2.1 THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƢ GIÁN TIẾP NƢỚC NGOÀI THÔNG QUA TTCK Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 43)

b/ sự phát triển của các thể chế tài chính trong nước (đặc biệt là TTCK)

2.1 THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƢ GIÁN TIẾP NƢỚC NGOÀI THÔNG QUA TTCK Ở VIỆT NAM

QUA TTCK Ở VIỆT NAM

Khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới và mở cửa ra bên ngoài và nhất là khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài thì đầu tư gián tiếp nước ngoài đã xuất hiện tại Việt Nam chủ yếu dưới dạng quỹ đầu tư nước ngoài.

Giai đoạn 1988-1997 là thời kỳ mở đầu cho dòng vốn FPI vào Việt Nam, trong giai đoạn này ở Việt Nam có 7 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập với tổng số vốn được huy động khoảng 700 triệu USD. Các quỹ này đều do công ty quản lý quỹ nước ngoài quản lý và những lĩnh vực được quan tâm là bất động sản, dệt may, ngân hàng, xi măng và sản xuất thép. Nhìn chung, trong giai đoạn này, hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng Châu Á và do thiếu khuôn khổ pháp lý. Do đó, đến cuối năm 1997, hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoài bị thu hẹp và thậm chí có cả quỹ đã phải rút về nước.

Trong giai đoạn 1998-2002 là thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á khiến cho cả dòng vốn đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào châu Á bị chững lại và Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng chung của xu hướng này. Trong 7 quỹ đầu tư nước ngoài thì có tới 5

quỹ phải rút khỏi Việt Nam. Quỹ còn lại thu hẹp đến trên 90% quy mô hoạt động.

Luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài bắt đầu phục hồi bắt đầu từ năm 2003 trở lại đây. Với xu hướng tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, phát triển các định chế thị trường tài chính, trong đó việc lập sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh tháng 7 năm 2000 và thị trường chứng khoán Hà Nội tháng 3 năm 2005, đặc biệt là chủ trương và quyết tâm đẩy mạnh cổ phần hóa của Chính phủ, tạo hàng cho thị trường chứng khoán phát triển đã khơi thông luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.

Nếu tăng trưởng kinh tế diễn ra theo đúng kịch bản 6,5% thì trong năm 2009, Việt Nam vẫn tiếp tục là nền kinh tế thu hút nhiều quan tâm của cộng đồng kinh doanh và tài chính quốc tế. Có thể coi đây là thời điểm thuận lợi cho khoản 10 tỷ USD- đang nằm tại các quỹ đầu tư, giải ngân vào Việt Nam. Lượng vốn FPI này gần tương đương với vốn FDI đã thực hiện trong năm 2008. Ưu thế của dòng vốn này là có khả năng nhân lên trong thời gian ngắn và tiếp tục vận động trong nền kinh tế Việt Nam cho tới hết thời gian hoạt động của quỹ, thường từ 7 đến 10 năm. Khả năng xuất hiện tình trạng rút vốn hàng loạt (capital flight) như từng xảy với nhiều quốc gia Đông Á trong khủng hoảng 1997 hầu như không có với Việt Nam. Lý do căn bản là vì thị trường chứng khoán Việt Nam đã qua rất lâu thời kỳ đỉnh cao.

Bảng 2.1: Danh sách quỹ và công ty quản lý quỹ (Trƣớc tháng 7 năm 1995)

Công ty quản lý quỹ Quỹ Năm

thành

Quy mô

lập USD)

1. Vietnam Fund

Management Co.Ltd Vietnam Fund T10/1991 54.3

Chấm dứt hoạt động năm 2001 2. KV Management Pte Limited (Singapore) Vietnam Investment Fund 1992 90.0

Thu hẹp quy mô quỹ còn 5 triệu USD

3. Bachmann Fund Administration Limited

Beta Vietnam

Fund T9/1993 71.0

Thu hẹp quy mô quỹ còn 7 triệu USD

4. Frontier (Finansa) Vietnam Frontier

Fund T7/1994 67.0 Chấm dứt hoạt động năm 2004 5. Templeton Investment Management Pte.Ltd Templeton Vietnam Opportunities Fund T9/1994 117 Chấm dứt hoạt động năm 1997 và trở thành Asian Fund

6. Vietnam Vest Ltd Vietnam Lazard

Fund T12/1994 58.8 Chấm dứt hoạt động năm 1997 7. Dragon Capital Ltd Vietnam Enterprise Investment Fund T7/1995 35 Đang hoạt động

( Nguồn: Ủy ban chứng khoán Nhà nước năm 1995 )

Tới cuối năm 2006, đã có đến 4.673 DNNN được tái cơ cấu, trong đó có 3.298 doanh nghiệp được cổ phần hóa. Tuy đa số là những công ty có quy mô trung bình và nhỏ nhưng cũng bước đầu góp phần tạo hàng cho TTCK.

Bên cạnh đó, khối các doanh nghiệp tư nhân rất năng động và phát triển mạnh mẽ, đang trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế và cũng là nguồn cung có chất lượng của TTCK.

Cùng với các quy định của Chính phủ về tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được sửa đổi liên tục, theo đó, trước năm 2003, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép nắm giữ 20% cổ phiếu đang lưu hành của một số tổ chức phát hành thì vào năm 2003, số cổ phiếu mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm giữ được tăng lên 30% (Theo Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), ngang bằng với mức cổ phần nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm giữ theo các quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Ngoài ra, mức góp vốn của người nước ngoài trong công ty chứng khoán liên doanh hoặc quỹ quản lý đầu tư liên doanh được nâng lên mức 49%.

Tính đến tháng 6 năm 2006, Việt Nam có 19 quỹ đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 1.9 tỷ USD đang hoạt động ở Việt Nam.

Riêng trong năm 2007, tổng số quỹ đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam là trên 60, nguồn vốn FPI đầu tư vào thị trường chứng khoán ở Việt Nam ước tính lên đến 7 tỷ USD. UBCKNN cũng cấp phép hoạt động cho 17 công ty quản lý quỹ. Trong số này, nổi bật có Công ty liên doanh Quản lý quỹ đầu tư BIDV-Vietnam Partners với quỹ VIF có quy mô vốn tối đa 1.600 tỷ đồng và một loạt công ty thành lập vào nửa cuối năm 2007 với quy mô lớn: Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT (Vốn điều lệ lớn nhất thị trường – 110 tỷ đồng), Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (Vốn điều lệ - 30 tỷ đồng), Công ty TNHH Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á (Vốn điều lệ - 30 tỷ đồng), còn phải kể tới hoạt động của các công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam như Nomura

International (Hongkong), Blackhorse Asset Management Pte Ltd. (Singapore) hay Mirae Asset Máp Investment Management Co., Ltd. (Hàn Quốc).

Bảng 2.2: Danh sách các quỹ đầu tƣ nƣớc ngoài, công ty quản lý quỹ và quy mô hoạt động tại Việt Nam (Tháng 6 năm 2006)

TT Công ty quản lý quỹ Quỹ

Quy mô (Triệu

USD)

Loại

quỹ Niêm yết

1 Vinacapital Vietnam Opportunity Fund (VOF) 171.0 Đóng London (AIM) 2 Dragon Capital Ltd Vietnam Enterprise Investment Fund (VEIL) 109.1 Đóng Dublin (NCB)

3 Keppel Land Keppe Fund 100.0 N/A Tư nhân

4 International Data

Group (IDG)

IDG Ventures

Vietnam 100.0 Đóng Tư nhân

5 Dragon Capital Ltd Vietnam Growth

Fund (VGF) 100.0 Đóng Dublin

(NCB)

6 Prudential Vietnam Prudential Fund 318.4 N/A Tư nhân

7 Vinacapital VinaLand Fund 320.0 N/A London

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 43)