b/ sự phát triển của các thể chế tài chính trong nước (đặc biệt là TTCK)
1.2.3.1 Sử dung các biện pháp kiểm soát vốn (Capital controls)
Kiểm soát vốn là những biện pháp điều tiết khối lượng, cơ cấu hoắc địa điểm đầu tư nước ngoài. Kiểm soát vốn có thể được thực hiện nhằm kiểm soát dòng vốn ra/vào, cụ thể như sau:
- Các biện pháp kiểm soát trực tiếp hoặc hành chính: Hạn chế những giao dịch vốn và các khoản thanh toán và chuyển khoản thông qua các quyết định cấm, hạn chế định lượng công khai và các thủ tục phê duyệt. Trên TTCK, các nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế đầu tư và giao dịch trong
những tỷ lệ nhất định. Ngoai tệ chỉ được chuyển trong phạm vi quy định về quản lý ngoại hối. Hoặc các yêu cầu báo váo về về các giao dịch đặc biệt. Các biện pháp này nhằm tác động đến một số giao dịch tài chính qua biên giới. Các cơ quan Nhà nước được giao trách nhiệm thực hiện các biện pháp này.
- Các biện pháp giám tiếp hoặc dựa trên thị trường: nhằm ngăn cản chuyển động của vốn và các giao dịch có liên quan bằng cách làm cho chúng có chi phí cao hơn. Có nhiều hình thức khác nhau từ chế độ đa tỷ giá, đánh thuế công khai hoặc ngầm đối với các giao dịch tài chính qua biên giới (như thuế Tobin) và các biện pháp khác tác động đến giá cả và quy mô của giao dịch.
(1) Biện pháp thứ nhất
(i) Sử dụng các biện pháp cấp giấy phép đối với các loại hình đầu tư khác nhau từ đầu tư trực tiếp cho tới đầu tư gián tiếp;
(ii) Quy định mức trần đối với tỷ lệ cổ phần nước ngoài trong các công ty trong nước;
(iii) Việc phát hành cổ phiếu quốc tế phải được chính phủ cho phép;
(iv) Có sự phân biệt đối xử giữa các công ty trong nước với công ty nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định;
(v) Đánh thuế đối với luồng vốn vào;
Việc đánh thuế có thể đánh thuế công khai dòng vốn qua biên giới, qui định các loại thuế, phí đối với giao dịch tài chính đối ngoại, thuê thu nhập đối với người dân có tài sản ở nước ngoài hay người nước ngoài có tài sản tại nước
sở tại nhằm tăng chi phí của các khoản đầu tư. Thuế suất được áp dụng theo nhiều mức và trong những thời kỳ khác nhau. Hình thức này chỉ có tác dụng nếu có quy định phân biệt tài sản và chủ sở hữu trong và ngoài nước.
Đánh thuế gián tiếp với dòng vốn qua biên giới dưới dạng yêu cầu ký cược hay dự trữ bắt buộc không có lãi (URR). Theo hệ thống này, các tổ chức tài chính giao dịch bằng tài khoản riêng phải gửi vào nhân hàng Trung ương một khoản dự trữ bắt buộc không có lãi, khối lượng dữ trữ phụ thuộc vào dòng vốn lưu chuyển, lượng ngoại tệ ròng hiện nắm giữ và tần suất giao dịch vốn.
(2) Biện pháp thứ hai, áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế việc các ngân hàng vay nợ nƣớc ngoài:
(i) Quy định mức dự trữ đặc biệt, cấm các ngân hàng trả lãi tiền gửi cho những người không cư trú. Thậm chí còn yêu cầu những người này trả hoa hồng cho việc gửi tiền;
(ii) Quy định các công ty phải gửi tiền mặt vào tài khoản của ngân hàng TW theo tỷ lệ số tiền vay của nước ngoài.
(3) Biện pháp thứ ba, áp dung các biện pháp nhằm hạn chế ngƣời nƣớc ngoài rút vốn nhƣ:
(i) Quy định phải sau một thời gian nhất định mới được rút vốn;
(ii) Phân kỳ rút vốn sao cho phù hợp với lượng dự trữ ngoài tệ và với mục tiêu duy trì sự ổn định của thị trường tiền tệ trong nước;
(iii) Hạn chế việc sở hữu chứng khoán nước ngoài;
(iv) Sử dụng chế độ đa tỷ giá: dùng để ngăn chặn việc vay vốn của các nhà đầu cơ, không tác động đến vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
Mặc dù những biện pháp trên đây cũng có thể đem lại những hiệu quả trong việc kiểm soát dòng vốn ra/vào nhưng việc sử dụng nó cũng cần phải hết sức cẩn thận vì nó cũng có thể đem lại những ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế như: chợ đen, tệ nạn quan liêu, tham nhũng.... Tuy vậy, không phải chúng ta sợ những ảnh hưởng tiêu cực của nó mà không sử dụng nó vì nếu sử dụng đúng lúc, đúng chỗ thì những biện pháp này sẽ giúp cho việc ngăn chặn sự di chuyển quá mức của dòng vốn đầu tư ngắn hạn mà không cản trở đến những dòng vốn đầu tư dài hạn đổ vào nền kinh tế, ví dụ như FDI.