Thị trường xuất khẩu gạocủa Việt Nam

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 61)

Kể từ năm 1989, sau hơn 20 năm xuất khẩu gạo, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng rộng lớn. Năm 1989, chúng ta mới chỉ xuất khẩu sang một số ít nước nhập khẩu chính thì đến năm 2007, Việt Nam đã mở rộng thị trường ra trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Năm 1998 là năm có nhiều biến động trên thị trường thế giới do ảnh hưởng của hiện tượng ElNino và khủng hoảng tài chính, tiền tệ châu Á và đặc biệt là sự phá giá đồng Baht Thái Lan. Tuy nhiên, trong năm này kim ngạch xuất khẩu của Việt nam vẫn cao. Đây là năm đầu tiên Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu gạo trên 1 tỷ USD.

Sau năm 1999, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục mở rộng so với năm 1998, trong đó có thể kể đến các thị trường trước đây và trong năm 1998 không nhập khẩu hoặc nhập khẩu ít như: Ba Lan, các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ. Inđônêsia vẫn là thị trường xuất khẩu chủ yếu cho gạo Việt Nam với lượng gạo xuất khẩu vào thị

Gạo 2-10% tấm Gạo 15-25% tấm Gạo 25-50% tấm Gạo thơm Tấm Gạo tấm

trường đạt gần 1,15 triệu tấn trong năm 1999, chiếm 42,5% lượng gạo nhập khẩu của nước này, một trong những nước nhập khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Cũng trong năm này, Việt Nam xuất khẩu gạo vào Iran và Irắc khoảng 8,78% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó tổng lượng gạo xuất khẩu vào thị trường châu Phi chiếm 23,67%, giảm so với năm 1997, nhưng tăng so với năm 1998, đây là thị trường bổ sung cho thị trường châu Á vì giá xuất khẩu vào thị trường này không cao.

So với một số nước nhập khẩu gạo của Việt Nam nhiều so với năm 1998 gồm: Campuchia, Hà Lan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Lào, Mỹ, Nga, Pháp, Thụy Sỹ.

Năm 2000, 2001, cơ cấu thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn ổn định. Các thị trường lớn nhập khẩu vẫn là Philipin, Indonesia, Irắc, Malaysia và Hồng Kông, trong đó, thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất là Irắc, thị trường mới là Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong năm 2006, thị trường Philipin vẫn chiếm vị trí số 1 với mức tiêu thụ là 1,51 triệu tấn, chiếm 33% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, sau đó là Malaysia với 505 nghìn tấn, chiếm 11%, Cuba là 453 nghìn tần chiếm 8,2%; Indonesia là 340 nghìn tấn: Bờ biển Ngà là 213 nghìn tấn. Châu Á vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu gạo Việt nam với gần 1,43 triệu tấn, chiếm tới 76,7% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước. Trong đó, xuất khẩu sang Indonesia đạt 626 nghìn tấn, tăng gấp 7,3 lần so với cùng kỳ năm trước và chiếm 43,7% lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang châu lục này, tiếp đến là Philipin với 503 nghìn tấn, chiếm 35,1%.

Thị trường xuất khẩu gạo năm 2007 đã có sự thay đổi so với năm 2006 theo hướng tích cực. Bên cạnh việc mở rộng thêm một số thị trường mới thì khá nhiều thị trường khác đã đạt tốc độ tăng trưởng về kim ngạch khá cao so với năm trước, đặc biệt là những thị trường quen thuộc như Philipin, Cuba, Gana, Trung Quốc, trong đó dẫn đầu tiếp tục là thị trường Philipin với tổng lượng gạo xuất khẩu trong năm 2007 đạt 1,46 triệu tấn, trị giá 466 triệu USD,

giảm nhẹ 5% về lượng nhưng vẫn tăng 12% về kim ngạch so với năm 2006. Năm 2010 các doanh nghiệp nước ta đã thắng thầu ngoạn mục trên 1,4 triệu tấn gạo với giá rất cao của Philippin. Thế nhưng năm 2011 do có sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu nên lượng nhập khẩu gạocủa Philippin giảm mạnh chỉ còn bằng 38% về lượng, giá trị nhập khẩu chỉ bằng 29,5% so với cùng kỳ năm 2010. Hơn nữa, năm 2011 khối lượng xuất khẩu gạo những thàng đầu năm có xu hướng giảm hơn so với năm 2010 do các nước nhập khẩu gạo của Việt Nam có nguồn cung nội địa khá hơn nên giảm khối lượng nhập khẩu. Xuất khẩu sang Indonesia với khối lượng lớn nhất chiếm tỷ trọng 20,83% tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam, tăng 40 lần về lượng và 33 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2010. Hai thị trường tiếp theo là Cuba và Malaixia cũng tăng trưởng mạnh.Ngoài ra, xuất khẩu gạo Việt Nam tăng mạnh ở các thị trường như Bangladesh, Trung Quốc.

Nhìn tổng thể, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng mở rộng. Hiện nay, thị trường gạo của chúng ta đã mở rộng tới hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ ở tất cả các châu lục mặc dù sự cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu gạo cũng ngày càng lớn hơn. Thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam là châu Á, chiếm tỷ trọnghơn 60%, trong đó: thị trường ASEAN là thị trường nhập khẩu lớn nhất gạo Việt Nam, chiếm xấp xỉ 50%; tiếp đến là khu vực châu Phi, châu Mỹ, châu Âu. Các nước nhập khẩu gạo chính của Việt Nam là Inđônêxia, Philippin, Malaixia, Xingapo, Cuba, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Nam Phi…

Nhìn chung, cho đến nay thị trường gạo của Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể, không những về chiều rộng mà còn theo chiều sâu.

Bảng 2.4: Tỷ trọng xuất khẩu gạo Việt Nam sang các khu vực năm 2011

Các thị trường nhập khẩu

Khối lượng xuất khẩu (nghìn tấn) Tỷ lệ (%) Châu Á 4.608,566 66,64 Châu Phi 1.559,450 22,55 Trung Đông 60,874 0,88 Châu Mỹ 456,352 6,60 Châu Âu 174,760 2,53 Châu Úc 55,520 0,80 Tổng cộng 6.915,522 100,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam

Về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam có một số điểm đáng lưu ý sau:

Thứ nhất: So với các nước xuất khẩu gạo khác, có thể nói hướng tới thị trường tập trung là một đặc trưng quan trọng của thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Quyết định số 05/QĐ/HHLTVN ngày 26 tháng 3 năm 2008 đã ban hành quy chế hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung. Nghị định số 109/2010/NĐ - CP đã hệ thống hóa các quy định trước đây, trong đó nêu nội dung hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung là hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết theo thỏa thuận giữa cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ Việt Nam và chính phủ nước ngoài hoặc vùng lãnh thổ nước ngoài và các hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ.

Trong thể chế xuất khẩu gạo, thị trường tập trung có một vai trò quan trọng bởi thị trường này chiếm tỷ trọng lớn về tổng khối lượng xuất khẩu và với sự tham gia của hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu lớn.

Có thể nói việc định hình thể chế xuất khẩu gạo thông qua thị trường tập trung giúp cho nhà nước quản lý, điều tiết được hoạt động xuất khẩu gạo đảm bảo các mục tiêu đặt ra; là hợp đồng chính phủ nên độ an toàn trong thanh toán cao, thường là các hợp đồng xuất khẩu lớn. Tuy vậy, việc quá chú

trọng vào các thị trường tập trung cũng đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải quan tâm như:

- Việc tập trung vào các thị trường tập trung với việc đáp ứng nhu cầu gạo phẩm cấp thấp và đòi hỏi nông dân vẫn phải duy trì sản xuất giống lúa có phẩm cấp thấp đó.

- Thị trường tập trung có thể dẫn đến việc hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành.

- Nhiều hợp đồng thương mại mặc dù có khối lượng xuất khẩu nhỏ, nhưng giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường và thu được giá cao, nếu thiếu đi lực lượng thương mại này sẽ ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu gạo.

Các thị trường tập trung gồm có Philipines, Indonexia, Malaysia, Cuba, Singapore, Taiwan, Irag…

Bảng 2.5: Kết cấu của 10 thị trƣờng nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam

Đơn vị: Nghìn tấn, % Thị Trường 2009 2010 2011 Khối lượng (ngàn tấn) % Khối lượng (ngàn tấn) % Khối lượng (ngàn tấn) % Philippines 1.699,449 28,95 1.475,821 21,73 978,473 13,74 Indonesia 18,268 0,31 688,213 10,13 1.886,571 26,50 Malaysia 611,425 10,41 388,112 5,86 530,338 7,45 Cuba 449,950 7,66 420,470 6,19 430,150 6,04 Singapore 328,865 5,6 532,417 7,84 385,051 5,41 CoteDivoire 318,771 5,43 321,015 4,73 292,507 4,11 Senegan 268,548 4,57 170,285 2,51 405,609 5,70 Bangladesh 5,000 0,09 342,616 5,05 339,600 4,77 TaiWan 203,835 3,47 345,767 5,09 80,131 1,15 Irag 168,000 2,86 302,400 4,45 28,000 0,39 Khác 1.799,174 30,64 1.793,786 26,41 1.760,573 24,73

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Mười thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam chiếm đến gần 80% lượng gạo xuất khẩu, hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, 10

thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Thái Lan chỉ chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo. Như vậy, xuất khẩu gạo Việt Nam thể hiện định hướng nhằm đến sự ổn định bạn hàng lớn, trong khi đó Thái Lan lại đa dạng hóa với rất nhiều thị trường. Các thị trường tập trung như Philippines hay Bangladesh chủ yếu nhập khẩu gạo 25% tấm, Indonesia nhập khẩu gạo 15% tấm, Malaysia nhập khẩu gạo 5% tấm, trong khi lượng gạo thơm gần như rất ít đi vào các thị trường này.

Những năm gần đây, các hợp đồng xuất khẩu gạo có xu hướng tập trung chủ yếu vào một số doanh nghiệp lớn thuộc Tổng công ty lương thực thực hiện. Mười doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu chiếm đến trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Sự ưu tiên cho các doanh nghiệp lớn thuộc các tổng công ty sẽ hạn chế sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hạn chế sự cạnh tranh trong nội bộ ngành.

Sự tập trung vào các thị trường cũng có thể là nguyên nhân chính làm cho chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam không có sự đổi mới và mức giá đạt được thấp hơn nhiều so với Thái Lan.

Thứ hai: Điểm đáng lưu ý tiếp theo là, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2012 đã có sự chuyển dịch đáng kể. Có 28 thị trường nhập khẩu gạo với khối lượng tương đối lớn của Việt Nam, trong đó có 15 thị trường nhập khẩu trên 20.000 tấn, 9 thị trường đạt trên 100.000 tấn: Trung Quốc (lục địa): 1.569 ngàn tấn (gấp 5,2 lần về lượng và 4,4 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước), Philippines 881 ngàn tấn, Malaysia 509 ngàn tấn, Bờ Biển Ngà 371 ngàn tấn, Indonesia 323 ngàn tấn, Gana 214 ngàn tấn, Senegan 178 ngàn tấn, Singapore 177 ngàn tấn, Hồng Kông 129 ngàn tấn

Thứ ba: Trung Quốc đã vượt lên trở thành nước nhập khẩu gạo với khối lượng lớn nhất của Việt Nam

Thực tế là bấy lâu nay, thị trường Trung Quốc luôn bị nhìn nhận là không quan trọng đối với các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam. Cách nhìn này chỉ bắt đầu thay đổi kể từ giữa năm 2010, khi Trung Quốc tăng nhập khẩu gạo

của Việt Nam, trong tháng 5 đạt 22 ngàn tấn. Đến tháng 4 năm 2011, nhập khẩu từ Trung Quốc lên hơn 80 ngàn tấn. Tính chung 5 tháng đầu năm 2011, Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu gạo đứng thứ 5 của Việt Nam.

Như vậy, sự nổi lên về nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc đã và đang làm thay đổi kết cấu thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam. Thay vì lo ngại thái quá và tự đẩy mình vào thế cạnh tranh bị động, các doanh nghiệp Việt Nam nên chủ động tìm hiểu kỹ càng thị trường Trung quốc, coi đây là một thị trường tiềm năng lâu dài của doanh nghiệp mình, xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường này một cách bài bản. Ở tầm vĩ mô, vai trò của nhà nước trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp và hình thành các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp để tìm hiểu và thâm nhập thị trường Trung Quốc, đang ngày càng là vấn đề cấp thiết.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)