Bảo vệ môi trường sinh thái ngành sản xuất lúa

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 111)

Bảo vệ môi trường sinh thái nhằm bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đa dạng sinh học, chống thoái hóa và xói mòn đất, giảm hiệu ứng nhà kính từ sản xuất nông nghiệp. Trong nhiều năm, các chất thải từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, bệnh viện… đã gây ô nhiễm môi trường sinh thái ngành trồng lúa. Hàng triệu ha rừng bị chặt phá gây xói mòn, lũ lụt, hạn hán, gây thiệt hại cho sản xuất lúa, các dãy rừng ngập mặn bị triệt phá khiến các đồng lúa nhiễm mặn. Việc sử dụng hàng triệu tấn phương tiện hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh không đúng phương pháp làm cho đất lúa bị thoái hóa, đa dạng sinh học bị hủy diệt gây mất cân bằng sinh thái tự nhiên. Vì vây, cần phải xử lý triệt để vấn đề chất thải, ngăn chặn nạn phá rừng, đẩy mạnh việc trồng lại rừng, hướng dẫn sử dụng đúng các loại hóa chất, áp dụng các chế độ canh tác thân thiện với môi trường sinh thái; chủ động tham gia hạn chế các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, có ảnh hưởng đến ngành trồng lúa gạo Việt Nam.

KẾT LUẬN

Sản xuất lúa gạo đã có từ lâu đời và là một nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam mới chính thức tham gia thị trường gạo thế giới trong thời kỳ đổi mới với tư cách là một quốc gia cường quốc xuất khẩu gạo.

Thị trường gạo thế giới luôn biến động do sự tác động đa chiều giữa cung cầu, cạnh tranh và giá cả.

Việc nghiên cứu về mặt lý luận đặc điểm đặc trưng của thị trường gạo thế giới, những nhân tố tác động đến thị trường gạo sẽ tạo cơ sở lý luận cho hoạt động xuất khẩu gạo có hiệu quả. Nghiên cứu để có cái nhìn tổng quan về thị trường gạo cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia thành công trong xuất khẩu gạo tạo căn cứ thực tiễn để Việt Nam tiến nhanh vào thị trường này. Xuất phát từ cách đặt vấn đề như vây, luận văn đã cố gắng hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn những cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động xuất khẩu gạo. Từ năm 1989 đến nay, đặc biệt là trong giai đoạn 2001 đến 2011 cho thấy, cùng với quá trình đổi mới, Việt Nam đã tận dụng, phát huy tiềm năng và lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, đã đạt được những thành tựu to lớn trong xuất khẩu gạo. Xuất khẩu gạo đã trở thành yếu tố quan trọng của ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động xuất khẩu gạo còn thấp, xuất khẩu gạo của Việt Nam còn thiếu bền vững ở tất cả các khía cạnh của khái niệm này.

Để nâng cao hiệu quả của xuất khẩu gạo trong bối cảnh mới của thế giới và của Việt Nam, cần đổi mới quan điểm về xuất khẩu gạo và thực hiện đồng bộ tổng thể các giải pháp liên quan đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo. Các giải pháp được đưa ra trong luận văn nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới là: Xây dựng chiến lược kinh doanh; hoàn thiện cơ chế và chính sách; đổi mới cơ cấu sản xuất lúa gạo theo

hướng tạo sản phẩm chất lượng cao; phát triển mạnh công nghiệp chế biến và bảo quản; xúc tiến mạnh xây dựng thương hiệu cho gạo; mở rộng thị trường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; hoàn thiện và tăng cường liên kết 4 nhà; bảo vệ môi trường sinh thái ngành sản xuất lúa.

Để các giải pháp phát huy tác dụng đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ và khoa học giữa các chính sách, giữa nhà nước với nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Phạm Văn Bích (2007), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Chính Phủ (14/11/2010), Nghị định số 109/2010/NĐ-CP, Hà Nội. 4. Chính Phủ (11/5/2012), Nghị định số 42/2012/NĐ - CP, Hà Nội.

5. Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên (1996), Nửa thế kỷ phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 1945 - 1955, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Vũ Cương (2005), Chính sách đất đai cho tăng trưởng và xóa đói giảm

nghèo, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Phan Huy Đường (2011), “Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị toàn cầu của hàng nông sản Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, (6/182)

10. “Kinh tế 2010 - 2011 Việt Nam và Thế giới”, Thời báo kinh tế Việt Nam. 11. Ngô Thị Tuyết Mai (2011), Phát triển bền vững hàng nông sản xuất

khẩu của Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Phan Sỹ Mẫn (2010), “Chính sách và giải pháp đối với sản xuất gạo của hộ nông dân”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (79386)

13. Lê Quang Phi (2007), Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Lê Du Phong (2011), “Coi giải quyết vấn đề tam nông là một trong những vấn đề then chốt của chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2020”, Tạp chí Kinh tế và phát triển.

15. Chu Tiến Quang (6/2011), “Nông nghiệp Việt Nam sau bốn năm thực hiện cam kết WTO”, Tạp chí cộng sản, (824).

16. Đặng Kim Sơn (2012), Tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam theo ướng giá trị gia tăng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Nguyễn Ngọc Thanh, Phùng Quang Trung (6/2007), “Thực trạng năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (349).

18. Nguyễn Đức Thành (2011), Nền kinh tế trước ngã ba đường, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Nguyễn Đức Thành (2012), Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Lê Đình Thắng (1998), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Lê Đình Thắng (2006), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

22. Đoàn Thị Thủy (2011), Chính sách hỗ trợ nông nghiệp Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám thống kê 2010, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

24. Nguyễn Trần Trọng (3/2009), “Để Việt Nam giữ vững vị trí nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (3/370).

25. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế thuộc bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Triển vọng thị trường lúa gạo Việt Nam năm 2011, những đóng góp trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc tế, Hà Nội.

26. Nguyễn Từ (2010), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. w.w.w.agroviet.gov.vn

28. w.w.w.Ipsard.gov.vn

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)