị viên. Song vì người làng nghe ông mà phải gọi là quan nên ông không cần nể ai, chụp ngay cái hình mặc mũ áo đại triều và thuê vẽ. Hoạ sĩ lại là tay đồng chí của chủ nhân nên không còn sợ ai nữa. Y đã tô màu tía lên áo rồng và vẽ thêm đôi giao long dưới cầu mũ có rắc kim nhò. Song trời ạ! Cả một bộ triều phục uy nghi Êy lại dùng để lồng ra ngoài một tấm thân
có bộ mặt hom hem nhăn nhúm, khủng bố người ta bằng hai nét nhăn xoạc cong sang bên má, làm cho đôi mắt đã xếch lại càng xếch thêm. Hoạ sĩ muốn tôn người có của, đã hoà màu hồng cho khéo để tô da mặt hồng hào như người Mỹ tráng kiện, song thực sự Nghị Lại là dòng dõi một giống người chuộc chủng tộc thứ sáu trên hoàn cầu.
Thực vậy, nếu trắng thì ông đã là người Âu, nếu vàng ông đã là người Á, nếu đỏ ông đã là người Mỹ, nếu nâu ông đã là người Óc, nếu đen, ông đã là người Phi. Đằng này ông lại xanh xanh đích thủ da của chủng tộc người nghiện” (20; 81).
Chỉ qua cách miêu tả ngoại hình nhân vật, người đọc đã thấy lăng kính trào phúng độc đáo ở Nguyễn Công Hoan. Đó là những nét kì dị của một nhân vật báo trước nhân cách xấu xa đểu cáng. Nghị Lại cũng là nhân vật bất thường về ngoại hình bởi trong cách miêu tả của Nguyễn Công Hoan, nhân vật phản diện thường rất béo: bÐo đến nỗi trên tấm má quan lỡ có cây kim nhọn chọc vào thì hàng lít mỡ chảy ra (Quan phụ mẫu- Bước đường cùng), béo đến cổ rụt bụng phệ (Nghị Trinh- Hai thằng khốn nạn).
Dù béo hay gầy, ngoại hình của nhân vật còng làm cho người đọc cảm giác như đang xem mét con vật vô cảm không tâm hồn.
Bằng lối khắc họa nhân vật phản diện đầy Ên tượng qua thủ pháp thô kệch hóa, lố bịch hóa và vật hóa, bút pháp trào phúng của nhà văn bộc lộ rõ ràng. Nhân vật Huyện Hinh trong Đồng hào có ma là bức chân dung biếm họa điển hình cho ngòi bút trào phúng Nguyễn Công Hoan: “Chà! Chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi giá có thằng dân nào vô ý, buột mồm nói một câu sáo rằng “Nhờ bóng quan lớn”, là ông tưởng ngay nó nói xỏ ông. Tức thì mặt bàn là một, mặt nó là hai bị ông vả cho đôm đốp…Mà rồi cái thằng khốn nạn Êy ông truy cho đến kì cùng không còn có thể làm ăn mở mày mở mặt ra được. Bởi ông có trong tay hàng mớ pháp luật thì ông ngại gì không khép thằng bảo quan béo vào tội “làm rối cuộc trị an”. Thế là việc công, việc tư
ông đều được trọn vẹn. Không những ông được hả giận lại còn được tiếng mẫn cán là khác nữa…Nguyên cái da mặt ông nhỏ, mà có lẽ vì ông béo quá nên lỗ chân lông căng ra, căng thẳng quá đến nỗi râu không có chỗ nào mà lách ra ngoài được” (23-II; 128,129).
Nhà văn đã đặc tả chi li khuôn mặt phì nộn của huyện Hinh. Cách tả chi tiết tỉ mỉ như tả một con vật, một loài vật đã lột phắt mặt nạ của bậc “phụ mẫu chi dân”. Nhưng cái độc đáo của ngòi bút trào phúng Nguyễn Công Hoan còn ở chỗ khi miêu tả ngoại hình nhân vật nhà văn lại tạt ngang, đá móc về tư cách phẩm chất nhân vật. Tư cách hèn hạ, đê tiện, hống hách và ngang ngược bất chấp luật pháp của người bảo vệ thi hành pháp luật được bộc lộ đầy đủ sinh động và đầy chất châm biếm. Kiểu miêu tả ngoại hình quan lại của nhà văn còn thể hiện theo lối nhảy cóc, bất chấp lôgic ngữ nghĩa, đầy thú vị và bất ngờ “Quan ông lại có hình thể khác hẳn vì ở người ngài cái gì cũng cong, từ cái sống mũi đến cái lương tâm, từ cái lưng đến cách xử kiện” (23-I; 308).
Các nhân vật ông chủ, bà chủ tư sản cũng to béo phì nộn, nét điển hình của những kẻ bóc lột. Hình ảnh vợ chồng ông bà chủ hãng ô tô Con Cọp trong Báo hiếu trả nghĩa cha là một ví dụ tiêu biểu “Hai ông bà cùng béo tốt đẹp đẽ. Nhất là ông, cái bụng phưỡn ra nấp trong bộ quần áo xếp nếp cứng thẳng như cái hộp. Tóc bóng mượt, nhẵn như cái gáo úp trên đầu, không chịu kém vẻ đẹp với bộ ria sửa khéo như vẽ. Miệng lóc nào còng chực tóe ra một chuỗi cười” (23-I; 214).
Đứng ở góc độ điển hình hóa nhân vật, người đọc đã thấy được sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Công Hoan. Mặc dầu có chung công thức miêu tả ngoại hình nhưng các chân dung quan lại thường gắn với vẻ thô lậu bỉ ổi còn nhân vật tư sản lại có dáng vẻ trau chuốt thủ đoạn hơn. Ngoại hình từng nhân vật đều có nét gây cười đáng ghét nhưng mỗi tên lại có vẻ riêng. Hình ảnh chung là sự béo của những kẻ bóc lột lười lao động nhưng có kẻ béo
mang dáng vẻ đần ngốc “cổ rụt, bụng phệ, môi trề”, tính toán chuyện bóc lột quẩn quanh. Có kẻ béo thể hiện sự vênh vang tự đắc “bụng phưỡn ra”, luôn tỏ vẻ lịch thiệp với “tóc bóng mượt”, “bộ ria sửa khéo”. Mỗi tên một dáng vẻ khác nhau nhưng đều bị hạ bệ thảm hại trong cách tả đầy chất hài của nhà văn trào phúng.
Các quan bà, các bà chủ cũng nhất loạt to béo. Vẻ to béo, nặng nề của mỗi bà cũng có những nét độc đáo khác nhau. Nhà văn luôn đặc tả “khuôn mặt thiếu sự hài hoà, bệnh hoạn, thiếu hưng phấn sáng sủa, thiếu sự phong phú nội tâm” (Bôđơle).Cách miêu tả người bị vật hoá làm nổi bật những lố bịch kệch cỡm của vẻ ngoài. Một điển hình cho kiểu chân dung quan bà là hình ảnh bà phủ trong Đàn bà là giống yếu: “Hình như trời đã đặt một cái khuôn riêng để đúc nặn những người làm bà lớn. Chỉ riêng bộ mặt cũng đã long trọng. Người ta tưởng chiếc bánh dày đám cưới, ở giữa đặt một quả chuối ngự và ngay đầu quả chuối nằm dài hai múi cà chua. Rồi khi hai múi cà chua tách ra để theo nhịp với cặp mắt híp, đưa ông vào chốn nát bàn thì ai cũng thấy một cái hố sâu thăm thẳm, sâu như bụng dạ một người đàn bà” (23- I; 397).
Ngay từ cách tả anh phu xe làm việc, chân dung một bà phán trong truyện Cho tròn bổn phận đã hiện lên phì nộn : “Anh xe nhấc càng lên, nặng nề rạp người xuống, bước vài bước thực dài để lấy đà rồi mới đưa ngược khuỷu tay, cúi đầu mà chạy.
Trên nệm lò xo rung rinh, thấy đặt một cây quý giá tuy hơi cổ thụ nhưng chưa có vẻ gì là cằn cỗi.
Ngọn cây còn xanh tốt lại có điểm một bông hoa đỏ thắm. Vỏ cây đã có chỗ nhăn nheo song người ta khôn khéo, lấy một lần bột gạo thơm che lấp đi.Toàn thân phủ nhiễu trắng, thứ nhiễu tây mềm nhũn và mát rượi.
Cây đó là một cây thịt.
Có thể thấy rằng, cách miêu tả ngoại hình nhân vật độc đáo là kết quả của một tài năng trào phúng, một lòng căm phẫn cao độ và một trí tưởng tượng phong phó. Miêu tả hình hài gớm ghiếc của nhân vật, nhà văn đã thành