III. Thể loại fantasy nhìn từ phương Đông
1. Trung Quốc
2.2. Thể loại fantasy trong nền văn học Nhật Bản hiện đạ
Điều chúng tôi quan tâm là trong nền văn học hiện đại Nhật Bản, fantasy có hình thành như một thể loại hay không. Khác với Trung Quốc, Nhật Bản bãi bỏ chính sách bế quan tỏa cảng từ rất sớm (cuối thế kỉ XIX). Nền kinh tế Nhật Bản nhanh chóng phát triển theo hướng tư bản và đây chính là một nước
Nhật Bản còn phải gánh chịu di chứng chiến tranh kinh hoàng từ hai quả bom nguyên tử của Mĩ. Người Nhật Bản vừa chịu nỗi đau buồn bại trận, vừa phải nếm trải những khủng hoảng của nỗi lo âu thời đại. Trong khi đó văn học Nhật Bản từ lâu đã chịu ảnh hưởng của phong cách văn học phương Tây và đến nay vẫn chịu ảnh hưởng lớn của văn học phương Tây. Vì thế thể loại văn học kì ảo có cơ sở để hình thành và phát triển ở Nhật Bản. Sự thực là trong nền văn học Nhật Bản hiện đại, văn học kì ảo là một thể loại chủ lực với tên tuổi nhiều tác giả: Kawabata Yasunari, Natsume Soseki, Murakami Haruki...(). Theo quan sát của chúng tôi, thể loại fantasy đã xuất hiện (ở Nhật Bản, có một giải thưởng dành cho những tiểu thuyết fantasy Nhật Bản với tên tuổi các tác giả đoạt giải như Toshiro Kuwabara, Fuyumi Ono, Riku Onda, Ken'ichi Sakemi....) nhưng nó chưa phát triển trong văn học hiện đại Nhật Bản. Bằng chứng là, những tác phẩm thuần chất fantasy chưa tạo thành những cơn sốt, những hiện tượng như nhiều tác phẩm văn học kì ảo khác.
Fantasy có lẽ đã tồn tại một cách ký sinh với sức phát triển hết sức mạnh mẽ ở một thể loại cận văn học –manga. Manga Nhật Bản được xuất bản khắp thế giới, công nghệ manga ở Nhật Bản là một cỗ máy khổng lồ. Manga là một thể loại truyện tranh, cho phép trí tưởng tượng mặc sức tung hoành phóng túng, tự do. Đối tượng độc giả của manga rất đa dạng và những nội dung trong manga cũng phong phú phức tạp, phân chia thành các dòng riêng, trong đó có dòng manga viết về chủ đề giả tưởng, hoang đường, kì ảo. Những manga thuộc dòng này ngoài nội dung tuân theo kết cấu truyện fantasy thì rất chú trọng việc xây dựng bối cảnh, hình vẽ mĩ lệ trau chuốt, chúng hấp dẫn độc giả bởi những hình ảnh hoang đường mĩ lệ. Vậy là trong phạm vi manga, cái fantasy đã phát huy cao độ không phải thông qua trí tưởng tượng mà thông qua thị giác, hợp nhãn người xem. Những manga fantasy như Thủy thủ mặt trăng (Takeuchi Naoko), Nữ
hoàng Ai cập (Hosokawa Chieko), Bảy viên ngọc rồng (Akira Toriyama), Inuyasha (Takahashi Rumiko), Sakura (CLAMP)...đảm bảo được các yếu tố:
chuộng ở Việt Nam và trên thế giới.
3.Việt Nam