Tạo môi trƣờng thuận lợi cho đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 104)

- Các nước được xem là thành công trong việc áp dụng các biện pháp điều tiết sự đi chuyển vốn FPI, trong đó phải kể đến những nước như:

3.4.1.2-Tạo môi trƣờng thuận lợi cho đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoà

b/ Chủ động phòng tránh những mặt trái của luồng vốn FPI và quản lý luồng vốn này

3.4.1.2-Tạo môi trƣờng thuận lợi cho đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoà

Quốc hội đã thông qua luật đầu tư, Luật doanh nghiệp năm 2005 (có hiệu lực từ 01/7/2006) và Luật Chứng khoán năm 2006 (có hiệu lực từ 01/01/2007). Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng cho việc tạo ra môi trường pháp lý đồng bộ và hoàn chỉnh cho hoạt động đầu tư của nền kinh tế nói chung và cho hoạt động đầu tư gián tiếp qua thị trường chứng khoán nói riêng. Vấn đề còn lại là Chính phủ và các cơ quan quản lý cần nhanh chóng hướng dẫn và đưa vào vận hành hệ thống quản lý cho phù hợp, tạo môi trường thông thoáng, minh bạch, đảm bảo sự công bằng của thị trường và các lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư.

(ii) Tập trung phát triển quy mô của TTCK, tạo cơ hội mở rộng và đa dang khả năng tham gia đầu tư của các chủ thể vào TTCK; từ đó, thu hút các dòng vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài tham gia vào TTCK Việt Nam.

Giải pháp cho vấn đề này là tiếp tục đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả các Tổng công ty nhà nước), gắn cổ phần hóa với niêm yết, giao dịch trên TTCK; phát triển cả về quy mô và chất lượng hoạt động của các định chế trung gian trên thị trường, tập trung phát triển mạnh các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp; phát triển hạ tầng cho phù hợp với quy mô và yêu cầu quản lý thị trường....

(iii) Cải thiện tính minh bạch trên thị trường giúp cho các hoạt động đầu tư của các chủ thể và hoạt động quản lý các nguồn vốn có hiệu quả hơn

Hệ thống kế toán và công bố thông tin hoàn thiện hơn sẽ giúp các nhà ĐTNN đầu tư tốt hơn từ đó giảm thiểu được những ảnh hưởng “tâm lý bầy đàn”.

Các quy định và quy chế chuẩn hóa sẽ giúp hệ thống tài chính hiệu quả hơn, đặc biệt là khả năng chịu đựng các cú sốc từ bên ngoài.

(iv) Phát triển hệ thống các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Đối với nhà đầu tư trong nước, UBCKNN cần nâng cấp hệ thống đào tạo chứng khoán nhằm trang bị cho các nhà đầu tư trong nước những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về chứng khoán và TTCK, từ đó giúp các nhà đầu tư chủ động hơn trong việc ra quyết định đầu tư, tránh được tình trạng đầu tư theo phong trào như hiện nay gây bất ổn cho thị trường. Khuyến khích sự tham gia của các định chế đầu tư chuyên nghiệp như ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư. Mặt khác, cần có chính sách thu hút nhà ĐTNN trực tiếp tham gia vào TTCK Việt Nam. Hiện nay, việc tham gia trực tiếp của nhà ĐTNN vào TTCK Việt Nam còn rất hạn chế do quy mô thị trường còn quá nhỏ bé và tiềm ẩn nhiều rủi ro, họ chủ yếu tham gia một cách gián tiếp thông qua việc ủy thác cho các quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 104)