III. Thể loại fantasy nhìn từ phương Đông
1. Trung Quốc
1.1. Mầm mống cái fantasy trong nền văn học truyền thống Trung Quốc
1.1.1. Mầm mống cái fantasy trong văn học dân gian
Nền văn học dân gian Trung Quốc có một kho tiên thoại khổng lồ mang những nét đẹp thần diệu, lộng lẫy khiến ta liên tưởng đến vẻ đẹp của cái fantasy. Thế giới thần tiên trong tiên thoại Trung Quốc tráng lệ và huyền bí, trong thế
luôn thuộc về chính nghĩa...Truyền kì về tam thái tử Na Tra là một truyện thần tiên mang đậm màu sắc fantasy: sự ra đời thần diệu, cuộc giao tranh của Na Tra với Thạch Cơ để bảo vệ hòa bình và công lí. Tiên thoại Trung Quốc có những đặc trưng của cái fantasy vì nó là sản phẩm của cả cộng đồng, phản ánh ước mơ về tự do, hạnh phúc và công lí của toàn thể nhân dân Trung Quốc. Bản thân nhiều tiên thoại Trung Quốc cũng được tích hợp lại trong một số bộ tiểu thuyết chương hồi, chẳng hạn như Phong thần diễn nghĩa...
1.1.2. Mầm mống cái fantasy trong văn học viết
Là một trong những cái nôi văn hóa cổ xưa và vĩ đại nhất thế giới, nền văn minh Trung Hoa ẩn chứa những nét huyền bí phương Đông cuốn hút cả nhân loại. Bởi thế, cái mộng ảo luôn in đậm trong văn học Trung Hoa. Nó bắt nguồn từ tư tưởng coi đời như mộng của Đạo giáo và thuyết sắc không của Phật giáo. Đào hoa nguyên kí của Đào Tiềm dẫn con người vào cõi mộng, vào chốn thần tiên rũ sạch bụi trần. Hai tiểu thuyết truyền kì thời Trung Đường là Chẩm
trung kí (Thẩm Ký Tế) và Nam Kha thái thú kí (Lý Công Tá) tiêu biểu cho
những thể nghiệm mộng ảo, phát biểu quan niệm về sự ngắn ngủi của đời người, sự hư ảo của phú quí danh vọng. Đời nhà Thanh, vở kịch Đào hoa phiến của Thang Hiển Tổ và tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần “đã thể hiện hết sức tiêu biểu và sâu sắc cảm nhận đời người như mộng bằng hình tượng nghệ thuật” [23].
Nhưng cái mộng ảo của văn học Trung Hoa khác xa cái fantasy về bản chất. Cái fantasy hòa với cái lãng mạn, đưa con người hướng tới một thế giới thần tiên nơi họ được tự do, được bay bổng với trí tưởng tượng, thế giới fantasy là thế giới của niềm tin, hi vọng và niềm vui. Trong khi đó, “Sự thể nghiệm mộng ảo của văn nhân cổ đại Trung Quốc có hai đặc trưng: Một là hiện thực cuộc sống làm các văn nhân thất vọng hoặc tuyệt vọng mới sinh ra thể nghiệm mộng ảo. Sự thể nghiệm đầy màu sắc bi kịch này chính là sự phủ định hiện thực cuộc sống, dù sao nó cũng vẫn thuộc tư tưởng bi kịch. Hai là, sự thể nghiệm
gia cổ đại Trung Quốc, đồng thời cũng mở đường cho ý thức tiêu cực” [23]. Khi bước vào thế giới mộng ảo của những Đào nguyên, Hồng lâu mộng, Giấc mộng
Nam Kha...người đọc nếm trải nỗi buồn nhiều hơn niềm vui, sự thất vọng hoài
nghi hơn là niềm hi vọng, không có cảm giác được giải thoát mà chỉ có cảm giác về sự hư vô, nhỏ bé, vô nghĩa của đời người. Như vậy, cái mộng ảo trong văn học Trung Hoa gần với cái kì ảo. Tuy nhiên, cái kì ảo trong quan niệm của phương Đông thiên về tư duy cảm tính, linh cảm, trực giác hay các yếu tố tâm linh. “Kì ảo” phương Đông bao gồm cả cái kì (cái khác thường) và cái ảo (cái không thực), nó tách rời thực tại khá xa. Trong khi đó, cái kì ảo của phương Tây thiên về tư duy lí tính, là logic tưởng tượng ở cấp độ cao, nó hàm chứa tất cả các nét nghĩa kì lạ, thần diệu, kinh dị...và có mối quan hệ chặt chẽ với hiện thực
Với quan niệm như vậy về cái kì ảo, có lẽ văn học trung đại Trung Quốc đã có những tác phẩm mang màu sắc fantasy của riêng mình. Tây du kí (Ngô Thừa Ân), Phong thần diễn nghĩa (Hứa Trọng Lâm) và các truyện phong thần khác thể hiện khá rõ yếu tố fantasy trong cốt truyện, nhân vật, không gian.... Những tác phẩm này nhận được sự mến mộ của độc giả, thậm chí Tây du kí đã được xếp vào hàng kinh điển (tứ đại danh tác). Tuy nhiên liệu những mầm mống này của fantasy có lớn mạnh thành một thể loại riêng trong văn học hiện đại hay nó có những biến thái khác?