Hình thức xuất khẩu và phương thức thanh toán

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 73)

* Hình thức xuất khẩu:

Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, chương trình xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu là hàng đổi hàng và trả nợ. Thời gian sau đó chúng ta đã sử dụng phương thức xuất khẩu trực tiếp và qua trung gian. Đối với những thị trường dễ tính như Châu Phi thì Việt Nam thực hiện phương thức xuất khẩu trực tiếp, vì đối với những thị trường này yêu cầu về

chất lượng sản phẩm không cao chúng ta có thể dễ dàng đáp ứng. Với thị trường này chúng ta không mất thêm chi phí cho khâu trung gian. Nhưng giá cả không cao và việc thanh toán khó khăn.

Còn đối với những thị trường như Mỹ, Nhật Bản thì họ lại yêu cầu sản phẩm với chất lượng cao. Vì vậy để đáp ứng những nhu cầu này Việt Nam phải sử dụng qua trung gian. Tìm một đối tác tiềm năng được nhiều người biết đến để xuất khẩu sang và từ đó xuất khẩu đi. Hoặc là chúng ta phải xuất khẩu sang một nước khác để nước này chế biến và xuất khẩu đi. Như vậy, chúng ta sẽ bị thua thiệt rất nhiều. Không những về giá cả mà cả về thương hiệu.

Ví dụ: gạo Nàng Hương của Việt Nam được xuất khẩu qua trung gian Thái Lan và Thái Lan đã đăng ký thương hiệu gạo Nàng Hương để xuất khẩu sang Mỹ.

Nhìn chung, việc xuất khẩu sang các thị trường tập trung đều được thực hiện theo hình thức xuất khẩu trực tiếp. Với các thị trường còn lại thì hình thức xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu qua trung gian thông qua một số tập đoàn kinh doanh nông sản lớn có trụ sở tại Mỹ và Châu Âu. Với các ưu thế về vốn, mạng lưới kinh doanh toàn cầu, nắm bắt thông tin và khả năng dự báo tốt, các tập đoàn này đã hưởng phần lớn mức lợi nhuận trong chuỗi giá trị lúa gạo ở khâu cầu nối giữa các nhà xuất khẩu gạo của Việt Nam với các nước nhập khẩu gạo.

* Phương thức thanh toán:

Hiện nay trong phạm vi quy định của nhà nước, phương thức kinh doanh và thanh toán được vận dụng linh hoạt ở tầm doanh nghiệp, đảm bảo nguyên tắc thu hồi vốn có hiệu quả. Các doanh nghiệp tham gia vào thị trường gạo thế giới muốn làm ăn có lãi và tránh thua thiệt thì cần có phương thức kinh doanh và thanh toán linh hoạt đa dạng.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay trên thị trường gạo quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đã luôn linh hoạt

trong phương thức thanh toán để chiếm được nhiều thị trường khác nhau. Ví dụ như ở thị trường Châu Phi, hiện nay khối lượng gạo Việt Nam được tiêu thụ nhiều hơn lượng gạo Thái Lan đó là do Việt Nam đã xác định rằng, thị trường này tuy nhập khẩu nhiều gạo nhưng lại có khả năng thanh toán kém, do đó Việt Nam đã áp dụng phương thức trả chậm, phương thức trả sau và phương thức tuần hoàn cho thị trường này, nhờ vậy mà gạo Việt Nam có ưu thế hơn gạo Thái Lan. Hay với thị trường Irac, ngoài các hợp đồng mua bán gạo thông thường Việt Nam còn xuất khẩu gạo sang nước này theo chương trình “đổi dầu lấy lương thực”, qua đó Việt Nam không chỉ bán được gạo mà còn giữ vững và mở rộng hơn thị trường này.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)