Miêu tả tính cách qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoạ

Một phần của tài liệu nghệ thuật điển hình hoá trong những sáng tác tiêu biểu trước cách mạng tháng tám của nguyễn công hoan (2) (Trang 93)

Biện pháp miêu tả cử chỉ hành động nhân vật đã soi sáng nhiều góc độ của tính cách điển hình trong sáng tác Nguyễn Công Hoan. Cùng vào đó, việc miêu tả ngôn ngữ nhân vật thực sự là điểm mạnh góp phần lớn trong việc cá thể hóa nhân vật- điểm cơ bản của nghệ thuật điển hình. Để nghệ thuật phê phán phát huy đến mức tối đa, nhân vật rất cần có một dấu Ên riêng, một giọng điệu riêng. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại được thể hiện vô cùng đặc sắc tạo nên một phong cách Nguyễn Công Hoan. Nhân vật của Nguyễn Công Hoan vì thế có một sức sống mãnh liệt “trong lời ăn tiếng nói con người có dấu Ên của kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa tư tưởng và tâm lí của họ. Đằng sau mỗi câu nói điển hình có phản ánh Ýt nhiều một hoàn cảnh xã hội và một tiểu sử cá nhân. Ngôn ngữ của nhân vật là một thứ ngôn ngữ phản ánh tính cách” (10; 90). Nghệ thuật trào phúng của Nguyễn Công Hoan được đánh giá rất cao bởi nhà văn đã cá tính hóa nhân vật bằng ngôn ngữ, nhân vật của ông rất đa dạng với nhiều thành phần

khác nhau trong xã hội và mỗi thành phần lại mang một sắc thái riêng. Các đoạn đối thoại của nhân vật đều rất tự nhiên sinh động đôi khi pha chót tinh quái. Oẳn tà roằn, Thằng ăn cắp, Tinh thần thể dục, Xuất giá tòng phu,

Thằng Quít, Cái ví Êy của ai, Báo hiếu trả nghĩa cha, Báo hiếu trả nghĩa mẹ, Thằng ăn cướp, Thằng điên, Lập gioòng… là những truyện có nhiều đối

thoại đặc sắc. Trong ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn Công Hoan đã thể hiện đặc trưng trào phúng của mình. Những đoạn đối thoại của nhân vật làm câu chuyện giàu tính sân khấu “Truyện của Nguyễn Công Hoan hiện ra trước mắt chúng ta với những lớp lang và đối thoại như trong một màn kịch” (3; 187). Các đoạn đối thoại trong truyện của Nguyễn Công Hoan đều nhằm khắc họa tính cách nhân vật, khơi trí tò mò của người đọc, tham gia vào tiến trình phát triển của cốt truyện và dẫn dắt tình tiết.

Đọc Nguyễn Công Hoan, trước mắt người đọc luôn hiện lên những cảnh đời nhốn nháo đầy mâu thuẫn và xung đột với đầy đủ màu sắc bi hài, người đọc như đang được trực tiếp chứng kiến cuộc đời diễn ra với những mối quan hệ phức tạp và sinh động như thực của nó. Chính thực tế cuộc sống xã hội đã tạo nên phong cách này ở nhà văn. Tính chất Âu hóa làm nhịp độ sống trở nên xô bồ gấp gáp. Cuộc sống tạo sự phức tạp, lắm mâu thuẫn, nhiều xung đột là cội nguồn tạo sự phong phó trong ngôn ngữ đối thoại của nhà văn. Tiếng cười của nhà văn chĩa vào từng sự tha hóa trong xã hội để tố cáo trạng thái tha hóa của toàn xã hội.

Chỉ qua vài đoạn đối thoại trong Oẳn tà roằn, tác giả đã lột phăng mặt nạ giả dối mà Nguyệt đang diễn trò. Mười tám tuổi, cô gái mới đang mang bụng bầu ra sức thể hiện “con nhà thi lễ”, “con nhà trâm anh”.

Đây là đoạn đối thoại đầu tiên:

- Anh Phong, thế anh định bỏ chết tôi đấy à? Không trách người ta bảo đàn ông bạc tình, có oan tí nào đâu! Tôi nghe anh dỗ ngon đỗ ngọt, nào những là lấy nhau, nào những là ăn đời ở kiếp cùng nhau…Từ đó đến nay,

tôi dốc một lòng chờ đợi, ai đến dạm hỏi tôi cũng tìm cớ thoái thác. Vì tôi đã trót hứa cùng anh. Êy thế mà anh quyết tình trở mặt. Hẳn anh cũng biết tôi vì quá dại dột mà nghe anh nên mới mang vạ vào mình. Anh nghĩ sao cho vuông tròn thì nghĩ.

- Thế có chắc Nguyệt chửa với tôi không?

- Này, năm nay tôi mới có mười tám tuổi đầu, sao anh đã đổ bậy đổ bạ cho tôi cái tiếng khỉ gió Êy! Anh hỏi tôi chửa với ai à? Rồi nó giống ai, nó máu mủ ai thì anh biết. Tôi là con nhà trâm anh, anh cũng là con nhà thế phiệt, vì một lời giao ước nên tôi mới quá chiều anh. Tuy tôi chưa là vợ anh, nhưng cũng như là vợ nên tôi dốc một lòng chung thủy, thì chữ trinh tôi giữ nguyên cho anh…”

Sau khi hết lời chứng minh tình yêu chung thủy của mình và khẳng định với Phong về dòng giống đứa con trong bụng, Nguyệt lại có cuộc gặp gỡ với Bắc - người đàn ông đã có gia đình và hơn Nguyệt “bốn chục tuổi đầu”. Nắm được điểm yếu của nhân tình là chưa có con, Nguyệt nhiều lần nhắc đến cái thai và nhân phẩm của mình “con nhà thi lễ, mơn mởn đào tơ”. Nguyệt còn dọa tự tử làm Bắc phải ra sức dỗ dành, hết lời hứa hẹn lo cho Nguyệt và cưới Nguyệt.

Hai đoạn đối thoại đã hé lộ bản chất và tính cách nhân vật. Sự tăng cấp tiếp theo của đối thoại làm người đọc thêm kinh ngạc. Đó là lần đối thoại giữa Nguyệt và bà đỡ và đoạn đối thoại giữa “hai công tử ăn mặc Tây, đúng mốt quần thông đỏ, áo cộc xanh”:

“- Bà đẻ con so hay con dạ? - Thưa bà, con so.

- Bà nên nói thực thì tôi mới liệu được. Tôi xem bông bà thì hình như đẻ con dạ thì phải hơn.

- Mọi khi những người đẻ con so thì da bụng cứng và có ngấn vằn đỏ. Người đẻ con dạ thì da bụng mềm và có ngấn vằn trắng. Nay tôi xem bông bà quả là bà đẻ con dạ. Phép nhà thương không nên nói dối, lỡ ra nguy hiểm đến tính mạng chứ chả chơi đâu.

- Vâng, xin bà kín cho, tôi đẻ con dạ. …

- Hú vía, tao tưởng con Nguyệt nó chửa với tao, tao sợ quá!

- Tao chả ngờ nó chửa với mày, nhưng tao thấy cái mồm thằng bé giống tao, tao đã giật mình. Nó ăn vạ tao, thì tao bỏ mẹ! May được cái nước da thằng bé nó minh oan cho tao” (23-I; 75,76).

Truyện còn có thêm những đoạn đối thoại khác, mỗi lúc một nâng cao kịch tính. Ngòi bút tinh quái của Nguyễn Công Hoan hé lộ dần những tình tiết, lật tẩy bản chất giả dối hư hỏng, sống buông thả đáng xấu hổ của một cô gái đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc, của nếp nhà. Nguyệt có thể xem nh là một điển hình của những cô gái mới, là nạn nhân của phong trào vui vẻ trẻ trung mà thực dân Pháp đang ra sức quảng bá, là mặt trái của lối sống tư sản tân thời. Cái nước da đen nh cột nhà cháy và cái giống "oẳn tà roằn không biết chống gậy" của thằng bé con Nguyệt là những chi tiết đắt giá minh chứng thêm cho tấn trò đời.

Truyện Thằng ăn cướp là tâm sự của một kẻ cướp về sự giải nghệ của mình. Hắn bỏ nghề ăn cướp chỉ vì quan huyện bắt lễ nhiều quá, không thể kiếm cho ra. Sau bị “con ma đói nó giày vò”, hắn cùng tám anh em cũ lại rủ nhau đến nhà Chánh Ngũ để “làm một mẻ”. Biết chuyện, quan huyện đã bắt hắn để tìm cho ra tang vật. Không chịu nỗi đòn tra tấn, hắn phải khai ra tất cả. Kết thúc truyện là một đoạn đối thoại vô cùng sinh động của thằng ăn cướp khốn khổ và quan huyện đa mưu:

“Ông huyện cười sung sướng, gật đầu, trỏ tay cho bọn lính ra ngoài và đóng cửa kính lại. Đoạn ung dung, ông hỏi:

- Giá mày chịu khai ngay trước có phải tử tế bao nhiêu không? Thế mày có cướp nhà Chánh Ngữ không?

- Lạy quan lớn, có.

Ông huyện rò ra cười và hỏi: - Thế tiền mày giấu ở đâu?

- Lạy quan lớn, con chôn ở góc vườn, chỗ gốc cây ổi. Ông huyện giơ hai cánh tay, gật gù:

- Tao giữ kín cho mày tội này và sẽ cho mày về nhà, đem tiền lên đây nộp tao. Rồi ông nghiêm trang nhìn tôi nói:

- Mày có thù đứa nào giàu có ở vùng này không? Tao cứ cho phép khai ra. Có thế tao mới gỡ tội cho mày được…” (23-II; 149).

Và đây là một đoạn đối thoại trong Báo hiếu trả nghĩa mẹ của hai “hiếu tử”:

“Tôi lấy cậu, là vì cái ái tình của tôi đối với cậu thì tôi chỉ biết có cậu, ngoài ra, tôi chẳng biết thằng nào con nào ở cái nhà này! Cậu ngu lắm, cậu không biết bảo bà Êy! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thôi! Người già vẫn hay trái tính, mợ nên biết nhịn. Mợ ở với tôi cả đời chứ bất quá bà Êy sống được mấy nữa.

- Bà Êy ở đây ngày nào tôi ê chệ ngày Êy. Cậu chỉ nói dối tôi. Cậu đuổi bà Êy, sao bà Êy còn ở đây?

- Tôi không đuổi thì tôi chết! Mợ cứ chửi đứa nào nói dối mợ! Chẳng tin, mợ hỏi lại thằng bếp mà xem. Nhưng chắc bà Êy phải đi bộ mà về nên lạc đường, mới trở lại. Tôi đã bắt bà Êy mai về rồi.

- Đồ mặt dày! Thế mà không biết nhục! Sao nó không chết đi cho người ta nhẹ nợ.

- Thôi, mợ nói vừa chứ.

- Tôi không nói vừa, cậu bênh mẹ cậu à? Ôi giời ơi! Đây, cậu giết tôi trước đi! Èi hàng phố ơi! Con gái già nó hại tôi!

- Tôi xin mợ! Tôi van mợ! Tôi lạy mợ!

- Cậu buông tôi ra, tôi không để con mẹ Êy yên đêm nay được!” (23-I; 222). Chỉ cần bốn lượt đối thoại giữa hai vợ chồng ông bà chủ hãng ô tô Con Cọp, nhân cách xấu xa của chúng bị bóc trần và báo trước cái chết tưởng như đột ngột, nhiều uẩn khúc của người mẹ khốn khổ.

Đọc truyện Nguyễn Công Hoan, độc giả cảm nhận rất rõ sự độc đáo trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Thông qua các đoạn đối thoại, tất cả những gì thuộc về bản chất nhân vật lộ rõ. Tất cả các mánh khóe bẩn thỉu của giai cấp thống trị đều được nhà văn động chạm đến, ông đã nắm bắt các đường nét cá biệt của hiện tượng để khái quát thành bản chất xã hội. Nếu Nam Cao thường dùng ngôn ngữ đối thoại để hướng vào khai thác nội tâm, phân tích tâm lí nhân vật làm nổi lên mối quan hệ tính cách bản chất con người với hoàn cảnh xã hội thì Nguyễn Công Hoan lại phơi bày bản chất Êy bằng tiếng cười. Hải Triều khi đọc Kép Tư Bền đã đánh giá “Với những câu văn rất thành thực, chắc chắn, hí hởn, ngộ nghĩnh nhiều khi cục cằn và thô lỗ nữa, ta phải phục Nguyễn Công Hoan là một nhà kể chuyện rất thực và rất có duyên”(24; 279). Cái duyên Êy thể hiện đặc sắc qua ngôn ngữ đối thoại của nhà văn.

Không chỉ độc đáo với văn phong trào phúng trong đối thoại, mà trong ngôn ngữ độc thoại, nhà văn cũng đem lại sù thu hút bởi yếu tố bất ngờ, mang một sắc thái riêng bộc lộ được tâm lí xã hội từng nhân vật, trộn không lẫn. Nhân vật tự bày tỏ tâm trạng suy nghĩ của mình qua đó bản chất cũng bị lật tẩy. Ông nghị Xuân trong Đi giày đã dùng rất nhiều tiền để mua chức và ông cũng không giÊu niềm tự hào của mình: “Người ta nói, kệ người ta…Ừ thì gật, thì câm, thì cừu, thì hám danh hại nước, ông hãy biết hiện giờ ông ăn tiên chỉ trong làng cái đã. Cái khoanh bí mọi khi làng vẫn đem biếu ông bá Văn, thì từ nay ông được ăn. Thành ra danh lợi lưỡng toàn. Sung sướng quá!

Thôi thì hay hớm gì cái bướng với nhà nước. Ai yêu cầu chính phủ thây ai. Ai chất vấn quan trên thây ai. Ông là dân, ông cứ giữ cho phải đạo, lôi thôi lắm lại bị ghét nhiều. Ở đời hay ở nghị trường cũng vậy, ngu si hưởng thái bình. Cho nên cứ yên phận là đáng quý hơn hết.” (23-II; 304). Đoạn độc thoại của nghị Xuân vạch trần bản chất của các nghị viên, là sự háo danh, vô trách nhiệm đầy cơ hội bẩn thỉu.

Tù bộc lé suy nghĩ của mình qua mẩu độc thoại ngắn, nhân vật bà chủ trong Phành phạch cũng thể hiện tính cách bủn xỉn keo kiệt và nhẫn tâm. Giọng lưỡi của bà là nhân đạo song lời độc thoại lại cực kì vô nhân đạo: “Bà cắt cho nó việc Êy thực ra bà đủ lòng nhân đạo đối với con bé ở mười hai mười ba tuổi đầu. Phải, còn gì nhẹ nhàng cho bằng việc ngồi yên một chỗ cầm chiếc quạt khẽ đưa đi đưa lại. Bà đã vì thương người mà nuôi cơm không cho là tốt. Chứ ngữ Êy, cơm chẳng biết thổi, nước chẳng biết gánh, quần áo chẳng biết giặt, nếu chẳng xin ở công không để kiếm miếng ăn, tất chỉ có đi ăn mày. Con đỏ con, cả ngày chỉ có việc bế anh và làm phụ dưới bếp. Rồi đến khi anh ngủ, có chuông bà gọi, thì lên quạt hầu bà. Bà có khiến nó làm việc gì nặng nhọc quá sức nó nữa đâu” (23-II; 94).

Tôi tự tử là một truyện đặc sắc bởi lối kể chuyện đặc biệt, nhà văn

để nhân vật quan huyện T.V tự giãi bày quá khứ với lÝ do đã đọc truyện nhà văn viết về quan trường “thấy cốt truyện đều có thực cả” và xin hiến chuyện của bản thân để thêm một tài liệu. Đặc biệt có một lÝ do nữa để ông kể lại chuyện mình bởi “Bây giờ đến tuổi về hưu, tôi nhớ lại việc cũ, cho là nói thật cũng không hại gì”(23-I; 236).

Bằng cách để nhân vật kể lại chuyện mình trong đó có nhiều lời độc thoại, Nguyễn Công Hoan lại góp thêm nhiều tiếng nói về tính cách bẩn thỉu của giai cấp thống trị. Đó là việc chạy tiền để được đổi về nơi béo bở “Song vì các phủ huyện nh của bán đấu giá nên người ta nói thách tôi một món tiền cao quá, mà tôi không đủ vốn để xuất ra buôn lấy lãi…” (23-I; 237). Đó là

việc làm tiền dân: “Cần kiếm thêm nhiều tiền nên tôi phải bớt nhiều sự liêm chính. Vả làm quan mà không ăn tiền, bạn đồng nghiệp sẽ chê là gàn, là ngốc, là không biết làm quan. Ngoài những món tiền tự thằng dân ngu dại đem hiến cho tôi, tôi còn phải vẽ việc để khoét chúng nó một cách thậm bất công và thậm vô lí”. Đó còn là bộ mặt giả dối vô lương tâm của quan huyện khi hậu quả của những việc làm vô trách nhiệm của hắn đang đến rất gần: “Tôi lo quá, nhìn xung quanh tôi thấy mù mịt một cách ghê sợ…Nghĩ đến hôm sau là thứ bảy, đáng lẽ tôi được đúng hẹn với con đầu Trà, lên hú hí với nó, thành ra đã chẳng được hưởng sự sung sướng với tình nhân, tôi lại phải dầm mưa dãi gió. Và nếu khúc đê này có thế nào. Tôi chắc không thể yên với quan trên. Bất giác tôi sụt sùi, hai hàng nước mắt lã chã. Hương lí và nhân dân đứng quanh, chẳng hiểu tâm sự tôi nên ai cũng dạt dào. Ý hẳn họ thấy tôi quay mặt về phía đồng ruộng xanh rờn và làng mạc sầm uất mà khóc nên họ cảm dộng lắm”. Cao tay hơn y còn nghĩ ra cách giả vờ tự tử để thoát tội và đã đạt được mục đích “Kết quả việc làm của tôi đúng như ý định. Các báo hàng ngày phỏng vấn đăng tin, in ảnh tôi và gây nên dư luận xôn xao cảm cái lòng bác ái của tôi” (23-I; 243).

Nhân vật quan huyện T.V trong Tôi tự tử gợi hình ảnh nghị Hách, một nhân vật điển hình trong Giông tè của Vũ Trọng Phụng với màn diễn văn tranh cử. Do táng tận lương tâm mà nghị Hách ngoi lên đến chức ông nghị, nhưng trước ngàn vạn công chóng y vẫn có giọng điệu: “Tôi vốn xuất thân từ hàn vi, điều Êy làm tôi tự kiêu lắm” và “Tôi muốn đem tài trí ra làm việc công Ých cho nên tôi tranh cử nghị viên” (46; 488). Nội tâm của nghị Hách đang chua xót, gia đình hắn đang đứng trước cuồng phong nhưng hắn vẫn có

Một phần của tài liệu nghệ thuật điển hình hoá trong những sáng tác tiêu biểu trước cách mạng tháng tám của nguyễn công hoan (2) (Trang 93)