0
Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Thể loại fantasy qua những chặng đường phát triển 1 Quan niệm cũ về vị trí của thể loại fantasy

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU THỂ LOẠI FANTASY (Trang 60 -60 )

II. Sinh mệnh của thể loại fantasy trong thời hiện đạ

3. Thể loại fantasy qua những chặng đường phát triển 1 Quan niệm cũ về vị trí của thể loại fantasy

3.1. Quan niệm cũ về vị trí của thể loại fantasy

Trước đây trong giới nghiên cứu phê bình tồn tại hai quan niệm chính về vị trí, giá trị của fantasy.

3.1.1. Quan niệm thứ nhất cho rằng fantasy là thể loại văn học thiếu nhi, dành riêng cho đối tượng độc giả là thiếu nhi...Quan niệm này đã khu biệt thể loại fantasy với các thể loại khác, giới hạn về đối tượng độc giả của fantasy, khiến cho fantasy phát triển trong một nhánh riêng – nhánh văn học thiếu nhi – và tách biệt với sự phát triển đầy biến động của văn học thế giới thế kỉ XX. Sự thực là, tuy đối tượng độc giả chính của fantasy là thiếu nhi nhưng giá trị của fantasy không dừng lại ở một thể loại văn học thiếu nhi thuần túy.

Fantasy có một đời sống riêng phong phú. Nó có sự tiến hóa về thi pháp, cấu trúc, nguyên tắc nghệ thuật. Bằng chứng là các cuốn tiểu thuyết fantasy ngày càng đồ sộ về dung lượng, phức tạp về kết cấu, vận dụng kĩ thuật tiểu thuyết hiện đại. Nội dung của fantasy không chỉ dừng lại ở những bài học đạo đức cho trẻ em, nó còn hướng tới những giá trị nhân sinh, nhân bản lớn lao hơn, mang tầm

nhân loại. Không chỉ trẻ em, mà đông đảo độc giả thuộc nhiều lứa tuổi đều say mê fantasy. Thực tế đó cho thấy fantasy là thể loại của cả cộng đồng.

3.1.2. Quan điểm thứ hai coi fantasy như một thể loại văn học thuộc đẳng cấp thứ hai, không có giá trị nghệ thuật đích thực, được sáng tác với mục đích thuần giải trí, việc fantasy thu hút đông đảo độc giả chỉ là hệ quả tất yếu mà tính giải trí của thể loại này mang lại. Harold Bloom trong “Towards a Theory of Fantasy” đã nhận định “Fantasy là một thể loại văn học phụ, điều đó không có nghĩa là tôi coi thường nó, đúng hơn là tôi muốn nhấn mạnh công thức này: trong thể loại fantasy, tác phẩm nào hay đều thuộc tiểu thuyết romance (phiêu lưu), cũng như trong văn vần, bất cứ cái gì có chất lượng đều qui về thơ” [85]. Ý kiến của Harold Bloom nằm trong nhóm những nhận định cho rằng fantasy nghèo nàn về đổi mới thi pháp, không có đóng góp nghệ thuật lâu bền.

Tuy nhiên, dù ra đời cách đây cả trăm năm, những tác phẩm fantasy kinh điển như Cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ sở thần tiên, Peter Pan...vẫn là những kiệt tác văn học. Sinh mệnh của chúng không chỉ do độc giả ban cho mà chúng có sức sống tự thân, có giá trị nghệ thuật đích thực. Việc nhận định fantasy là thể loại văn học thuộc đẳng cấp thứ hai đã được lịch sử văn học sửa sai và bản thân các tác giả fantasy sau này phủ nhận bằng sự lao động nghệ thuật nghiêm túc và những nỗ lực sáng tạo không ngừng.

3.2. Vị trí mới của fantasy trong văn học hiện đại

3.2.1. Giai đoạn đầu thế kỉ XX là giai đoạn chuyển giao giữa hai thế kỉ văn học. Những khuynh hướng chủ đạo trong nền văn học thế kỉ XIX như chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực...đi vào thoái trào nhưng không bị diệt vong mà thâm nhập, hóa thân, trở thành nền tảng cho các thể loại khác. Đồng thời các khuynh hướng mới, các trào lưu văn học ra đời, có tuổi thọ không dài, thường xuyên phủ định lẫn nhau. Do đó, các tác phẩm fantasy thời kì này cũng tồn tại ở dạng “tìm đường” với sự phân chia thành một số tiểu loại nhỏ. Các tác giả H. Rider Haggard, Rudyard Kipling, Edgar Rice Burroughs, Abraham Merritt... đã thiết lập nên the “lost world" sub-genre (tiểu loại có motif đi tìm thế giới đã mất), đây là dạng phổ biến nhất của fantasy vào đầu thế kỉ XX. Cùng ra đời

Wonderful Wizard of Oz...đã thực sự trở thành những tác phẩm kinh điển. Cái

fantasy trong những tác phẩm này đã bắt đầu đậm nét, tách khỏi hiện thực nhân loại lúc bấy giờ đang manh nha bước vào khủng hoảng. Không ngạc nhiên khi cả

Peter Pan của J. M. Barrie và Biến dạng hay Vụ án của F.Kafka đều được lịch

sử văn học thế giới đánh giá cao. Đó là hai cách nhìn khác nhau về cùng một thế giới, một cái nhìn trong sáng tươi tắn từ đôi mắt trẻ thơ, mang con người thanh thản thoát ra khỏi thực tại để đến với ước mơ, còn một cái nhìn cũng kì ảo như mơ, nhưng đó là giấc mơ ám ảnh bởi cảm giác bi đát, hoài nghi và sợ hãi. Ngay từ đầu thế kỉ XX, trong bề bộn những đổi mới, vượt hạn của nền văn học thế giới, văn học fantasy đã có vị trí riêng với nhãn quan riêng, triết lý riêng mà đến nay vẫn còn có giá trị.

3.2.2. Khoảng thời gian giữa thế kỉ diễn ra nhiều biến động, không chỉ trong lịch sử, xã hội mà trong cả văn học. Văn học nổ tung trong hàng loạt các trào lưu, trường phái, chủ nghĩa...Trong thời điểm đó, fantasy vẫn đạt những thành tựu to lớn. Một số tác phẩm fantasy ra đời vào thời gian này đã được xếp vào hàng kiệt tác: Biên niên sử Narnia (1949- 1950, C.S. Lewis), Chúa của

chiếc nhẫn (được J. R. R. Tolkien viết từ 1937 đến 1949, trong suốt Chiến tranh

thế giới II). Trái ngược với sự biến động mạnh mẽ của các thể loại khác, fantasy vẫn phát triển dựa trên việc nâng cao cấu trúc truyền thống của thể loại, đặc biệt cái fantasy được khẳng định là đặc trưng tiêu biểu nhất của thể loại fantasy. Khi con người càng phải đối mặt với nhiều khủng hoảng tinh thần, càng bị dồn đuổi bởi nỗi lo âu sợ hãi, bất lực hoài nghi trước lịch sử và cuộc đời...thì cái fantasy càng chứng tỏ giá trị nhân văn của nó, càng được nhân loại tin tưởng, trân trọng, bám víu vào như một chỗ dựa tinh thần quí báu. Càng về cuối thế kỉ, fantasy càng phát triển nở rộ, trở thành một thể loại lớn của văn học thế giới thế kỉ XX.

3.2.3. Cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, thể loại fantasy phát triển thành một thể loại lớn. Nhiều tác phẩm fantasy trở thành hiện tượng văn học, thành các best seller, là những cơn sốt trên toàn cầu, xâm lấn vào các lĩnh vực nghệ thuật

văn hóa, xã hội. Những thập niên cuối của thế kỉ XX đầy rẫy những bất ổn về chính trị khiến con người luôn sợ hãi, bất an. Đồng thời sau khi mang tới những đỉnh cao của tiện ích, khoa học kĩ thuật quay lại khống chế con người, con người bị máy móc nô lệ, nạn thất nghiệp tràn lan. Những hiểm họa bệnh tật, đói nghèo, thiên tai đe dọa. Nền văn học bước sang thời kì hậu hiện đại với những cách tân táo bạo về hình thức nhưng chỉ càng khoét sâu chứ không xoa dịu được những tổn thương tâm hồn luôn thường trực trong mỗi người. Trong khi cuộc đời thì ngày càng “khó sống”, văn chương thì ngày càng “khó đọc”, độc giả tìm đến với cái fantasy để được giải thoát, thỏa mãn những khao khát tự do thầm kín.

3.3. Tiểu kết

Trong thế kỉ XX, fantasy đã trở thành một thể loại lớn gây ra nhiều hiện tượng văn học đáng chú ý. Một phần làm nên thành công của thể loại là nó “gặp thời”, đặc trưng của thể loại phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng được những nhu cầu của con người hiện đại. Nhưng sức sống lâu bền của fantasy cũng chứng tỏ nòng cốt thể loại có sự co giãn linh hoạt, vận động sáng tạo không ngừng để ngày càng lớn mạnh và có giá trị nghệ thuật cao hơn.

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU THỂ LOẠI FANTASY (Trang 60 -60 )

×