Mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng, giữa nội dung và hình thức

Một phần của tài liệu nghệ thuật điển hình hoá trong những sáng tác tiêu biểu trước cách mạng tháng tám của nguyễn công hoan (2) (Trang 46)

1. Phát hiện những mâu thuẫn trào phúng

1.1.Mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng, giữa nội dung và hình thức

Mỗi mét sự kiện trong cuộc sống đều chứa đựng phần lượng nào đó bản chất vốn có ở nhóm những sự kiện cùng loại với nó. Trong những sự vật và hiện tượng khác nhau, nội dung bản chất cũng có mức độ khác nhau và có lúc những đặc tính cơ bản Êy lại biểu hiện hết sức cô đọng và mãnh liệt.

Xã hội Việt Nam những năm 30 của thế kỉ XX đầy rẫy những bất công, vô nhân đạo và thối nát. Mọi giá trị về đạo đức và nhân phẩm bị đảo lộn, những chuẩn giá trị truyền thống bị phá vỡ. Chủ nghĩa hiện thực phê phán đã nhìn thấu những mâu thuẫn nội tại trong lòng xã hội thực dân tư sản và mổ xẻ nó dưới mọi góc độ cuộc sống. Mỗi một nhà văn hiện thực lại có một cách phản ánh những mâu thuẫn của cuộc sống khác nhau tạo nên những phong cách riêng độc đáo.

Bằng cách thay đổi các thủ pháp nghệ thuật, thay đổi màu sắc và cung bậc tình cảm, tác phẩm của Nguyễn Công Hoan luôn sinh động và hấp dẫn. Víi nhãn quan trào phúng đặc biệt, Nguyễn Công Hoan luôn làm chủ ngòi bút của mình. Ông không đi lan man dài dòng trong chi tiết mà tập

trung chinh phục người đọc bằng lối mở đầu tự nhiên linh hoạt thoải mái và kết thúc bất ngờ độc đáo. Nhà văn Ýt miêu tả về thiên nhiên, Ýt đi sâu miêu tả tâm lí nhân vật, môi trường cũng đơn thuần làm nền cho hành động của nhân vật. Ngôn ngữ miêu tả của ông bao giờ cũng thể hiện dưới một hình thức tiết kiệm nhất và luôn nhằm tới một ý nghĩa bổ sung cho tiếng cười cho sự bộc lộ tính cách nhân vật, làm bật ra mâu thuẫn trào phúng.

Bằng cách nâng cao năng lực nhận thức và khám phá các hiện tượng phức tạp của xã hội, tác giả luôn đem đến cho người đọc những điều thú vị. Chế độ thực dân phong kiến thối nát xấu xa đầy rẫy những bất công nhưng bọn thống trị lại luôn làm ra vẻ nghiêm túc luôn nói về đạo đức nhân nghĩa, khai hoá, văn minh. Trong hơn 200 truyện ngắn và 30 truyện dài Nguyễn Công Hoan để lại có rất nhiều mâu thuẫn khác nhau trong đó nổi bật là mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng, giữa nội dung và hình thức. Nói khác đi đó là mâu thuẫn giữa cái thực chất và cái biểu hiện. Những vấn đề xã hội, vấn đề đạo đức trong quan hệ gia đình mà Nguyễn Công Hoan phản ánh trong tác phẩm thường có một vẻ ngoài đẹp đẽ có ý nghĩa nhưng thực chất bên trong lại xấu xa vô nghĩa. Đây là loại xung đột được khai thác phổ biến trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan cũng như trong các tác phẩm trào phúng nói chung “Có thể nói cấu trúc truyện tạo nên cơ sở xung đột giữa hình thức và nội dung chiếm đại bộ phận trong truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan” (24; 451).

Dưới ngòi bút Nguyễn Công Hoan, mâu thuẫn này được thể hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau. Các truyện Báo hiếu trả nghĩa cha; Báo

hiếu trả nghĩa mẹ, Thằng ăn cướp, Đồng hào có ma, Người thứ ba, Đào kép mới, Xuất giá tòng phu, Cụ Chánh Bá mất giầy, …là những truyện ngắn trào

phúng xoay quanh việc khai thác mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng, giữa hình thức và nội dung. Mỗi một truyện mâu thuẫn trào phúng này lại được khai thác một cách khác nhau: có khi là mâu thuẫn trên cơ sở đối lập

giữa hai sự vật sự việc, có khi lại nổi rõ mâu thuẫn trong mét con người. Trong truyện Báo hiếu trả nghĩa cha và Báo hiếu trả nghĩa mẹ, nhà văn không khai thác nỗi khổ tâm đau đớn của người mẹ nghèo goá bụa trong một ngày mưa gió lặn lội từ quê ra để thắp cho chồng nén nhang nhân ngày giỗ đã bị đứa con trai “quý tử” độc nhất hùa với vợ mắng nhiếc đuổi về mà lại chú ý dựng cảnh hai vợ chồng đứa con bất hiếu đóng kịch hiếu tử diễn trò trong ngày giỗ của cha và trong đám ma của mẹ. Chỉ chọn hai lời đối thoại của nhân vật trong Báo hiếu trả nghĩa mẹ mâu thuẫn trào phúng của hai tình huống đã thể hiện rõ. Trên là lời đầy hoa mỹ của chủ nhà khi khách hỏi về sự vắng mặt của cụ bà trong ngày giỗ cụ ông “Thưa các quan, cảm ơn các quan, cụ bà chúng tôi ở trong nhà quê ạ. Nhiều lần chúng tôi mời ra đây nhưng không chịu đi. Cho nên chúng tôi vẫn lấy làm ân hận lắm” (23- I; 215). Và dưới là những lời xấc xược mất dạy của đứa con đang được khen là hiếu tử khi thấy mẹ xuất hiện trước cửa nhà “Tôi đã cấm bà không được ra đây kia mà. Đã một lần trước rồi mà không chừa! Bà không biết để sĩ diện cho tôi! Bà về đi! Mặc kệ bà! Bà phải về ngay bây giờ…” (23-I; 219). Phần cuối truyện, nhà văn đã dùng kiểu nói đầy mỉa mai chua chát để tả hình ảnh ông chủ bà chủ tỏ lòng đau đớn trước cái chết đột ngột của mẹ: “Được xem cái đám ma linh đình uy vệ là thế, thì ta nên khen hiếu chủ đã khéo trả nghĩa mẹ. Mà nhất là trông thấy người Êy, ta càng khâm phục cái bụng hiếu thảo không bến không bờ.

Người Êy mặc đồ xô gai. Chứ còn bụng dạ nào mà nghĩ đến áo quần cho chải chuốt. Đi trước linh cữu thì giật lùi từng bước. Lúc nào cũng bưng miệng mà khóc, còng lưng xuống mà khóc, đến nỗi phải chống gậy. Vậy mà có đủ vững được đâu? Mấy hôm nay vì thương mẹ quá mà thành ra ốm yếu, họ hàng sợ người Êy ngã lăn ra cho nên cứ phải cử người đi kèm, vừa che ô vừa ôm ngang lưng cho đỡ khuỵu. Người ta lại sợ hiếu chủ vì thương mẹ quá mà đập đầu vào quan tài lỡ chết thì hoài, vì lúc trong bụng bối rối vẫn

hay sinh liều, nên phải bện cho cái nùn rơm mà chít ngang đầu, thì dù có đập mạnh đến đâu cũng không đến nỗi vỡ sọ.

Người con dâu mới đáng ái ngại nữa chứ! Khốn nạn, mấy hôm nay người này kêu khản cả tiếng khóc hết cả hơi mà ông trời độc địa cứ khăng khăng bắt bà cụ hơn một ngày không ở, kém một ngày không đi để bây giờ dâu con không có mẹ mà hầu hạ. Lắm lúc lại như thù lũ phu phi nhân đạo cứ nhẫn tâm khênh cữu đi, thì nàng dâu lại nằm lăn ra đường mà chắn lối, rồi lại kêu gào rầm rầm. Lúc hạ huyệt mới đáng thương tâm. Áo quan chưa ngắm đúng hướng, người Êy đã nhảy đánh tụp xuống mà nằm thẳng cẳng ra, ôm chặt lấy mà hờ mà khóc. Rồi quá lắm đến nỗi ngất đi. Nếu bốn năm người mà không lôi dậy và không tốt khuyên thì có lẽ người Êy còn muốn sống làm gì! Thà đi theo mẹ còn hơn chịu bơ vơ như chim mất tổ” (23-I; 221). Qua phong cách trào phúng của nhà văn, sự giả dối thật đáng sợ và đáng ghê tởm. Câu chuyện là sự đối lập sâu sắc “hình thức đại hiếu, thực chất đại bất hiếu” (24; 450).

Truyện Răng con chó của nhà tư sản mâu thuẫn được khai thác từ sự đối lập giữa vẻ bề ngoài giàu sang với tâm địa tàn nhẫn của nhân vật tư sản bên cạnh một người ăn mày đói khát và rách rưới. Chán việc khoe khoang giàu có sang trọng, ông chủ tư sản khoe con chó dòng giống đắt tiền với khách và nhấn mạnh về tính lễ phép “chưa cho ăn thì đố dám ăn” của chó cưng. Tác giả đã có dụng ý nghệ thuật khi để ông chủ trình bày rất dài dòng: “Êy, chính nó là gốc Bleu Aduvergne đấy bác ạ. Tôi mua nó mất ba trăm bảy mươi đồng. Cái người Tây bán nó cho tôi, vì nể tôi lắm mới để rẻ thế. Cứ kể ra thì những hơn bốn trăm kia. Cũng có con đẹp hơn thế này những hơn năm trăm! Nhưng kể ra An Nam mà đã dám bỏ ra ngót bốn trăm bạc mua chó là đã ngông lắm rồi. Vả lại người mình mấy ai chơi chó sành cho nên mua con nhiều tiền quá cũng phí mất. Này, bác ngắm kĩ nó mà xem. Giống chó này tai to, mũi lúc nào cũng ướt ướt, chân cao và to, lốm đốm.

Êy, không biết nhận xét thì lầm với giống khác đấy. Con này, tôi chỉ yêu cái đầu vuông như chữ điền, này, nét ngang đây nhé, nét sổ đây nhé, thần tình không? Con nào được cái bụng thon mõm ngắn, nhất là hai lườn phình ra như lườn dê thế này là khỏe và nhanh lắm đấy. Hẳn ban nãy bác đã thấy nó có cái dáng oai vệ là ngần nào rồi nhỉ. Có phải bao giờ nó cũng đi trước tôi mười bước không? Cứ lấy thước mà đo cũng chả sai mấy tí đâu. Lúc đi như thế, mắt nó đưa đưa, cái mũi nó ngửi ngửi trông đẹp đáo để. Khi nào nó đánh hơi thấy chim nấp trong bụi, thì nó gục đầu xuống khẽ ngỏng ngỏng cái đuôi. Thế là tôi biết hiệu. Lúc tôi lắp đạn xong tôi "chụt" một tiếng là nó chồm ngay vào con chim. Anh chim bay ra, “Pan”, thôi còn chạy đằng trời! Mười lượt nh thÕ cả mười đố sai lượt nào” và “Tôi nuôi nó cẩn thận lắm. Tôi không dám cho nó ăn dưới đất bao giê. Cho nên nó quen sạch sẽ và khôn ngoan lắm. Thế mới biết cái giống chó Tây cũng hơn giống chó An Nam mình thực. Chó An Nam thì lông đã xấu, lại hay ăn bẩn, đã ăn bản lại hay cắn càn. Lắm bận nó lừ lừ ở dằng sau mình, rồi đớp trộm ngay một miếng vào quần mới nan du chứ! Con này, hễ đã lên tiếng thì y như có kẻ gian vào nhà. Nó chồm hẳn lên mặt mà cắn, thằng trộm nào vô phúc vào nhà này thì hẳn là mất chỗ đội nón! Nhưng chỉ từ mười giờ đêm trở đi nó mới sủa mà thôi” (23-I; 63,64). Lời khen chã quý đã bộc lộ bản chất đáng căm giận của ông chủ tư sản. Và khi con chó xông ra cắn người ăn mày dành mất xuất ăn của nó, bị người ăn mày lấy gạch ném trúng đầu, gẫy răng, ông chủ tư sản cuống lên xót xa. Kết thúc truyện là hình ảnh ông chủ với hành động vô cùng hung dữ. “Ông tức nóng ran cả người. Nghĩ thương con chó gẫy hai cái răng, ông nghiến răng nhìn theo rồi nhảy tót lên ô tô nổ máy sình sịch “Mày đánh gẫy răng chó ông, ông kẹp cho mày chết tươi, rồi ông đền mạng bất quá ba chục là cùng.”(23-I; 68). Cái răng của con chã đã được ông chủ sẵn sàng đánh đổi bằng mạng của một con người. Kết cục phơi trần là bản chất xấu xa độc ác của giai cấp tư sản. Nhà nghiên cứu Lê Thị Đức Hạnh

nhận xét “Nguyễn Công Hoan thể hiện tình huống bi hài lẫn lộn nên đằng sau tiếng cười thường là những giọt nước mắt đúng như nhận xét của Bêlinxki: “Kết hợp giữa cái bi và cái hài là biết thể hiện cuộc sống theo bản chất của nó”. Nguyễn Công Hoan do bản tính hay hài hước, thường nhìn cuộc đời dưới khía cạnh khôi hài trào phúng mà cái hài ở đây mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, khác với cái hài xa rời ý nghĩa xã hội…” (24; 405).

Truyện Công dụng của cái miệng được bắt đầu bằng dòng tin ngắn “Mẹ chồng chị cu Sứt chết vừa nãy. Tin Êy chẳng mấy chốc bay đi khắp làng”. Và ngay sau đó nhà văn miêu tả tỉ mỉ thái độ của các cụ lí trưởng, thư kí đến các quan viên hàng xã, các ông các bà hàng xóm và các thân bằng cố hữu của người vừa qua đời. Sự điềm nhiên lãnh đạm đến nhẫn tâm của mọi người trước cái chết của một con người thật đáng sợ “Ai nghe tin đau đớn cũng điềm nhiên và cho là có thêm một chuyện mới để gặp người quen thì nói.

Rồi họ cảm tình với người quá cố.

Thân bằng cố hữu thì bảo nhau để sửa soạn:

- Này có liệu trốn đi không, kẻo chị Êy đến nói khó nhờ khênh đòn lại nể, mất công mà chẳng được gì.

Các ông thì phê bình:

- Nhà mà nghèo, không có tiền uống thuốc thì chỉ ốm một trận xoàng cũng đủ ngoẻo.

Các bà thì dài lời hơn. Đại khái:

- Ôi giời ơi thế à? Thế thì bà ngồi đây nhé để tôi chạy ù lại đằng Êy giao hẹn với chị cu Sứt là mẹ chị Êy còn vay của tôi năm đấu gạo độ trong năm đấy.

Hoặc:

- Ngày xưa ông Êy (tức là chồng người chết) có phúng ông tôi ba hào thật, nhưng lúc ông ý chết, bà tôi phúng lại những ba hào với một cành cau, cau dạo Êy đắt. Thế mà khi bà tôi mất đi, bà Êy làm ăn còn khá, tôi chả thấy bà Êy phúng lại cái gì thì việc gì bây giờ tôi phải phúng trả nợ.

Các quan thì nhìn nhau lắc đầu một cách nhạt nhẽo:

- Nhà nào chứ nhà Êy thì suông còn có cóc khô gì mà mời chúng ta nữa. Các cụ thì tức lắm. Cụ lý bảo cô ký:

- Mẹ kiếp, không khéo cụ lại mất giấy mực khai báo toi. Làm thư kÝ mà từ đầu năm trong làng chỉ rặt đám chết thế này thì lấy gì mà húp. Thật là quá quắt cụ nhỉ!” (23-II; 404).

Chua xót biết bao khi bức tranh làng quê Việt Nam với truyền thống tốt đẹp tồn tại ngàn đời “Tắt lửa tối đèn có nhau” và “Nghĩa tử là nghĩa tận” chỉ còn là sự tính toán thực dụng bẩn thỉu hoàn toàn vì vật chất tầm thường, nực cười. Đó cũng là những nét điển hình mà Nguyễn Công Hoan ghi lại trong xã hội - nơi mà đạo lí chỉ còn là sự nuối tiếc xa vời.

Một phần của tài liệu nghệ thuật điển hình hoá trong những sáng tác tiêu biểu trước cách mạng tháng tám của nguyễn công hoan (2) (Trang 46)