Định hƣớng thu hút và quản lý FPI vào Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 87)

- Các nước được xem là thành công trong việc áp dụng các biện pháp điều tiết sự đi chuyển vốn FPI, trong đó phải kể đến những nước như:

3.2.1- Định hƣớng thu hút và quản lý FPI vào Việt Nam trong thời gian tớ

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2006 - 2010, nhu cầu vốn đầu tư của Việt Nam cần khoảng 140-150 tỷ USD, trong đó 35% là nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, chủ yếu là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI, nguồn kiều hối và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Đối với nền kinh tế Việt Nam, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng ngày càng tăng kể từ năm 1992 đến nay, nhưng chủ yếu dưới hình thức đầu tư nước ngoài và nguồn tài trợ ODA. Đầu tư gián tiếp dường như chỉ tăng mạnh từ cuối năm 2005 và đầu năm 2006 đến nay.

Hiện nay, nguồn vốn FDI đổ vào TTCK Việt Nam đang trong quá trình phát triển nhanh và bền vững. Thêm vào đó, các khoản lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài thu được thông qua TTCK ngày càng tăng cũng là động lực thúc đẩy luồng vốn tăng mạnh thông qua TTCK. Ngoài tính hấp dẫn của một thị trường mới nổi, chính sách tương đối cởi mở cũng như không có ràng buộc trong cơ chế đang tạo thuận lợi cho các dòng vốn trên thế giới chuyển hướng vào TTCK Việt Nam.

Khu vực tiềm năng để thu hút luồng vốn FPI là khu vực DNNN cổ phần hoá. Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới phát triển DN, tính đến nay, tổng số DNNN được sắp xếp là 5.366 DN, trong đó sắp xếp theo hình thức cổ phần hoá được 3.756 DN, đặc biệt đã CPH được một số DNNN có quy mô lớn. Năm 2007, tổng vốn NN ở DN CPH là 29.766 tỷ đồng, bằng 42% vốn NN của các DN CPH. Số lượng các DN được CPH đã tạo một khối lượng hàng hoá rất lớn, có chất lượng cho thị trường chứng khoán, tác động mạnh đến sự phát triển của thị trường vốn, đồng thời tăng cường sự kiểm soát của xã hội đối hoạt động của doanh nghiệp.

Sự hiện diện của các nhà đầu tư có tổ chức và đặc biệt là các quỹ đầu tư sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của cả thị trường. Có thể thấy rằng mối quan tâm của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam sẽ còn rất lớn, với tiềm lực vốn khổng lồ có thể giải ngân ngay trong thời gian ngắn, trước bối cảnh một loạt các doanh nghiệp nhà nước chủ chốt sẽ được cổ phần hóa từ nay đến năm 2010, hứa hẹn nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn. Sự góp mặt của các nhà đầu tư có tổ chức không chỉ góp phần tăng cầu và tính thanh khoản cho thị trường, mà quan trọng hơn là các tổ chức này sẽ định hướng và xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp. Bằng cách này sẽ giảm thiểu những giao động “phi thị trường” tạo ra bởi những giao dịch mang tính đầu cơ, tăng tính ổn định cho thị trường. Với vai trò là các cổ đông có kinh nghiệm, các nhà đầu tư tổ chức còn góp phần cải thiện thực tiễn quản trị công ty tại các công ty niêm yết, ảnh hưởng tích cực tới lợi nhuận kinh doanh của công ty. Việc gây dựng, tạo cơ sở phát triển các nhà đầu tư có tổ chức sẽ là mục tiêu cơ bản để phát triển thị trường của Việt Nam trong thời gian tới. Một trong những yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất để thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài là tình hình kinh

tế chính trị của nước tiếp cận vốn. HIển nhiên là một nền kinh tế có tốc độ cao và ổn định sẽ được giới đầu tư nước ngoài chú ý nhiều hơn là các nền kinh tế khác. Bởi vì một nền kinh tế phát triển cao cho phép các nhà đầu tư có nhiều cơ hội đạt được tỷ suất sinh lợi cao trên tổng vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 87)