8 Indochina Capital Indochina Land
3.1.2.1- Bài học kinh nghiệm của nước ngoài trong quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua TTCK
tiếp nước ngoài thông qua TTCK
Kể từ đầu thập kỷ 90, dòng vốn FPI đã đổ mạnh vào nền kinh tế mới nổi dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau như: triển vọng tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tốc độ phát triển của TTCK, đặc biệt là trong tiến trình tự do hóa tài chính trên toàn cầu. Cùng với đặc tính khá nổi bật của FPI là bất ổn và nhạy cảm hơn các dòng vốn khác nên dòng vốn này thường phân bổ không đồng đều giữa các nền kinh tế mới nổi và đặc biệt là tỷ trọng của nó thường thấp hơn so với FDI.
Chính vì đặc tính bất ổn và dễ bị đảo chiều là một trong những nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ nên đã xuất hiện nhiều ý kiến trái ngược nhau về dòng vốn này. Có quan điểm ủng hộ tự do hóa di chuyển vốn và quan điểm khác lại cho rằng cần phải có các biện pháp kiểm soát vốn nghiêm ngặt hơn.
Tuy nhiên, đối với các nền kinh tế mới nổi, thì việc áp dụng các chính sách và các biện pháp kiểm soát, quản lý vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là FPI là hết sức quan trọng. Nhưng để có thể điều tiết được sự di chuyển của FPI thì việc áp dụng các chính sách và biện pháp kiểm soát vốn giữa các nước này cũng rất khác nhau và hiệu quả của nó cũng rất khác nhau. Cụ thể là việc điều tiết sự di chuyển của dòng vốn FPI ở một số nước như: Malaysia, Trung Quốc rất thành công, trong khi đó, Thái Lan lại bị thất bại khi sử dụng các công cụ này. Cụ thể:
(i ) Những chính sách đƣợc các nƣớc này áp dụng: