Phát triển mạnh công nghiệp chế biến và bảo quản

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 105)

Công nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước phát triển nhất định; số lượng các cơ sở chế biến đã tăng lên đáng kể và chất lượng cũng từng bước được nâng cao;một số nhà máy đã trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại, nhờ đó sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu tăng lên đáng kể, trong đó một số sản phẩm đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới. Tuy vậy, trước yêu cầu của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế nói chung, yêu cầu về chất lượng gạo xuất khẩu nói riêng thì sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Hầu hết các cơ sở chế biến nông sản hiện nay đều có quy mô nhỏ, phân tán, phát triển tự phát, sử dụng trang thiết bị, công nghệ lạc hậu.

Gạo Việt Nam là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhưng theo đánh giá của viện cơ điện Nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, Việt Nam phải mất 15 - 20 năm nữa thì công nghiệp chế biến mới đạt trình độ như Thái Lan hiện nay. Như vậy, công nghiệp chế biến của nước ta còn thiếu và lạc hậu so với thế giới và các nước trong khu vực.

Vai trò của công nghiệp chế biến đối với việc bảo quản giá trị sử dụng và gia tăng giá trị hàng hóa là rất lớn. Nhiều công trình cho thấy, nếu sử dụng công nghệ hiện đại để chế biến nông sản thì tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch chỉ khoảng 0.1 - 0.2% sản lượng còn nếu sử dụng công nghệ lạc hậu thì tỷ lệ đó sẽ là 1 - 2%. Ở Việt Nam hiện nay, tác động của công nghiệp chế biến sau thu hoạch đến xuất khẩu còn mờ nhạt, do đó tỷ lệ gạo bị hao hụt cao, chất lượng không đồng đều, giá cả thấp. Ở Thái Lan các khâu trước và sau thu hoạch triển khai rất đồng bộ và hiện đại thì ở Việt Nam thóc thì được phơi trên sàn đất, bê tông, trên đường nhựa dẫn đến tỷ lệ sạn cát vượt quá mức cho phép, độ rạn, gẫy rất cao (30 - 40%). 80% lượng thóc Việt Nam được chế biến tại các cơ sở nhỏ không được trang bị đồng bộ về phơi sấy và kho chứa. Với

tình hình đó, các doanh nghiệp nước ngoài đã chiếm được thành tựu về giá trị gia tăng còn Việt Nam chỉ đạt được thành tích là tăng sản lượng xuất khẩu.

Phát triển công nghiệp chế biến không chỉ tạo ra giá trị gia tăng cao mà nó còn là điều kiện quan trọng để hạt gạo Việt Nam vượt qua được rào cản kỹ thuật của các nước.

Yêu cầu của đổi mới công nghiệp chế biến hiện nay là trang bị lại và trang bị mới hệ thống dây chuyền đồng bộ, hiện đại, để tạo ra những sản phẩm đa dạng về chủng loại mẫu mã, kiểu dáng với giá thành thấp, đủ sức cạnh tranh trên thi trường thế giới bao gồm từ khâu phơi sấy, phân loại, bảo quản, sơ chế, chế biến, bảo trì và đóng gói. Đương nhiên, Việt Nam cũng cần phải chú ý đúng mức đến cả các yếu tố trước thu hoạch như giống, phân bón, cách thức chăm sóc, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật… bởi các khâu này có vai trò quyết định khá lớn đối với các khâu khác.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)