Bút pháp cường điệu

Một phần của tài liệu nghệ thuật điển hình hoá trong những sáng tác tiêu biểu trước cách mạng tháng tám của nguyễn công hoan (2) (Trang 38)

Tiếp thu truyền thống văn học dân gian, văn xuôi hiện thực phê phán đã sử dụng yếu tố trào lộng như một phương tiện nghệ thuật “tính cách, tình huống và hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc Èn chứa cái hài, nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lỗ bịch, cái lỗi thời” (43; 92). Đó là thứ vũ khí sắc bén và lợi hại có một giá trị nghệ thuật rất cao.

Xuất phát từ nguyên tắc thẩm mĩ của chủ nghĩa hiện thực phê phán là bằng nghệ thuật trào lộng làm mất thiêng đối thủ chính trị. Mặt khác, do bản chất đối tượng khai thác của văn học hiện thực là phát hiện mặt trái của đời sống hay những mặt nghịch chiều của xã hội cho nên bút pháp trào phúng chiến đấu trực diện vào kẻ thù. Hơn nữa, chịu ảnh hưởng của hội nhập văn hoá phương Tây, các nhà văn Việt Nam đã có ý thức dùng ngòi bút chiến đấu và có ý thức thực sự khi sử dụng trào lộng cho mục đích viết văn của mình. Văn học Việt Nam vốn giàu yếu tố hài hước với truyện tiếu lâm, truyện Trạng Lợn, Trạng Quỳnh, với tiếng cười dân gian trong chèo, tuồng và rất nhiều tác giả văn học trung đại như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương…

Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan đều mang một nét chung đó là nhằm “lật tẩy mặt trái đời”, thế giới trong truyện Nguyễn Công Hoan là thế giới bị “lộn trái”, mà ở đó tất cả bản chất của những hiện tượng xã hội đều bị phanh phui, bị bóc trần. Nhà văn đã phơi bày những đê tiện, bỉ ổi của tầng lớp thống trị từ địa chủ cường hào ở thôn quê đến những ông chủ bà chủ,

những “gái mới” ở thành thị và đủ loại quan “quan lớn quan bé, quan ông quan bà, quan trên công đường và quan trong tư thất, quan ban ngày và quan ban đêm” (31; 4).

Từ những mâu thuẫn trào phúng khi trở thành những tình huống trào phúng đều phải trải qua bàn tay sáng tạo của người nghệ sĩ. Nguyễn Công Hoan luôn có xu hướng phóng đại các tình huống trào phúng khi tổ chức mâu thuẫn thành tình huống. Thủ pháp phóng đại làm cường điệu thêm tình huống, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc, gây cho người đọc một hiệu ứng mạnh mẽ hơn trước những cảnh đời nghịch lí, phi lÝ, những mặt trái đời, mặt trái người “viết lối văn hài hước và trào phúng, tôi muốn độc giả đọc mỗi truyện của tôi đều có tiếng cười chua chát để khinh, để ghét, để thù những kẻ đáng khinh, đáng ghét, đáng thù” (22; 368).

Đứng trước mỗi vấn đề xã hội, với mỗi người, mỗi cảnh, mỗi hiện tượng, từng nhà văn có cách nhìn, cách nghĩ khác nhau, nhất là cách khai thác và thể hiện thành truyện thì thật thiên hình vạn trạng. Thường trong nhiều hiện tượng của xã hội cũ vừa có cái bi, vừa có cái hài. Nhiều khi cái bi và cái hài đan xen, trộn lẫn với nhau. Nguyễn Công Hoan luôn biết thể hiện linh hoạt, tài tình những tình huống bi hài lẫn lộn nên đằng sau tiếng cười thường Èn chứa những giọt nước mắt đắng cay. Cũng có những hiện tượng trong cuộc sống dường như không thấy lộ rõ cái hài, nhưng với con mắt tinh nhạy biết nắm bắt, sàng lọc của người nghệ sĩ có sở trường trào phúng như Nguyễn Công Hoan, thì lại dễ dàng nhìn ra những nét lấp lánh của cái hài và có ngay một góc độ để lia ống kính chiếu thẳng vào những cái đáng cười, đáng giễu, đáng đả kích. Đằng sau tiếng cười giòn giã sảng khoái Êy Èn chứa niềm phẫn uất cao độ trước sự hoành hành của cái ác độc, cái đểu giả, xấu xa. Bởi vậy, khi va chạm với thực tế cuộc sống, một cuộc sống mà Nguyễn Công Hoan thấy “Cái gì cũng là giả dối, đáng khôi hài. Thế mà thằng làm trò khôi hài là thằng thực dân, lại làm ra mặt nghiêm chỉnh. Thật

là buồn cười” (22; 367). Thế nên ông rất thích chế giễu, mỉa mai để “khôi hài tác giả việc khôi hài”. Từ đó, Nguyễn Công Hoan càng nhanh nhạy tìm ra những cốt truyện mang đậm chất hài, giàu kịch tính. Nhiều truyện của ông đúng là những vở bi hài kịch ngắn. Ở đấy như đang có gì xảy ra, đang diễn biến và thường giản dị, tự nhiên, có vẻ như được nảy sinh dễ dàng, một cái gì tự thân, vốn có. Bút pháp cường điệu của ông đa dạng, phong phó thể hiện ở cả truyện ngắn và truyện dài. Nhà văn phóng đại khi tô đậm những nét tính cách, cường điệu khi miêu tả ngoại hình và nói quá khi diễn đạt hành động nhân vật trào phúng.

Năm 1939, Nguyễn Công Hoan viết truyện Cái thủ lợn phản ánh thói tranh nhau vị thứ ở nông thôn giữa Lí Trung và Kí Liễu và rút cục hai bên cùng khánh kiệt gia tài bởi lũ quan lại đục nước béo cò. Chỉ bằng gần hai mươi dòng chữ mang tính chất kể đầy khách quan của nhà văn, nhân vật Lí Trung hiện lên như một bức tranh biếm hoạ về cả ngoại hình, tính cách và hành động “Ông năm nay ngót năm mươi. Ông để tóc dài nhưng cao ở đỉnh đầu, có búi tóc to bằng ngón tay cái mà sự hiểu biết của ông chưa to bằng búi tóc Êy. Mặt ông bì bì, lắm thịt nên thoạt trông khó ai bảo được là thông minh. Đôi mắt ông không mấy khi trông thẳng ra ánh sáng vì nếu sáng quá ông nhìn không rõ. Nó thuộc về thứ mắt bẩy lẻ.

Thuở bé ông cũng đi học nhưng cắp sách được ba tháng tròn là ông trốn biệt. Đến khi ra làm lí trưởng, ông mới hối hận và cuống cuồng học viết có mỗi một chữ kí…Công việc về chữ nghĩa, ông đã có nho bên huyện làm hộ. Vậy mà chả vấp váp tí nào. Việc làng ông cứ hứa bừa. Cốt tốt với quan là ông chẳng cần ai. Mấy lần bị dân kiện song ông thu xếp chỗ quan nha xong ngay. Cho nên làm việc làng ông chỉ bới móc mà ông bới móc thực tài. Bất cứ việc gì, từ việc vợ chồng người ta đánh nhau trong nhà cho đến ai văng tục, văng rác mà ông nghe tiếng ông đều ăn uống được cả. Ông bảo trong thời kì làm việc, ông phải làm tiền cho ba việc: Một là thu lại cái vốn đã bỏ

ra và tiền thù phụng quan, hai là kiếm chút phẩm hàm và ăn khao, ba là kéo lại một tí lãi” (21; 327).

Truyện ngắn Đồng hào có ma mở đầu bằng thái độ phủ nhận quyết liệt sự ăn uống sạch sẽ “Tôi cực lực công kích sách vệ sinh dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn được khoẻ mạnh béo tốt. Thuyết Êy sai. Trăm lần sai! Nghìn lần sai! Vì tôi thấy sự thực, ở đời này, bao nhiêu anh béo khoẻ, đều là những anh thích ăn bẩn cả” (23-II; 128). Sau lời phủ nhận triệt để sách vệ sinh, tác giả đã miêu tả bức chân dung phì nộn và nhân cách xấu xa của quan Huyện để khẳng định sự khoẻ mạnh béo tốt không phải do ăn uống sạch sẽ. Truyện Thịt người chết lại lột tả bản chất xấu xa của quan huyện Tư pháp qua việc dùng thủ đoạn để ăn bẩn của tang chủ bảy mươi đồng làm cho“ lò ruồi, lũ nhặng, lũ cá, lũ quạ tiếc ngẩn ngơ” vì “quan huyện tư pháp đã tranh mất món mồi ngon của chúng”. Tham lam đã biến quan huyện trở thành kẻ vô cảm bẩn thỉu trước nỗi đau của đồng loại “Tiếng khóc của người mẹ trước thi hài đứa con chết đuối đã trương làm ai cũng phải cảm động. Nhưng trái lại, nó không làm chuyển nét mặt của quan tư pháp. Đến đây, ông là đại biểu cho Pháp luật. Ông đã từ người bằng thịt bằng xương biến thành pho tượng bằng sắt đá lạnh lùng.

Vậy đã là sắt đá, tất không thể cảm được tiếng khóc ẻo lả của người mẹ mất con hoặc tiếng kêu mềm yếu của người cha oan uổng. Cảm được sắt đá, duy chỉ có một vật. Vật Êy cố nhiên phải rắn, tuy chẳng được rắn bằng sắt cũng phải rắn hơn đá. Nó làm bằng loài bạc” (23-II; 226).

Sáu mạng người lại tố cáo mặt xấu xa khác của tầng lớp quan lại. Đó là bản chất tàn bạo, độc ác dã man của quan châu Phiên. Về bản Sing để xem hội và “nô đùa với bọn con gái dậy thì” song ông không đạt được mục đích Êy. Trên đường về châu, vì tối trời, vì tâm trạng bất ổn, ông và hai tên lính đã bắn nhầm những người dân lương thiện. Sự nhầm lẫn được ông “lanh trí” sửa sai để tránh lỗi với quan trên:

“Ông đến từng người bị đạn để tra hái. Khi biết đích bọn đó chỉ là người Thổ đi kiếm thuốc lá để sáng mai bán tại chợ bản Sing, ông bèn đốt thẻ của họ đi, bắt lính trói chặt lại…và chia đi các ngả để sục nốt hai người đang trốn. Bắt sống được hai người cuối cùng, ông sai trói gô họ vào gốc cây.

Rồi …đoành! đoành! ông chia cho mỗi người một phát đạn không hơn không kém để họ đỡ tị với bạn.

Rồi…còn ba người đương ngắc ngoải ông cũng sinh phóc cho thêm mỗi người một phát, để họ được thoát khổ mà rủ nhau về một lượt với suối vàng.

Rồi…khi đã làm cỏ đủ sáu mạng người, ông sai cởi dây trói ra và phi ngựa về châu. Ông làm tờ khẩn bẩm với quan trên, kể công là đi tuần đêm và ba thầy trò đã giết nổi một toán những sáu đứa giặc khách.

Và như thế, ông yên trí về công trạng trị an oanh liệt này, ông sẽ được đặc cách thăng tri phủ hạng nhì” (23-II; 235,236).

Bằng bút pháp cường điệu trong nghệ thuật trào phúng, Nguyễn Công Hoan đã xây dựng được nhiều tính cách sắc sảo, đậm nét, đặc biệt là các nhân vật phản diện mang nét điển hình. Ông đã vẽ nên những hành vi, cử chỉ, lời ăn, tiếng nói của chúng với lối viết phóng đại nhằm châm biếm, đả kích trong đó nhấn mạnh các chi tiết mang tính hài. Từ quan đầu tỉnh (Một tấm gương sáng, Đàn bà là giống yếu) đến các quan huyện, quan phủ (Bước đường cùng, Cái thủ lợn, Sóng vũ môn, Tinh thần thể dục, Cái nạn ô tô, Đồng hào có ma, Thật là phúc, Con ngựa già, Ngậm cười, Đi giày…) đều

tham lam, dâm ô, đểu cáng. Lũ quan tân học (Tôi tự tử, Ngậm cười, Sáu

mạng người) thì giả dối lố bịch. Bọn cường hào địa chủ (Công dụng của cái miệng, Cụ Chánh Bá mất giày, Thịt người chết…) cũng là những con thú đội

lốt người.

Trong văn phong trào phúng, cường điệu phóng đại được coi như một thủ pháp cơ bản. “Phóng đại là cách dùng từ ngữ hoặc diễn đạt nhân lên gấp nhiều lần những thuộc tính của khách thể hoặc hiện tượng nhằm mục

đích làm nổi bật bản chất của đối tượng được miêu tả, gây Ên tượng đặc biệt mạnh mẽ, gây sự chú ý và tác động cao nhất làm người đọc hiểu được nội dung và ý nghĩa đến mức tối đa” (41; 46).

Văn chương trào phúng Nguyễn Công Hoan triệt để khai thác phóng đại, đẩy cách nói lên mức cao nhất nhằm mục đích lột tả chân tướng, gây cười sảng khoái hoặc châm chọc sâu cay. Biện pháp phóng đại được ông dùng như một phương tiện bộc lộ một cách nhìn, một sự thể hiện nghệ thuật độc đáo. Văn phong trào phúng chấp nhận rộng rãi biện pháp phóng đại và ở Nguyễn Công Hoan điều đó được thể hiện thành một phong cách riêng. Ông không dùng lối gây cười gián tiếp là trình bày khách quan và bình thản sự việc để người đọc tự mình rót ra kết luận trào phúng từ chính cái vô lí, vô nghĩa, cái lố bịch, ngu xuẩn của hiện tượng mà ông dùng lối gây cười trực tiếp. Tác giả không giấu diếm vai trò bố trí, sắp xếp của mình đối với câu chuyện và đặc biệt, ông dùng lối phóng đại để làm nổi bật tính hài hước của nó.

Đứng trên góc độ điển hình hoá, phóng đại là một biện pháp nghệ thuật quan trọng, là một thủ pháp riêng của thể loại trào phúng. Sự phóng đại và cường điệu là một đặc tính riêng của nghệ thuật, nó gắn liền với ý muốn trình bày sự khái quát bằng hình thức cá biệt với ý muốn miêu tả rõ rệt hơn một hiện tượng của cuộc sống, tác động tích cực hơn tới phạm vi cảm xúc của con người. Lép Tôn-xtôi đã viết “Cần phải cường điệu một tác phẩm nghệ thuật để nó có sức thấm sâu. Cường điệu chính là làm cho hình thức được hoàn thiện về nghệ thuật như thế nó sẽ trở nên hấp dẫn và sẽ thành công bằng sự tái hiện” (53; 13). Nhà nghiên cứu An Đrê-mốp trong cuốn Điển hình hoá trong nghệ thuật cũng đã khẳng định “Sự phóng đại và cường điệu hình tượng một cách tự giác là yếu tố quyết định của điển hình hoá, là quy luật phổ biến của nghệ thuật” (6; 71). Sự phóng đại quy mô các hình tượng là một thủ pháp được phổ biến rộng rãi. Từ lâu, Aritxtốt đã cho rằng trong bi kịch con người được miêu tả tốt hơn còn trong hài kịch con

người được miêu tả xấu hơn. Đúng vậy! Phóng đại cái tốt sẽ khiến cái tốt càng tốt hơn, phóng đại cái xấu khiến cái xấu càng xấu hơn để gây ra sự ghê tởm, niềm căm phẫn và lòng khát khao cải tạo thế giới.

Trong cuộc đời văn học nghệ thuật của mình, Nguyễn Công Hoan đã làm được điều đó. Những cấu trúc tác phẩm của nhà văn tự nó đã làm bật lên tiếng cười nhưng hiệu quả trào phúng đã tăng gấp nhiều lần do Nguyễn Công Hoan đã phóng đại những xung đột đó theo cách của ông. Nhà văn sử dụng phóng đại nhằm tăng cường sự đối lập lí tưởng thẩm mỹ của mình với đối tượng châm biếm để độc giả thấy rõ hơn nhân vật hài hước. Ông tỏ ra rất sở trường về lối gây cười trực tiếp bằng cách phóng đại những xung đột trào phúng để làm nổi bật tính hài hước của đối tượng trào phúng và tạo nên tiếng cười hả hê sảng khoái.

Có thể nói rằng nhờ nghệ thuật phóng đại cường điệu nhà văn đã tạo ra được nhiều nhân vật và tình huống truyện mang ý nghĩa điển hình sâu sắc.

Chương II

Một phần của tài liệu nghệ thuật điển hình hoá trong những sáng tác tiêu biểu trước cách mạng tháng tám của nguyễn công hoan (2) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w