0
Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Nhânvật chính

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU THỂ LOẠI FANTASY (Trang 39 -39 )

II. Nhânvật fantasy

1. Nhânvật chính

1.1. Đặc điểm của nhân vật chính trong fantasy

1.1.1. Do fantasy là thể loại văn học phục vụ đối tượng chủ yếu là thanh thiếu nhi, nên các nhân vật chính trong fantasy thường là thiếu nhi hoặc các cậu bé, cô bé đang bước vào tuổi trưởng thành.

1.1.2. Các nhân vật chính thường là những thiếu nhi có xuất thân bình thường, ngoại hình bình thường, thậm chí là những người yếu đuối, số phận không may mắn. Đó là Dorothy (Phù thủy xứ Oz – Frank Baum) mồ côi cha mẹ, ở với chú thím, Bastian Balthasar Bux (Chuyện dài bất tận – Michael Ende) mồ côi mẹ, béo ị, chân vòng kiềng, vụng về ngốc nghếch, Sophie Hatter (Lâu đài

bay của pháp sư Howl – Diana Wynne Jones) mồ côi cả cha và mẹ, Harry Potter

mồ côi cha mẹ, gầy gò, đeo kính, ở nhờ nhà dì dượng trong sự ghẻ lạnh hắt hủi...Kiểu nhân vật mồ côi, yếu ớt, nhỏ bé này đã xuất hiện rất nhiều trong fairy tale. Trong fairy tale, chúng là những nhân vật chức năng, có nhiệm vụ đề cao đạo lí làm người, triết lí tình thương, khao khát hạnh phúc của nhân dân. Do đó, những nhân vật fairy tale có thể được xếp chung vào một kiểu nhân vật với một công thức nhất định, như kiểu nhân vật người mồ côi, người em út, nàng Lọ Lem....Trong khi đó, các tác giả fantasy chọn những người yếu đuối, bé nhỏ làm nhân vật chính để phản ánh bản chất sự tồn tại của con người thời hiện đại. Mỗi nhân vật là một ẩn dụ về con người trong xã hội hiện đại - mong manh, nhỏ bé, cô đơn, yếu đuối...Vì thế cần bảo vệ con người bằng những câu chuyện fantasy thần tiên, tiếp thêm cho họ niềm tin vào bản thể. Hơn nữa, những nhân vật thiếu nhi nhỏ bé, yếu đuối, bình thường này giúp cho các độc giả nhỏ tuổi có cảm giác gần gũi, được hóa thân, có thêm niềm tin vào chính mình.

dấu ấn của các thể loại truyền thống cổ xưa như truyện cổ tích hay sử thi, phản ánh ước mơ và khao khát về hạnh phúc và tự do của cộng đồng; họ vừa khúc xạ hiện thực, là bản sao của con người hiện đại, qua đó fantasy phản ánh những mong ước nhân bản, nhân văn ẩn giấu trong mỗi người.

1.2. Phẩm chất của các nhân vật chính trong fantasy

1.2.1. Khi tham gia vào cốt truyện fantasy, các nhân vật chính liên tục bộc lộ các phẩm chất tốt đẹp. Có những phẩm chất kế thừa từ các anh hùng trong truyền thuyết, sử thi: lòng dũng cảm, tinh thần nghĩa hiệp, ý thức cộng đồng, sự tự nguyện hi sinh, sự kiên trì bền bỉ, trí khôn ngoan tỉnh táo....Những phẩm chất này góp phần biến nhân vật fantasy thành các anh hùng, là tấm gương sáng cho các độc giả nhỏ tuổi noi theo. Điều đó thể hiện tính giáo dục của fantasy.

1.2.2. Bên cạnh việc kế thừa quá khứ, các nhà văn fantasy đề cao hai phẩm chất hiện đại, giúp phân biệt các anh hùng fantasy với các anh hùng sử thi, khiến cho các anh hùng fantasy gần gũi với con người thời đại mới. Đó là phẩm chất “Đấu tranh với chính mình” và “Tin ở chính mình”. Hai phẩm chất này tưởng như mâu thuẫn nhưng lại hòa nhập vào nhau, góp phần hoàn thiện nhân cách con người, đặc biệt là con người của thời hiện đại.

Đấu tranh với chính mình thể hiện sự tự ý thức, tinh thần tự vấn cao độ, mà chỉ những người có tư duy lí tính phát triển mới có. Các anh hùng trong sử thi, truyền thuyết hoàn toàn không phải băn khoăn đấu tranh với chính mình, vì họ đã tiêu diệt bản thể để hòa nhập vào lí tưởng chung của cộng đồng. Đấu tranh với chính mình là đấu tranh để chống lại phần xấu xa, đen tối, những dục vọng thấp hèn luôn tiềm ẩn trong bản thân, như tham vọng hư danh, sự kiêu ngạo, ích kỉ, sự nông nổi bồng bột...Trong Pháp sư xứ hải địa (Ursula K Le Guin), phần xấu xa đó được cụ thể hóa trong con quái vật bóng đen tội lỗi mà Ged đã thả ra khi tự xé toạc tâm hồn mình. Sau đó, nó truy đuổi, bám sát để thâm nhập, chế ngự Ged. Ged sẽ bị con quái vật bóng đen truy đuổi mãi mãi cho đến khi chàng nhận ra chân lí, để chế ngự bóng đen tội lỗi, phải “săn đuổi lại kẻ đang săn đuổi”

khó khăn nhất. Chân lí mà tác giả rút ra là, không thể tiêu diệt được phần bóng tối trong mỗi con người - vì nó thuộc về bản thể, nhưng có thể dùng phần ánh sáng trong chính tâm hồn để chế ngự nó, không cho nó trỗi dậy. Những anh hùng fantasy không phải là những vĩ nhân, họ từng mắc sai lầm và đầy khiếm khuyết, nhưng họ luôn tự đấu tranh để giữ được sự trong sánh lương thiện của tâm hồn, đó mới là chiến thắng vẻ vang nhất, là bài học nhân văn sâu sắc.

Văn học hiện đại tập trung phản ánh con người trong sự cô đơn, tha hóa, nghịch dị, biến dạng...để làm nổi bật bản chất của con người hiện đại là sự cô đơn, sự mất lòng tin ở chính mình. Nhưng là một thể loại đậm chất lãng mạn, tôn vinh và tin tưởng vào con người, fantasy luôn đề cao việc các nhân vật tin ở

chính mình. Đó là niềm tin vào bản thân, đề cao bản thể. Dù được trợ giúp bởi

phép màu và các nhân vật phù trợ, đồng hành tài ba sáng suốt, nhưng các nhân vật chính trong fantasy được sắp đặt để trong những hoàn cảnh cao trào, họ tự quyết định lấy số phận của mình, hành động bằng sức mạnh của chính mình. Ở phần bảy, Harry Potter và bảo bối tử thần (J.K.Rowling), Harry Potter là người cuối cùng và duy nhất có thể đối mặt trực tiếp với Voldemort trong trận tử chiến lẫy lừng. Để đề cao bản ngã, các tác giả fantasy rất đề cao kí ức và tên của nhân vật. Giá trị của cái tên được nói nhiều trong Pháp sư xứ hải địa, Mê cung xứ hải

địa (Ursula K Le Guin), giá trị của kí ức được nói đến trong Chuyện dài bất tận

(Michael Ende) và Harry Potter (J.K.Rowling)...Người không có tên hay không có kí ức là những người không có bản thể, không tin ở chính mình.

1.2.3. Trong quá trình tham gia vào cốt truyện fantasy, nhân vật có thể phạm sai lầm hay thất bại, nhưng không bao giờ họ đột nhiên biến đổi tâm tính, sa chân vào tội lỗi để rồi phải dằn vặt, ăn năn, hối hận. Các nhân vật luôn tự bổ sung và hoàn chỉnh tính cách theo hướng ngày càng tích cực, hoàn thiện, trưởng thành hơn, và đây là trục phát triển tính cách duy nhất. Pháp sư Ged từng tự phụ kiêu ngạo, phạm sai lầm nghiêm trọng khi thả ra con quái vật bóng đen. Nhưng trên suốt cuộc hành trình của mình, chàng chưa bao giờ đầu hàng hay thỏa hiệp với cái ác: chàng không bị phu nhân Serret mua chuộc, không tự biến mình thành nô lệ của viên đá Terrenon [7]...

2.1. Trong fairy tale, các nhân vật phù trợ thường là các bà tiên, những ông bụt, các vị thần...Nhóm nhân vật này có chức năng thỏa mãn những mong ước, những thiếu thốn về vật chất, cung cấp cho nhân vật chính những phương tiện để chinh phục thử thách, đạt được vinh quang. Do đó, họ chỉ xuất hiện khi nhân vật chính nảy sinh các nhu cầu cần được đáp ứng. Sau khi hoàn thành xong chức năng của mình, họ biến mất và không tham gia vào các hoạt động tiếp theo của nhân vật chính. Mối quan hệ giữa nhân vật phù trợ và nhân vật chính là quan hệ trao – nhận, nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu, ngoài ra không có sự ràng buộc nào khác.

2.2. Các nhân vật phù trợ trong fantasy có những đặc trưng rất khác biệt với nhân vật phù trợ trong fairy tale.

2.2.1. Về hình thức, các nhân vật phù trợ fantasy thường có diện mạo của những cụ già râu tóc bạc phơ, như cụ Dumbledore (Harry Potter), tổng pháp sư Nemmerle (Pháp sư xứ Hải địa).... Đó là hình ảnh của những bô lão thời Hi Lạp La Mã, của những nhà tiên tri, các học giả, những nhà thông thái. Họ đại diện cho trí tuệ, kinh nghiệm và những quyền năng cổ xưa. Ngoài ra, nhân vật phù trợ trong Biên niên sử Narnia là sư tử Aslan – “Hùng mạnh, tối cao, là biểu tượng của thái dương sáng cực kì, vua của muôn loài....Nó chính là hiện thân của Quyền lực, của Hiền Minh, của Chân Lí” [30;834].

2.2.2. Nhiệm vụ đầu tiên của người phù trợ là trao cho nhân vật chính phương tiện để thực hiện các sứ mệnh: thầy Ogion trao cho Ged cây quyền trượng pháp sư [7], thầy Dumbledore trao cho Harry Potter tấm áo khoác tàng hình, thanh gươm Grirffindoor, hòn đá phù thủy [17]... Đồng thời, người phù trợ trong nhiều trường hợp cũng là người chỉ cho nhân vật sứ mệnh, nhiệm vụ mà họ phải thực hiện. Do đó, dường như các nhân vật phù trợ là những người biết

trước, thấu suốt mọi sự, họ là những nhà tiên tri. Thầy Dumbledore biết trước về

lời tiên tri số phận của Harry Potter, thầy Ogion cũng tiên tri Ged sẽ “trở thành một pháp sư vĩ đại nhất xứ Gont, nếu gió thổi đúng chiều” [7;72]...Điều đó gây

vào cuộc phiêu lưu, bởi vì trẻ luôn cần có người lớn biết tuốt ở bên để trấn an, dẫn dắt.

2.2.3. Chức năng giáo dục của thể loại fantasy cộng với việc thế giới fantasy mô phỏng lại cơ cấu thế giới hiện thực khiến cho rất nhiều các nhân vật phù trợ tồn tại dưới dạng các thầy cô giáo, đây là một đặc trưng mới mẻ của nhân vật phù trợ trong fantasy. Trong Harry Potter, đó là giáo sư Dumbledore, giáo sư McGongall, giáo sư Lupin, giáo sư Hagrid....và tất cả giáo sư ở học viện pháp thuật Hogwarts. Trong Pháp sư xứ Hải địa, đó là thầy Ogion, tổng pháp sư Nemmerle, chín vị thầy ở học viện pháp thuật đảo Roke. Trong Bí ẩn các vì sao ( Erik L’Homme), đó là thầy Qadehar...Nhiệm vụ của các thầy cô giáo là bảo vệ, uốn nắn nhân cách, đưa ra những lời khuyên đúng đắn, là chỗ dựa tinh thần cho các anh hùng nhỏ tuổi. Vì thế, những nhân vật phù trợ kiểu này xuất hiện xuyên suốt tác phẩm, nhưng không can thiệp vào các quyết định cuối cùng của nhân vật chính, đảm bảo phẩm chất “tin ở chính mình” cho các nhân vật chính.

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU THỂ LOẠI FANTASY (Trang 39 -39 )

×