Sử dụng các biện pháp điều tiết và giám sát thận trọng đối với các thể chế tài chính trong nƣớc

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 37)

b/ sự phát triển của các thể chế tài chính trong nước (đặc biệt là TTCK)

1.2.3.2- Sử dụng các biện pháp điều tiết và giám sát thận trọng đối với các thể chế tài chính trong nƣớc

thể chế tài chính trong nƣớc

Điều tiết và giám sát thận trọng đối với các thể chế tài chính trong nước dóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì một hệ thống tài chính phát triển vững mạnh. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế lan rộng khắp nơi đã buộc chính phủ các nước càng phải có những biện pháp điều tiết và giám sát thận trọng hơn nữa để đảm bảo sự sự ổn định của nền kinh tế. Vì chúng ta đều biết rằng, một khi thị trường đã được tự do hóa thì các biện pháp điều tiết và giám sát đối với các thể chế tài chính trong nước sẽ không thể duy trì được như trước mà sẽ phải chuyển từ kiểm soát trực tiếp sang kiểm soát gián tiếp. Mục đích của các biện pháp mới này là nhằm thúc đẩy hoạt động của thị trường tài chính và đảm bảo cân bằng giữa ổn định và linh hoạt.

Vậy thế nào được gọi là một hệ thống điều tiết và giám sát tốt.

Trước hết, một hệ thống được gọi là điều tiết và giám sát tốt phải là một hệ thống có thể làm tăng được lòng tin của giới đầu tư. Thứ hai, hệ thống này

phải có tác dụng giảm thiểu được rủi ro. Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản của hệ thống này:

- Những quy định về vốn tối thiểu, dự trữ và nợ xấu;

- Quy định cấp phép về sở hữu và chi nhánh;

- Những quy định về công khai hóa thông tin;

- Hướng dẫn về thôn tính và sáp nhập;

- Hệ thống cảnh báo sớm, giám sát và kiểm tra;

- Những quy định về cưỡng chế, trừng phạt đối với các công ty lẫn các cá nhân vị phạm các nguyên tắc điều tiết.

Ngoài những nguyên tắc cơ bản kể trên, đối với những công ty phát hành chứng khoán, các thể chế tài chính phi ngân hàng đang thực hiệ việc kinh doanh chứng khoán, như: Công ty chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, các ngân hàng đầu tư, các công ty tài chính, các quỹ tương hỗ và những tổ chức tài chính khác sẽ phải chịu hàng loạt các quy định khác, như:

- Quy định về đăng ký và vốn tối thiểu đối với các nhà phát hành;

- Quy định về đăng ký đối với các công ty sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán;

- Những quy định hạn chế việc kinh doanh dựa trên các thông tin nội bộ;

- Những nguyên tắc về tư vấn kinh doanh đối với các nhà kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp, các nhà môi giới và quỹ tương hỗ;

- Những quy định cụ thể khác như những quy định về kinh doanh tương lai và quyền chọn.

Bên cạnh đó, việc xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả sẽ càng trở nên cần thiết và quan trọng trong việc duy trì sự ổn định hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Ở hầu hết các nước đang phát triển, hệ thống luật pháp cơ sở cần thiết cho thị trường tài chính thường là yếu kém. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến cho giới đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, trong việc bảo vệ quyền lợi của họ và cũng đã khiến cho lòng tin của họ cũng như những mong muốn đầu tư của họ vào thị trường này cũng bị giảm đi. Đối với giới đầu tư nước ngoài, một khi thị trường còn tồn tại những tình trạng như: thông tin không cân xứng, thông tin không lành mạnh... sẽ khiến cho họ mất niềm tin vào thị trường.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán ở Việt Nam (Trang 37)