Mục tiêu và nguyên tắc quản lý vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài thông qua TTCK

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 32)

b/ sự phát triển của các thể chế tài chính trong nước (đặc biệt là TTCK)

1.2.2 Mục tiêu và nguyên tắc quản lý vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài thông qua TTCK

thông qua TTCK

- Việc thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài thông qua TTCK phải luông bám sát với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và định hướng phát triển của TTCK, góp phần tăng cường nguồn vốn đầu tư để bổ sung cho các nguồn khác đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của toàn xã hội. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, nguồn FPI phải trở thành một bộ phận không thể tách

rời trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam và có sự gắn kết chặt chẽ với nguồn đầu tư FDI.

- Nguồn FPI phải được hướng vào một số ngành nghề ưu tiên theo định hướng của Chính phủ. Ngoài những ngành nghề trong lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp nhẹ... đầu tư FPI cần được mở rộng sang những ngành nghề mới có tính đột phá, sử dụng khoa học công nghệ hiện đại...nhằm đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế.

- Chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua TTCK phải từng bước hướng tới thông lệ quốc tế, đảm bảo tính hiệu quả và tạo tiền đề để hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.

- Thu hút vốn phải đi đôi với quản lý vốn. Bài học khủng hoảng của các nước trong khu vực cho thấy việc quản lý để đảm bảo được quy mô nguồn vốn vào cơ cấu nguồn vốn ra là hết sức quan trọng và nếu không có chính sách thích hợp thì đến một lúc nào đó việc chu chuyển vốn qua biên giới sẽ trở thành nguyên nhân gây khủng hoảng tài chính. Nguồn vốn vào phải phục vụ cho các mục đích phát triển và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến việc huy động nguồn vốn trong nước, tác động đến tỷ giá, và phải đảm bảo có cơ cấu hợp lý trong tương quan với các nguồn khác như vậy thương mại và FDI. Đồng thời, bên cạnh việc thu hút phải đặc biệt chú trọng đến các biện pháp đối phó với khả năng chuyển vốn ra nhanh và đột ngột của các nhà đầu tư nước ngoài. Khi tình hình trong nước gặp khó khăn, các nhà lập chính sách chủ động trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, giảm tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn và chủ động trong việc giám sát các dòng vốn một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 32)