Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc liên quan đến FP

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 72)

8 Indochina Capital Indochina Land

3.1.1-Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc liên quan đến FP

Bối cảnh quốc tế

Vào những năm đầu thập kỷ 90 chứng kiến sự gia tăng mạnh của dòng vốn FPI vào các thị trường mới nổi. Đặc biệt là khi lãi suất quốc tế ở mức thấp hơn so với lãi suất ở các thị trường mới nổi hay nói cách khác là giữa nước tiếp nhận FPI với thị trường quốc tế có một sự chênh lệch về lãi suất lớn, điều này sẽ góp phần quan trọng làm cho các luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chảy vào các thị trường mới nổi;

Những thị trường mới nổi có thể đem lại cho các nhà đầu tư nước ngoài những khoản lợi nhuận cao cùng với cơ sở hạ tầng của thị trường được cải thiện sẽ càng khuyến khích họ đầu tư nhiều hơn vào các thị trường này nhờ đó họ có thể linh họa t trong chiến lược kinh doanh, đa dạng hóa các danh mục đầu tư ở các thị trường này. Đồng thời, theo các nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế cũng cho thấy, những nước nào có nguồn FPI vào nhiều thì có thi trường chứng khoán năng động, hoạt động hiệu quả hơn so với các nước thiếu vắng nguồn vốn dạng này.

Đặc biệt, xu thế giảm lãi suất toàn cầu vào đầu thập kỷ 90 đã góp phần không nhỏ vào việc đẩy luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào các nền kinh tế mới nổi bằng 2 con đường:

Thứ nhất, cùng với tình trạng suy thoái kinh tế ở các nước công nghiệp phát triển như: Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu, việc lãi suất trên thế giới giảm xuống đã giúp cho các thị trường mới nổi trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, các nền kinh tế mới nổi lại đang thành công trong việc cải thiện khả năng trả nợ và giảm bớt rủi ro vỡ nợ.

Tuy nhiên, vào năm 1994, khi lãi suất thế giới lại tăng trở lại, đồng thời cuộc khủng hoảng kinh tế của Mexico năm 1994, một trong những thị trường mới nổi tiềm năng, luồng vốn đầu tư dạng FPI đã không hề giảm mà còn tiếp tục đổ vào nền kinh tế mới nổi nhiều hơn. Vậy thì rõ ràng không chỉ có những nguyên nhân bên ngoài trên làm cho luồng vốn FPI đổ vào các nền kinh tế mới nổi. Có 2 lý do để giải thích hiện tượng thú vị này:

Thứ nhất là các chi phí giao dịch giảm xuống, cạnh tranh mạnh hơn và chi phí tăng giao dịch trên các thị trường nội địa tăng lên, dẫn tới các công ty ở các nước công nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài để kiếm lời hơn.

Thứ hai là sự phát triển trong cơ cấu tài chính của các nước công nghiệp, sự gia tăng của luồng vốn đầu tư FPI vào các nền kinh tế mới nổi đều nhờ sự gia tăng của các nhà đầu tư có tổ chức. Các nhà đầu tư này đã nhìn thấy và sẵn sàng đầu tư vào các nền kinh tế mới nổi, vốn có tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng dài hạn cao hơn và với mục tiêu là mở rộng danh mục đầu tư. Sở dĩ những nền kinh tế này có tỷ suất ssinh lời kỳ vọng dài hạn tăng là nhờ

kết quả của chương trình cải cách cơ cấu và chương trình bình ổn kinh tế trong giai đoạn trước của những nước này.

Bối cảnh trong nước.

Không thể phủ nhận vai trò của FPI đối với nên kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nước ta hiện nay cán cân thanh toán vẫn nghiêng về nhập khẩu.

Thâm hụt thương mại của Việt Nam năm 2007 ước chừng 12 tỷ USD, tức là khoảng 16% GDP. Để trang trải mức thâm hụt như vậy, chỉ FDI (vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp) và ODA (vốn viện trợ phát triển) không thể đáp ứng nổi, vai trò của vốn gián tiếp và kiều hối ước khoảng 12 – 14 tỷ USD trong năm 2007 là rất quan trọng.

Một vai trò nữa của vốn đầu tư gián tiếp cần nhìn nhận là các tác động tới dự trữ ngoại hối. Hiện dự trữ ngoại hối của Việt Nam thuộc loại thấp nhất khu vực. Dự trữ ngoại hối đóng vai trò giảm sốc, giúp nền kinh tế chống đỡ được những cú sốc trong thương mại quốc tế như giá hàng nhập khẩu giảm (hay giá hàng nhập khẩu tăng), mất thị trường xuất khẩu hay những biến động trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, dự trữ ngoài hối còn giúp điều hòa những biến động của các dòng lưu chuyển vốn. Điều này đặc biệt quan trọng trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam bị thâm hụt thương mại. Ước tính thâm hụt thương mại của Việt Nam trong năm 2009 (2008) đạt mức 17 tỷ USD. Nếu nhập khẩu được thực hiện theo đúng kế hoạch, nhưng các dòng vốn nước ngoài lại suy giảm thì quản lý vĩ mô sẽ trở nên hết sức khó khăn.

Chính vì vậy, Việt Nam cần phải có những đối sách và biện pháp nhằm thu hút được luồng vốn FPI phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế trong điều kiện toàn cầu và trong nước hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 72)