Sau hơn 20 năm liên tiếp xuất khẩu gạo trên quy mô lớn, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới (chỉ sau Thái Lan) với mức đóng góp bình quân 4,5 triệu tấn/năm cho thị trường gạo thế giới.
Bảng 2.2 : Sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu gạoViệt Nam qua các năm 1989-2011
Năm Khối lượng gạo xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu Triệu tấn So với năm
trước (%)
Triệu USD Tăng giảm so với năm trước (%) 1989 1,425 290,000 1990 1,624 13.96 310,403 7.04 1991 1,033 -36.39 243,491 -21.56 1992 1,946 88.38 418,400 71.83 1993 1,722 -11.51 360,900 -13.74 1994 1,983 15.16 449,500 24.55 1995 1,988 0.25 546,800 21.65 1996 3,003 51.06 868,270 58.79 1997 3.575 19.05 899,025 3.54 1998 3,730 4.34 1.024,752 13.98 1999 4,508 20.86 1.035,090 1.01 2000 3,476 -22,89 667,349 -35,53 2001 3,729 7,28 624,710 -6,39 2002 3,240 -13,11 725,535 16,14 2003 3,890 20,06 719,969 -0,77 2004 4,060 4,37 950,000 31,95 2005 5,188 27,78 1,399 47,26 2006 4,800 -7,48 1,300 -7.08 2007 4,500 -6,25 1,490 14,62 2008 4,742 5,4 2,894 94,23 2009 5,817 22,67 2,595 -10,33 2010 6,828 17,38 3,247 25,13 2011 7,200 5,45 3,700 13,95 10 tháng đầu năm 2012 6,5 2.870,000
Từ năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới. Trước đó, tuy là một nước Nông Nghiệp nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thêm gạo và các loại lương thực khác, thậm chí có năm cao nhất Việt Nam phải nhập tới 2 triệu tấn lương thực, chủ yếu là gạo.
Năm 1989 là một năm cột mốc hết sức quan trọng đánh dấu Việt Nam bắt đầu trở thành một nước xuất khẩu gạo. Lần đầu tiên trong một thời gian dài thiếu và phải nhập thêm lương thực, Việt Nam đã xuất 1.425 triệu tấn gạo, thu về 290 triệu USD, đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo (sau Thái Lan và Mỹ).
Từ bảng số liệu trên cho ta thấy sản lượng gạo xuất khẩu giữa 2 năm 1989 và 1990 đã có sự gia tăng đáng kể, tăng từ 1,425 tấn lên 1,624 tấn. Tuy nhiên, đến năm 1991, sản lượng gạo xuất khẩu lại giảm xuống còn 1,033 tấn (giảm 21.56% so với năm 1990) khi chúng ta bắt đầu hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Nguyên nhân là do chúng ta chưa chuẩn bị kỹ lưỡng cho các điều kiện hội nhập toàn cầu, cộng thêm sức ép cạnh tranh gay gắt bên ngoài, nhất là từ phía Trung Quốc, một trong những nước có sản lượng gạo cao nhất thế giới.
Sau thời điểm khó khăn đó, sản lượng gạo của Việt Nam tăng liên tiếp, đạt 1,988 tấn năm 1995. Sản lượng xuất khẩu tăng chủ yếu vào thị trường Châu Âu do trong năm này, chúng ta đã ký hiệp định khung hợp tác về thương mại, đầu tư phát triển với cộng đồng Châu Âu (EC).
Chỉ bốn năm sau, năm 1999 là một năm xuất khẩu gạo của Việt Nam thực sự thành công với lượng gạo xuất khẩu đạt 4.508 triệu tấn và thu về 1,035 tỷ USD. Với kết quả đó, Việt Nam vững vàng ở vị trí thứ 2 trong các quốc gia có lượng gạo xuất khẩu lớn nhất, vượt qua cả Mỹ và Ấn Độ. Thị trường xuất khẩu gạo cũng được mở rộng tới hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ,trong đó có cả những thị trường khó tính như ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản.
Tính từ năm 1989 đến năm 2000, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tăng 220,4% về số lượng và 249% về kim ngạch. Lượng gạo xuất khẩu tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng trung bình là 11.85%/năm, bình quân xuất khẩu đạt 2.5 triệu tấn/ năm và đem lại cho đất nước khoảng 529 triệu USD/năm.
Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu được 3.7 triệu tấn giá trị trên 600 triệu USD. Tuy mức tăng chỉ là 7% so với năm 2000 nhưng đây cũng là một năm thành công do đã hoàn thành được chỉ tiêu do Chính phủ đề ra là tiêu thụ hết thóc hàng hoá và ngăn chặn đà suy giảm giá thóc gạo trong nước. Từ cuối năm 2001, khi Hiệp định Thương Mại Việt - Mỹ có hiệu lực, sản lượng xuất khẩu gạo không ngừng tăng lên, đặc biệt là gạo xuất khẩu vào các thị trường thuộc vùng Châu Mỹ. Tính đến hết năm 2005, tổng sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước đã đạt được 50,12 triệu tấn, thu về 11,51 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 13,55% về sản lượng và 14,55% về kim ngạch. Trong đó, tốc độ tăng trưởng cao nhất về sản lượng thuộc về các năm 1992 với 88,38%, năm 1996 với 51,06%, năm 1999 với 20,86%, năm 2004 với 31,95% và năm 2005 với 47,26%. Bước đột phá của hoạt động xuất khẩu gạo là năm 1996 với hơn 3 triệu tấn và kim ngạch 868 triệu USD (tăng 51,06% về sản lượng và 58,79% về kim ngạch so với năm 1995, tăng 107% về sản lượng và 128% về kim ngạch so với năm đầu tiên chúng ta xuất khẩu gạo - 1989).
Bước sang năm 2006, hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta có dấu hiệu chững lại so với cùng kỳ các năm trước. Tính cả năm 2006, sản lượng gạo xuất khẩu chỉ đạt 4,8 triệu tấn với kim ngạch 1,3 tỷ USD, giảm 7,48% về sản lượng và 7,08 về kim ngạch so với năm 2005. Nguyên nhân của tình trạng này là do dịch rầy nâu và vàng lùn xoắn lá hoành hành mạnh. Trước tình hình cấp bách đó, Chính phủ đã công bố lệnh ngừng ký kết các hợp đồng xuất khẩu gạo để ổn định tình hình an ninh lương thực trong nước. Cũng trong cuối năm này, Việt Nam trở thành một thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), điều này vừa tạo cho Việt Nam thêm nhiều cơ hội mới nhưng cũng đặt ra không ít thách thức mới mà chúng ta phải có sự chuẩn bị kỹ càng hơn.
Bước sang năm 2007, Việt Nam đã đạt được mục tiêu xuất khẩu gạo đề ra cho cả năm là xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, tổng giá trị gần 1,5 tỷ USD, không những thế, giá gạo của nước ta cũng tăng lên một bậc so với năm 2006, mức bình quân đạt 295 USD/tấn.
Giá gạo của Việt Nam cũng tăng lên mức cao mới vào đầu năm 2008 khi các nhà xuất khẩu được phép nối lại hoạt động xuất nhập khẩu trong hoàn cảnh chi phí tăng lên và nguồn cung được dự báo là không dư giả. Tháng 2/2008, Việt Nam mới chính thức xoá bỏ lệnh cấm ký hợp đồng xuất khẩu khi có nguồn cung gạo mới từ vụ thu hoạch lúa đông xuân. Năm 2008 sản lượng gạo xuất khẩu tăng so với năm 2007 (tăng 5,4%) và kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh (tăng 94,23%). Trong 3 năm liên tiếp (năm 2009, 2010, 2011) lúa gạo Việt Nam liên tục bứt phá để phá vỡ những kỷ lục của chính mình. Năm 2009 sản lượng gạo xuất khẩu đạt 5,817 triệu tấn, lượng gạo Việt Nam lần đầu tiên vượt qua ngưỡng tỷ lệ 20% trong “rổ gạo xuất khẩu” của thế giới. Tiếp theo, năm 2010, gạo xuất khẩu Việt Nam chiếm đến 21,4% tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới với 6,828 triệu tấn. Còn năm 2011, tuy chỉ tăng 472.000 tấn so với năm 2010, nhưng Việt Nam vẫn chiếm 20,7% “rổ gạo xuất khẩu” của thế giới. bên cạnh việc tăng sản lượng thì kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm này cũng tăng cao so với những năm trước.Việc tăng sản lượng và kim ngạch trong 3 năm trên là do:
- Những năm này do thời tiết thuận lợi nên được mùa, sản lượng tăng cao. Bên cạnh đó cơ chế, chính sách đối với sản xuất và xuất khẩu gạo ngày càng hợp lý tạo điều kiện cho người nông dân cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thuận lợi trong sản xuất và xuất khẩu.
- Do giá gạo thế giới tăng cao, đặc biệt là năm 2008 giá gạo tăng cao do khủng hoảng về lương thực toàn cầu nên giá gạo của chúng ta cũng tăng theo. Bên cạnh đó doanh nghiệp nước ta còn thắng thầu ngoạn mục trên 1,4 triệu tấn gạo bán cho Philippin với giá rất cao (633USD/tấn năm 2010).
Với mức tăng trưởng mạnh mẽ cả về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu gạo trong thời gian qua đặc biệt là trong những năm gần đây, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên, cũng cần
nhìn nhận thực tế là mặc dù xuất khẩu gạo của Việt Nam gần như liên tục tăng trong những năm qua, nhưng kim ngạch lại biến động hết sức thất thường do yếu tố giá trên thị trường thế giới và chất lượng gạo của Việt Nam. Xuất khẩu gạo tăng về lượng, nhưng giá trị lại không tăng hoặc tăng ở tốc độ không tương xứng. Vậy để giá trị gạo xuất khẩu tăng tương xứng với sản lượng gạo xuất khẩu thì Việt Nam cần quan tâm đến chất lượng gạo xuất khẩu và cần xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam.
Bảng 2.3: Khối lƣợng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam theo tháng năm 2011
Năm 2011 Khối lượng xuất khẩu ( 1000 tấn)
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 1000 tấn Tăng giảm so với
tháng trước %
Triệu USD
Tăng giảm so với tháng trước % Tháng 1 416 210 Tháng 2 615 48 295 40 Tháng 3 752 22 348 18 Tháng 4 661 -12 307 -12 Tháng 5 704 7 327 7 Tháng 6 643 -9 301 -8 Tháng 7 707 9 340 13 Tháng 8 698 -1 338 -0,6 Tháng 9 560 -19 292 -14 Tháng 10 442 -21 243 -17 Tháng 11 416 -6 244 0,4 Tháng 12 377 -9 219 -10
Nguồn: Báo cáo thường niên ngành lúa gạo năm 2011 của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.
Trong năm 2011 khối lượng gạo xuất khẩu giữa các tháng tăng giảm liên tục, khối lượng xuất khẩu cao nhất là tháng 3 đạt 752 nghìn tấn (tăng 22% so với tháng trước) với kim ngạch xuất khẩu là 348 triệu USD (tăng 18%
so với tháng trước). Nhưng cũng ở tháng này, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng sản lượng xuất khẩu.