Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 67)

8 Indochina Capital Indochina Land

2.3.2- Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những mặt được, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế vĩ mô nếu không có biện pháp quản lý, kiểm soát kịp thời. Tuy nhiên, trên thực tế, có một số bất cập trong việc quản lý vốn FPI như hiện nay:

Thứ nhất, vấn đề về số liệu thống kê. Hiện tại, không có một số liệu thống kê chính thức về luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Những khó khăn trong việc quản lý nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài xuất phát từ thực tế có ít nhất 3 cơ quan ngang bộ có nhiệm vụ liên quan đến luồng vốn này và có đến hàng chục văn bản pháp luật liên quan đến quản lý vốn đầu tư gián tiếp, trong đó gồm Luật Đầu tư,, Luật Chứng khoán, các quy định về Quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước, Luật Tổ chức tín dụng. Hiện tại, Bộ Tài chính phối hợp với UBCKNN đã ra dự thảo Quy chế hướng dẫn hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK. Đó cũng chính là lý do mà chưa có con số công bố chính xác

và nhất quán về vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Số liệu đưa ra của NHNN khác với số liệu đưa ra của Bộ Tài chính và cũng khác số liệu của UBCKNN. Nếu không có được con số chính thức và chính xác thì có thể tiến hành công tác quản lý giám sát cũng như thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Thứ hai, không có sự ràng buộc bào về việc chuyển tiền vào cũng nhƣ chuyển tiền ra của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài kể cả về số lƣợng và thời hạn.

Theo những văn bản chính sách quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước, khi chuyển tiền vào, nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng được phép theo quy định và nhà đầu tư nước ngoài có ngoại tệ phải bán cho ngân hàng được phép để lấy đồng Việt Nam tham gia góp vốn mua cổ phần. Mọi giao dịch chuyển tiền để thực hiện góp vốn mua bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi tức được chia, mua ngoại tệ tại các ngân hàng được phép để chuyển ra nước ngoài và các giao dịch khác liên quan đến hoạt động góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản này.

Sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế theo quy định thì các nhà đầu tư nước ngoài được mua ngoại tệ tại ngân hàng được phép để chuyển ra nước ngoài. Tuy nhiên, số lượng tiền chuyển vào/ra không có quy định gì, các nhà đầu tw nước ngoài được tự do trong việc chuyển vốn vào/ra lãnh thổ Việt Nam.

Thứ ba, công tác dự báo về vốn đầu tƣ nƣớc ngoài yếu.

Bên cạnh số liệu thống kê vốn FPI không thống nhất thì công tác dự báo về luồng vốn cũng yếu kém.

Sau một năm là thành viên của WTO, vốn FPI đổ vào Việt Nam nhanh và nhiều, thậm chí vượt quá khả năng hấp thụ của nền kinh tế, tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế vĩ mô như ảnh hưởng đến lạm phát và tỷ giá hối đoái. Khi lượng vốn FPI đổ vào nhiều trong thời gian ngắn gây sức ép lên đồng tiền Việt Nam, tạo ra hiệu ứng là tổng phương tiện thanh toán tăng lên thông qua việc ngân hàng mua ngoại tệ vào. Việc này một mặt làm tăng áp lực lạm phát, mặt khác làm tăng chi phí, gây ảnh hưởng triệt tiêu của luồng vốn vào.

Thứ tƣ, Chính sách kinh tế vĩ mô kết hợp không đồng bộ gây nên những bất ổn cho nên kinh tế vĩ mô. Chỉ cần một tác động nhẹ của thị trường khi các thông tin vĩ mô không thuận lợi sẽ làm cho các nhà ĐTNN rút vốn khỏi thị trường. Điều này ảnh hưởng đến việc thu hút cũng như quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.

Thứ năm, những khó khăn trong quản lý xuất phát từ hệ thống chính sách pháp luật chƣa hoàn thiện hiện nay.

Một là, chính sách đầu tư nước ngoài hiện vẫn còn sự độc quyền, bảo hộ và sự can thiệp khá sâu của Nhà nước trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh như: ngành ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, viễn thông...

Hai là, chính sách cổ phần hóa đối với các DNNN đang tiến hành rất chậm chạp. Điều này cũng cản trở khả năng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời cũng hạn chế cơ hội đầu tư của các quỹ đầu tư nước ngoài, vốn luôn phải chịu sức ép về tính hiệu quả cao trong đầu tư từ các nhà đầu tư đã giao vốn cho quỹ, làm cho các quỹ này không có nhiều cơ hội để sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả như mong muốn.

Theo kế hoạch phát triển TTCK của Việt Nam dự kiến đến năm 2010, tổng giá trị niêm yết đạt 160.000 tỷ đồng, tăng hơn 70 lần so với quy mô hiện tại. Như vậy trong 5 năm tới, Việt Nam cần phải đưa lên sàn số lượng CTNY có tổng vốn trên 137.000 tỷ đồng. Với bình quân một CTNY có vốn cổ phẩn 50 tỷ đồng thì Việt Nam cần phải lên sàn thêm khoảng 2.746 CTNY nữa. Nếu tốc độ niêm yết chậm chạp thì phải mất thời gian rất lâu mới đạt mục tiêu đó.

Để có hàng hóa niêm yết trên sàn, phải đẩy nhanh tốc độ CPH các doanh nghiệp. Đến nay, mặc dù đã CPH được trên dưới 3.000 doanh nghiệp nhưng đó chỉ là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tốc độ CPH những doanh nghiệp lớn vẫn còn rất chậm.

Ngoài ra, Nhà nước vẫn còn nắm giữ tỷ lệ lớn ở các doanh nghiệp cổ phần không thuộc những ngành nhạy cảm, chỉ mới từ bỏ quyền nắm cổ phần chi phối ở những công ty có quy mô nhỏ và lợi nhuận thấp.

Các DNNN CPH, nhất là những công ty mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối, vẫn còn hoạt động ì ạch và ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Các doanh nghiệp tư nhân do vấn đề về môi trường kinh doanh nên rất ngại minh bạch hóa các báo cáo tài chính. Đó là những cản ngại rất lớn trong việc thu hút nguồn vốn FPI.

Khác với đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp nước ngoài vẫn còn rất mới ở Việt Nam. Nguồn vốn này đã tăng mạnh trong hai năm gần đây nhưng vẫn thực sự vẫn còn nhỏ và ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển.

Ba là, Việt Nam vẫn chưa có được một hệ thống chính sách rõ ràng, minh bạch đối với hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài. Hiện nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có được một hệ thống chính sách quy định rõ ràng trong khi

đó, luồng vốn đầu tư gián tiếp FPI chỉ được coi là nguồn phụ để bổ trợ cho các dự án FPI. Các quy định hiện hành còn ở mức thấp về hiệu lực pháp lý, còn nhiều hạn chế về lĩnh vực cũng như quy mô đầu tư, chưa tạo ra được sự an tâm của nhà đầu tư nước ngoài.

Bốn là, các quy định về công ty cổ phần, phần hóa doanh nghiệp Nhà nước hiện chủ yếu nhằm vào giao dịch giữa công ty , tổ chức Việt Nam, người Việt Nam, chưa quan tâm đầy đủ tới các chủ thể đầu tư gián tiếp nước ngoài.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 67)