1. Phát hiện những mâu thuẫn trào phúng
1.2. Mâu thuẫn giữa mục đích và hành động, giữa nguyên nhân và kết quả
kết quả
Là người có trí tuệ sắc sảo, bản thân lại có năng khiếu hài hước bẩm sinh, Nguyễn Công Hoan rất nhạy cảm trong việc nhận ra những mâu thuẫn trái tự nhiên vốn đầy rẫy trong xã hội đương thời. Dưới mắt nhà trào phúng, con người luôn tồn tại dưới dạng tương phản giữa tốt và xấu, chân thật và giả dối, đạo đức và vô đạo, tử tế và bất lương, công lí và bất công, con người luôn được nhìn nhận ở hai bình diện xung đột giữa con và người, bản năng thân xác và trí tuệ, nói và làm, thực sự sống như thế nào và lẽ ra phải sống như thế nào. Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan là sự nắm bắt những xung đột giữa sự thuyết giáo và lối sống thực tại, giữa sự rao giảng đạo đức cao quý và hành động thực tiễn xấu xa, giữa lời nói hoa mỹ và việc làm ti tiện.
Không chỉ đi sâu khai thác những mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng nội dung và hình thức, Nguyễn Công Hoan còn khai thác mâu thuẫn giữa mục đích và hành động. Chính sách thân dân, Ngậm cười, Tinh thần
dục nhà văn đã chọn được tình huống độc đáo. Lẽ ra việc đi xem bóng đá là
điều thích thú với mục đích tốt đẹp nâng cao đời sống tinh thần nhưng trong hoàn cảnh dân quê còn đói ăn, còn thiếu mặc thì hành động của chính quyền lại là cuộc truy đuổi lùng sục hơn cả bắt lính. Điều đáng lên án ở đây là chính sách của thực dân , cụ thể là cái chủ trương phát triển thể dục thể thao của thống sứ Châtel đã không xuất phát từ nhu cầu thực tế của dân nên mới có chuyện nực cười là đi xem đá bóng mà cần có trát quan, buộc hương lí phải “thân dẫn đủ một trăm người, đúng 12 giờ trưa đến xem, không được khiếm diện” (23-II; 212). Và sau đó là cảnh trốn chạy của dân và bắt bớ truy đuổi của lính. Bên cạnh đó là bao cảnh lạy lục, van xin và cả sự đút lót của người nông dân để khỏi phải đi xem đá bóng. Mục đích và hành động diễn ra trái chiều đầy mâu thuẫn “Ngay từ mờ sáng hôm 29, ở sân đình làng Ngũ Vọng đã có tiếng ông lí quát tháo om sòm:
- Thiếu những mười tám thằng kia à? Tuần đâu, đến tận nhà chúng nó, lôi cổ chúng nó ra đây. Chứ đã hẹn đi lại còn định chuồn phỏng!
Sau tiếng dạ ran, những ngọn đuốc linh tinh kéo đi các ngả. Ông lí dặn theo, tiếng oang oang:
- Hễ đứa nào láo đánh sặc tiết chúng nó ra. Tội vạ ông chịu. Mẹ bố chúng nó! Việc quan như thế này có chết cha người ta không. Chóng bay gô cổ cả lại, giải cho được ra đây cho ông!
Lại một tiếng dạ nữa, giữa những tiếng chó rống dậy. Ngọn lửa đỏ nh
nổi lềnh bềnh trong biển sương mù” (23-II; 216,217).
Qua câu chuyện, tác giả đã đề cập đến rất nhiều khía cạnh của xã hội. Chính sách bọn thực dân chỉ là trò hề chướng tai gai mắt, là dịp cho bọn cường hào dở trò bỉ ổi để xoay sở kiếm chác của dân quê. Nhà văn đã chó ý khắc sâu mâu thuẫn trào phúng mà ở đó mâu thuẫn giữa mục đích và hành động cũng là một đề tài được quan tâm và ngày càng mở rộng phạm vi quan sát, đối tượng miêu tả và phạm vi đả kích. Hiện thực xã hội thực dân phong
kiến với bao chuyện thối nát nh chuyện những quan lại lớn nhỏ được bọn thống trị thực dân cất nhắc lên từ mọi nguồn bẩn thỉu để làm tay sai thu thuế, đốc phu, bắt lính cho chúng. Đối với quan trên, bọn chúng ra sức luồn cúi, quỵ luỵ hầu hạ còn đối với dân đen, chúng hống hách ra oai, bóp nặn ức hiếp không từ một thủ đoạn bất nhân nào. Chuyện những địa chủ hoặc tư sản bỏ ra hàng nghìn hàng vạn để mua một cái phẩm hàm, một chức nghị viên thì chẳng tiếc nhưng lại tính toán từng xu với người cấy rẽ, làm thuê, so kè với người dân khốn khó vay nợ, đợ con. Chuyện những công chức làm việc cho Tây phải cúi đầu bưng tai nuốt nhục vì sợ mất việc làm… Đó là những chuyện có thật hàng ngày, hàng giờ xảy ra trước mắt. Những nét cơ bản nhất điển hình nhất đã được ông nắm bắt và phản ảnh sâu sắc. Những chuyện Êy thể hiện bản chất, quy luật của chế độ phong kiến thực dân chuyên sống bằng áp bức cướp đoạt và gian trá. Nguyễn Công Hoan đã dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu vạch toang sự thật đen tối của chế độ tàn nhẫn và mục nát với bao vô đạo, bất nhân. Tiếng cười của nhà văn có sức công phá mạnh mẽ và trong đó Èn chứa bao cay đắng chua chát trước cuộc đời.
Truyện Thằng ăn cắp tác giả mô tả một thằng bé bị mọi người đuổi bắt và đánh đập dã man chỉ vì đói quá phải ăn quịt hai xu bún riêu rồi bỏ chạy. Từ một nguyên nhân nhỏ nhặt tầm thường đã dẫn đÕn hậu quả to tát. Chợ búa hỗn loạn “Bọn bán hàng nhốn nháo chạy tứ tung. Quang gánh vướng. Người ngã. Hàng đổ. Bát vỡ…” và thằng bé nghèo đói bị hàng chục rồi hàng trăm người đuổi theo với những tin đồn khủng khiếp và những trận đòn khủng khiếp :
“Mười ba, mười bốn tuổi đầu mà đã dám lần lưng lấy của người ta năm đồng bạc, rồi lại đánh người ta.
Nó đau quá nằm sóng soài không nói được nữa. Hai mắt lừ đừ khốn nạn
nh con chó bị trói giật bốn cẳng ra sau lưng…Họ lại thụi. Họ lại uỵch. Họ lại đá lại tát không tiếc tay, rồi lại hô:
- Đánh chết nó đi!
Nó cũng gần chết thực” (23- I; 187).
Với cách miêu tả Êy, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã ca ngợi “Tả chân đến thế thì tuyệt khéo. Đặc kiểu Guy de Maupassant” (24; 65).
Khai thác sâu những mâu thuẫn xã hội với những tình huống điển hình, Nguyễn Công Hoan còn thể hiện thành công loại mâu thuẫn giữa mục đích và hành động, giữa nguyên nhân và kết quả ở nhiều truyện khác như
Bữa no đòn, Thế cho nó chừa, Nỗi lòng ai tỏ, Cái lò gạch bí mật, Lại truyện con mèo…Mỗi tác phẩm đều in đậm tài năng tác giả với phong cách riêng
hết sức độc đáo.