Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 78)

- Các nước được xem là thành công trong việc áp dụng các biện pháp điều tiết sự đi chuyển vốn FPI, trong đó phải kể đến những nước như:

3.1.2.2- Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

- Sự di chuyển mạnh mẽ của dòng vốn tư nhân nước ngoài dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa tài chính cũng như liên kết kinh tế quốc tế cộng với bản chất dễ biến động, dễ bị đảo ngược và ngắn hạn của vốn FPI đã khiến cho việc điều tiết trở nên vô cùng cần thiết. Bởi vì, sự điều tiết này sẽ góp phần làm ổn định tiền tệ và tài chính, đảm bảo tính độc lập của các chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô, thúc đẩy đầu tư dài hạn và củng cố cán cân thanh toán, mặc dù sự điều tiết đó có thể đưa lại một số chi phí nhất định như: tham nhũng, tệ quan liêu...

- Để có thể thực hiện thành công quá trình điều tiết, nước tiếp nhận đầu tư cần có môi trường chính sách cũng như các nên tảng kinh tế vững mạnh. Những điếu đó bao gồm: tỷ lệ nợ thấp, mức lạm phát vừa phải, cán cân thanh toán vãng lai và ngân sách ổn định, chính sách tỷ giá hối đoái nhất quán, Chính phủ có năng lực để hoạch định và thực hiện các chính sách cũng như có một mức độ độc lạp chính trị nhất đinh trong việc kiểm soát khu vực tài chính.

- Có mối quan hệ nhân quả giữa các nền tảng kinh tế cơ bản vững chắc với việc điều tiết sự di chuyển của dòng vốn tư nhân nước ngoài, đặc biệt là vốn gián tiếp. Các nền tảng kinh tế cơ bản vững chắc sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện thành công sự điều tiết bởi vì chúng giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực của điều tiết (tham nhũng, quan liêu...). Mặt khác, điều tiết lại giúp củng ố các nền tảng kinh tế cơ bản thông qua việc điều tiết thận trọng và thiết lập các cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động của thị trường tài chính. Những nhân tố tác động tới quá trình điều tiết của chính phủ bao gồm: chính sách chống lạm phát của chính phủ, mức độ mor cửa thương mại của nền kinh tế, khả năng đảo ngược của cải cách thương mại, trạng thái của tài chính quốc gia (bao gồm mức thâm hụt ngân sách, tỷ lệ nợ nội địa và nước ngoài/GDP), mức độ thanh khoản của thị trường trái phiếu nội địa, sự vững mạnh của hệ thống ngân hàng nội địa và mức độ cạnh trang của các thể chế tài chính, mức độ linh hoạt của chính sách tài chính, chất lượng của hệ thống giám sát và điều tiết thận trọng đối với các công ty tài chính và hoạt động của các thị trường tài chính, quan niệm của thị trường về những cam kết dài hạn đối với điều tiết và chính sách cải cách.

- Điều tiết sự di chuyển vốn FPI sẽ được thực hiện tốt khi chúng phù hợp với mục tiêu chung của các chính sách kinh tế và tốt nhất khi chúng là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển quố gia. Điều này không đồng nghĩa với việc kiểm soát hoàn toàn của chính phủ đối với nền kinh tế mà là sự kết hợp giữa tự do và điều tiết.

- Không có một hình thức điều tiết sự di chuyển của dòng vốn FPI duy nhất nào có thể phù hợp cho tất cả các nền kinh tế. Bởi vì, năng lực và quyền lực các chính phủ không giống nhau, đặc biệt, môi trường cũng như hệ thống tài

chính giữa các nền kinh tế cũng khác nhau. Cụ thể, có những nước đang duy trì sự kiểm soát vốn lại dần dần chuyển sang tự do hóa nhưng có những nước đang thực hiện tự do hóa lại có thể tiến hàng việc kiểm soát vốn có chọn lọc. Do đó, tùy vào điều kiện bối cảnh kinh tế của mỗi nước để có thể đưa ra những đối sách cho hợp lý dựa trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế và bối cảnh quốc tế. Thực tế cho thấy, các nền kinh tế đang phát triển giống như Việt Nam cần phải rất thận trọng trong việc áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn cũng như các biện pháp nơis lỏng kiểm soát vốn bởi vì một khi tự do hóa tài khoản vốn hoàn toàn thì việc thiết lập một hình thức điều tiết bài đó có thể sẽ khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài hiểu nhậm như là một sự xóa bỏ tự do hóa với những hành vi gây bất ổn đinh mạnh cho thị trường tài chính (như rút vốn ồ ạt chẳng hạn).

- Các chính sách điều tiết sự di chuyển của dòng vốn FPI cần phải được sự dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo, cụ thể là:

 Đối với chính sách tỷ giá hối đoái: Nếu nước nhập khẩu vốn FPI muốn theo đuổi chế độ tỷ giá danh nghĩa cố định và không muốn để đồng nội địa lên giá thực tế, chính sách tài chính thắt chặt cần phải được thực hiện. Đây là phương pháp đáng tin cậy nhất nhằm giảm tổng cầu, kiểm soát lạm phát và hạn chế sự xấu đi của tài khoản vãng lai. Biện pháp trung hòa có thể được sử dụng để bổ sung cho biện pháp kể trên nhưng chỉ trong ngắn hạn. Nếu nước nhập khẩu vốn theo đuổi chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết hoặc tỷ giá với biên độ giao động thay đổi, thì sự độc lập của chính sách sẽ cao hơn. Bởi vì sự gia tăng giá danh nghĩa của đồng tiền nội đia sẽ làm giảm nhu cầu về tài sản cũng như tổng cầu nội địa và lạm phát.

 Đối với chính sách trung hòa. Chính sách này khiến cho lãi suất nội địa cao hơn lãi suất quốc tế và điều này lại tiếp tục khuyến khích dòng vốn này chảy vào trong nước. Tuy vậy, biện pháp trung hòa là công cụ chính sách có giá trị trong thời kỳ đầu khi dòng vốn đổ vào ở mức vừa phải vì nó giúp trung hòa sự mở rộng của tín dụng nội địa. Ngoài ra, nếu chính sách trung hòa được thực hiện bằng cách tăng dự trữ bắt buộc chứ không phải thông qua nghiệp vụ thị trường mở, nước tiếp nhận vốn có thể hạn chế được chi phí can thiệp trong một thời gian ngắn (thông qua việc đánh thuế hệ thống ngân hàng nội địa). Tuy nhiên, trong điều kiện tự do di chuyển vốn, biện pháp trung hòa sẽ trở nên quá tốn kém đặc biệt nếu duy trì trong một thời gian dài.

 Đối với chính sách điều tiết và giám sát thận trọng hệ thống tài khoản nội địa. Điều tiết thận trọng đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong việc điều tiết sự di chuyển vốn FPI. Điều tiết giúp củng cố hệ thống tài chính nội địa, tăng cường tính minh bạch và khả năng phản ứng lại với các cú sốc bên trong cũng như bên ngoài cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh của hệ thống. Việc đánh giá thận trọng rủi ro tín dụng và sự sai lệch thời hạn cũng như tiền tệ sẽ giúp ngân hàng tránh được tình trạng dễ bị tổn thương. Tương tư như vậy, tính công khai và việc áp dụng những chuẩn mực kế toán quốc tế đóng vai trò quan trọng đối với việc đánh giá rủi ro hệ thống ngân hàng lẫn thị trường chứng khoán.

 Đối với chính sách kiểm soát vốn. Các biện pháp kiểm soát vốn cần được sử dụng một cách linh hoạt tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể. Mặc dù có những tác dụng phụ nhưng việc sử dụng chính sách này cho phép nước nhập khẩu vốn có được một không gian và thời gian nhất định để thực hiện các cải

cách kinh tế cần thiết hoặc tạm thời phòng tránh hay giảm thiểu mức độ trầm trọng của khủng hoảng tài chính. Chính sách này có thể được thực hiện trong quá trình xảy ra khủng hoảng tài chính (như ở Malaysia). Chính sách này còn có thể được sử dụng để hạn chế dòng vốn vào (như ở Chi lê) hoặc hạn chế dòng vốn ra (như ở Malaysia).

Bài học về quản lý vĩ mô.

Thứ nhất, việc kết hợp các chính sách một cách hợp lý sẽ giúp giám sát cả khối lượng và các cấu phần của luồng vốn vào và ra, trong đó khâu quản lý luồng vốn vào là quan trọng nhất. Nếu luồng vốn vào vượt quá mức cân bằng cần thiết thì những quốc gia nhận vốn sẽ rất dễ bị tổn thương trước những cú sốc từ bên ngoài. Ngay cả khi tổng dòng vốn vào vẫn nằm trong mức cân bằng của cần thiết thì nó vẫn có thể có những thành phần bị ảnh hưởng (như khoản vay ngắn hạn và FPI), khi đó khả năng biến động và tình trạng rút vốn ồ ạt vẫn có thể ở mức cao. Trong việc huy động vốn các nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế, đặc biệt là các nguồn vốn nước ngoài, cần duy trì cân bằng hợp lý giữa vốn vay ngân hàng và vốn đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp. Cụ thể mô hình được khuyến nghị cho các nền kinh tế hiện nay là giảm bớt thị phần của ngân hàng và tăng cường phát triển cổ phiếu và trái phiếu để có thị phàn ngang bằng với vốn của ngân hàng. Riêng trong cơ cấu vốn nước ngoài cũng cần có tỷ lệ tương đương giữa vốn đầu tư và vốn vay, vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp.

Thứ hai, cần sử dụng một phương pháp kết hợp trong quản lý các dòng vốn vào và ra. Tại nhiều quốc gia, trách nhiệm giám sát FDI và FPI và các khoản vay ngân hàng thường do các cơ quan khác nhau thuộc chính phủ đảm nhiệm.

Nếu những cơ quan này không phối hợp tốt thì sẽ mất một phần đáng kể trong dòng vốn vào và ra và những nỗ lực của riêng một cơ quan sẽ trở nên vô nghĩa. Việc phối hợp các chính sách cũng cần phải được xem xét cả ở mức độ vi mô và vĩ mô. Ví dụ, những biện pháp cụ thể nhằm làm giảm luồng vốn vào ròng (như kiểm soát dòng vốn vào, thả nổi, luồng vốn ra, giảm vay nợ chính thức....) có thể sẽ hiệu quả hơn nếu được kết hợp với chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt cũng như chính sách nâng tỷ giá hối đoái danh nghĩa.

Thứ ba, cải thiện các quy định về tính minh bạch có thể giúp quản lý nguồn vốn hiệu quả hơn. Hệ thống kế toán và công bố thông tin hoàn thiện hơn sẽ giúp được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tốt hơn và từ đó giảm thiểu được những ảnh hưởng tâm lý bầy đàn. Các quy định và quy chế chuẩn hóa hơn sẽ giúp hệ thống tài chính hiệu quả hơn, đặc biệt là đối với ngân hàng và khả năng chịu đựng được cú sốc từ bên ngoài của ngân hàng đó.

Thứ tư, mặc dù tự do hoá và giảm quản lý là cần thiết để một quốc gia gia nhập thị trường thế giới nhưng nhất thiết phải chuẩn bị đủ cacs điều kiện trước khi tiến hành tự do hoá.

Thứ năm, cần xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia để giải quyết các vấn đề và để xây dựng một cơ chế hiệu quả để quản lý các dòng vốn theo nguyên tắc cùng có lợi. Cần phải tăng cường sự phối hợp quản lý các hoạt động liên quốc gia và liên thị trường, đặc biệt là trong việc giám sát mức độ công khai của các hoạt động giao dịch xuyên quốc gia. Trong mỗi nước cũng cần phải có sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý và các ngành khác nhau, với nguyên tắc ưu tiên hàng đầu là đảm bảo toàn bộ hệ thống tài chính quốc gia. Các điều tra cho thấy ở một số nước việc phối hợp chính sách ngân hàng và chứng khoán gặp

nhiều khó khăn, và đôi khi làm trì hoãn hành động quản lý và làm cho việc thiết kế chính sách vội vàng. Hơn nữa, những khó khăn này sẽ làm tăng nguy cơ bất ổn định và sẽ có tác động tiêu cực lên thị trường. Cần phải tăng cường sự phối hợp quản lý trong việc giám sát mức độ công khai của các hoạt động liên quốc gia và liên thị trường, đặc biệt là trong việc giám sát mức độ công khai của các hoạt động giao dịch xuyên quốc gia. Trong mỗi nước cũng phải có hợp tác giữa các cơ quan quản lý của các ngành khác nhau, với nguyên tắc ưu tiên hàng đầu là đảm bảo toàn bộ hệ thống tài chính quốc gia.

Bài học về các biện pháp kiểm soát vốn

- Cần cân nhắc các chi phí phát sinh khi áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn. Các biện pháp này không thể thay thế cho ổn định kinh tế vĩ mô và cải cách hệ thống tài chính.

- Việc kiểm soát dòng vốn vào có khả năng thay đổi cơ cấu dòng vốn vào nhưng không có mấy tác dụng đối với điều chỉnh tỷ giá.

- Kiểm soát dòng vốn vào nên được áp dụng tạm thời trên phạm vi rộng. Một thời gian sau, hiệu quả kiểm soát sẽ bị giảm dần cho các đối tượng giao dịch sẽ tìm cách né tránh thông qua các công cụ khác.

- Việc áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn ra tức thời có thể có tác dụng ngăn chặn chảy máu vốn nhưng nhất thiết phải kèm theo các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và cải cách tài chính. Nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài.

- Các biện pháp kiểm soát cần được duy trì thường xuyên và được giám sát chặt chẽ, tránh trường hợp các cơ quan hoặc cơ quan có chức năng lợi dụng để gây khó dễ cho nhà đầu tư nhằm kiếm lợi ích cá nhân.

Bài học về vai trò của cơ quan quản lý trực tiếp.

Việc quản lý chu chuyển vốn hàm chứa các vấn đề lý luận và thực tế trong quản lý tổ chức trung gian của các Tổ chức quản lý tuyến đầu như các Sở giao dịch và các tổ chức thị trường khác. Trong môi trường quản lý của các nước châu Á, cuộc khủng hoảng đã chỉ ra rằng các sở giao dịch đã không chỉ kém hiệu quả trong việc giám sát và cưỡng chế thi hành pháp luật mà còn thiếu các hành động chủ động chống lại hành vi vi phạm của các thành viên. Sự suy sụp bất ngờ và nghiêm trọng của các trung gian trên thị trường chứng tỏ các cơ chế hoạt động hiện tại của các Sở giao dịch chưa đủ để giám sát tình hình tài chính của các thành viên.

Do phương pháp thi hành luật lệ không thích hợp, một số sở giao dịch không đảm bảo được các thành viên tuân thủ các quy định về các vấn đề cốt lõi như bảo vệ tài sản khách hàng, tránh rủi ro tập trung vào một khách hàng và giới hạn chứng khoán. Trong lĩnh vực công bố thông tin công ty, những sở giao dịch không đủ khả năng đánh giá chất lượng, mức độ đầy đủ và trung thực của thông tin.

Các tổ chức quản lý tuyến đầu có thể đóng góp vai trò quản lý trong việc đạt được các mục tiêu quản lý chứng khoán. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh thị trường đang căng thẳng, việc thiết lập cơ chế trao chức năng quản lý cho các tổ chức tự quản là không thích hợp. Điều quan trọng là khuyến khích họ có những biệ pháp chủ động cùng với các cơ quan quản lý Nhà nước, và trong một số

trường hợp các cơ quan quản lý phải trực tiếp tham dự vào các hoạt động của sở giao dịch và công ty thanh toán bù trừ.

Các cơ quan quản lý chứng khoán phải cân nhắc phương pháp để có được vị trí kiểm soát và quản lý được các nguyên nhân gây rủi ro hệ thống cho thị trường mình. Đặc biệt phải có cách đối phó chủ động và có phương pháp. Cụ thể có các vấn đề sau:

- Thứ nhất là việc xây dựng và thi hành các biện pháp quản lý dòng luân chuyển vốn, đặc biệt là vốn đầu tư gián tiếp, để có sự hợp tác và phối hợp với các cơ quan quản lý tại nước ngoài. Các cơ quan quản lý tài chính phải thiết lập lực lượng đặc nhiệm liên ngành hoặc trong ngành mình để thanh tra các định chế tài chính. Như vậy các nhà quản lý chứng khoán sẽ muốn có thoả thuận chính thức để kiểm soát dòng luân

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 78)