XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG ĐỘC ĐÁO

Một phần của tài liệu nghệ thuật điển hình hoá trong những sáng tác tiêu biểu trước cách mạng tháng tám của nguyễn công hoan (2) (Trang 45)

Văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 có hai cây bút trào phúng bậc thầy là Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng nhưng hai nhà văn có hai phong cách trào phúng khác nhau, trong đó điểm khác nhau cơ bản là việc phát hiện và tổ chức giải quyết mâu thuẫn. Vũ Trọng Phụng đã phát hiện và thể hiện một cách phóng đại những mâu thuẫn trào phúng đầy rẫy tràn ngập trong xã hội thành thị “mưa Âu, gió Mỹ” đương thời, là chuỗi cười dài đa cung bậc, sâu sắc. Theo cách giải quyết của Vũ Trọng Phụng đối với những xung đột trào phúng đó, cái ngẫu nhiên vô lí đã trở thành cái tất yếu, cái có lí trong xã hội “chó đểu”, “khốn nạn” quay cuồng, đảo điên. Đọc Số đỏ ta thấy nhà văn đã sáng tạo cả một hệ thống tình huống trào phúng hết sức phức tạp. Đối tượng trào phúng được Vũ Trọng Phụng miêu tả tạo cả tiếng cười riêng lẻ và tiếng cười kép. Trong tác phẩm sân khấu diễn trò là cả bối cảnh xã hội. Còn ở Nguyễn Công Hoan, do đặc trưng của thể loại truyện ngắn nên không thấy những tác phẩm mà xung đột đan cài chồng chéo như thế. Mỗi truyện của Nguyễn Công Hoan chứa đựng một tình thế mâu thuẫn hài hước. Nhà văn thường xây dựng những xung đột trào phúng đơn giản nhằm bộc lộ một tật xấu, một thói hư nào đó của một hạng người nhất định. Nét độc đáo trong các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan là dù chỉ có một tình huống nhưng đó lại là tình huống, mâu thuẫn trào phúng mang ý nghĩa điển hình tiêu biểu. Có biệt tài về truyện ngắn trào phúng với cách viết chắt lọc, nhà văn đã tạo nên nhiều tình huống vô cùng phong phú thể hiện thế giới quan của ông về xã hội thực dân phong kiến đương thời. Mỗi truyện của ông là những phát hiện một hiện tượng thu nhỏ của cả xã hội. Nhà văn đã từng tâm sự “Dựa vào một sự việc có thật, biến đổi nó theo chiều hướng trào phúng, bớt Ýt chi tiết thừa, thêm những

chi tiết buồn cười nữa thì tạm gọi là được” (22; 56). Ông đã cho người đọc thấy những nghịch cảnh, những bất công trong tấn trò đời. Sự kiện và nhân vật dưới cái nhìn của Nguyễn Công Hoan luôn ở tư thế đối nghịch nhau. Qua những mâu thuẫn trào phóng Êy, nét điển hình được thể hiện rõ vừa mang tính chung vừa có tính riêng. Có thể nói đây cũng là một nét đặc biệt trong việc nhìn nhận nghệ thuật điển hình hoá trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Trong truyện ngắn đặt vấn đề hoàn cảnh điển hình là khó và ở truyện ngắn Nguyễn Công Hoan càng khó hơn. Do vậy, xét nghệ thuật điển hình hoá trong truyện ngắn rất cần xét việc nhà văn lựa chọn tình huống có ý nghĩa điển hình. Bởi tình huống là những gì tiêu biểu nhất của hoàn cảnh và từ những tình huống điển hình tính cách nhân vật được thể hiện rõ.

Một phần của tài liệu nghệ thuật điển hình hoá trong những sáng tác tiêu biểu trước cách mạng tháng tám của nguyễn công hoan (2) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w